Bài này em cop về vì thấy hay:
Vấn đề không phải là Hà Nội không tìm được câu trả lời đúng, mà là đã đặt sai câu hỏi. Lẽ ra phải hỏi: "Làm thế nào để người dân ra đường an toàn?" Thì lại thành: "Làm sao để người dân không ra đường?"
Chính vì câu hỏi không đúng nên đương nhiên mọi câu trả đều chung 1 kết quả đáp án.
Tương tự, quét QR code để làm gì?
Trung Quốc sử dụng QR Code làm giấy thông hành hơn 1 năm trước. Nhưng Trung Quốc quét để xác định ai có QR Code an toàn về COVID (màu xanh) thì được di chuyển, còn ở Việt Nam thì quét QR code khắp nơi... cho vui, in QR code trên giấy đi đường chủ yếu để chốt kiểm soát nhìn, không cần biết người sở hữu có an toàn hay không.
100 người ra đường mà không an toàn có hại gấp 10 lần so với 1.000 người ra đường an toàn chứ?
Việc đi lại không gây ra dịch bệnh, việc đi lại thiếu an toàn mới làm lây lan COVID. Nhưng thay vì kiểm tra điều kiện an toàn của những người di chuyển, chúng ta kiểm tra giấy tờ- thứ không thể xác định được người cầm nó có an toàn hay không.
Ví dụ, người đã từng mắc COVID hay người được tiêm vắc xin 2 mũi là những đối tượng an toàn hơn, nên để họ di chuyển (với điều kiện phải 5K). Nhưng làm thế nào để xác định điều đó? Khi mà các ứng dụng thì phập phù, lúc được lúc không, và có cả rừng ứng dụng trên mobile, cơ quan chức năng không biết quét vào đâu để biết người này từng là F0, đã tiêm 2 mũi?
Thời đại 4.0 mà vẫn giấy tờ hoá, hành chính hoá những thứ lẽ ra chỉ cần 1 ứng dụng duy nhất như #TraceTogether của Singapore là đủ. Đất nước mình lạ quá phải không?
Vấn đề quan trọng nữa của việc hạn chế di chuyển là nhằm mục tiêu: Sàng lọc ca nhiễm, tăng cường tiêm vắc xin tạo miễn dịch cộng đồng.
Nhưng ở Hà Nội tốc độ tiêm vắc xin đang cài đặt chế độ "slow-motion". Đến nay HN mới tiêm được 2,2 triệu liều vắc xin. Đừng nguỵ biện rằng "Hà Nội nhường vắc xin cho TP. HCM nên thiếu". Hà Nội vẫn còn gần 1 triệu liều được Bộ Y tế cấp, cần tiêm nhanh. Không tăng tốc thì sao được phân bổ vắc xin tiếp? Không đẩy nhanh phủ vắc xin thì sau 21/9, việc tăng cường giãn cách sẽ đạt được mục tiêu gì?
Muốn sống chung với COVID thì phải tìm cách vận hành xã hội 1 cách an toàn, phải tạo điều kiện cho nó hoạt động tiếp.
Còn với thực tế người dân thay vì xác định "sống chung với COVID", cứ phải tìm cách "sống chung" với các chính sách thay đổi xoành xoạch thì e rằng, thật khó tỉnh táo đặt bất cứ câu hỏi hay câu trả lời đơn giản nào!