[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

fob

Xe đạp
Biển số
OF-566667
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
32
Động cơ
146,920 Mã lực
Tuổi
34
TP - Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã điều chỉnh thiết kế đường hầm tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền, trong đó đáng lưu ý là việc thay đổi độ dày tường vây, có nguy cơ gây mất ổn định các công trình lân cận.


Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1
Dày 2m giảm còn 1,5 m

Chiều 24/12, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết Thanh tra TPHCM vừa tiến hành thanh tra và có kết luận về thực hiện gói thầu CP1a (đoạn hầm ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) thuộc dự án tuyến metro số 1. Kết luận Thanh tra đã chỉ ra trong quá trình thực hiện gói thầu CP1a, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (ĐSĐT) đã có những sai sót và vi phạm rất nghiêm trọng, như chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế.

“Thành phố đã yêu cầu Sở GTVT có ý kiến. Ban Quản lý ĐSĐT đã chỉ đạo nhà thầu thay đổi thiết kế mà chưa có sự đồng ý của UBND TPHCM. Tường vây đường hầm thi công mỏng hơn so với thiết kế được duyệt. Lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT báo cáo với UBND TP việc thay đổi thiết kế làm lợi cho thành phố nhưng thực tế là không lợi vì chỉnh sửa lại tốn kém nhiều hơn. Thiết kế do tư vấn nước ngoài lập, các bộ ngành có ý kiến. Ban tự điều chỉnh vì cứ nghĩ thẩm quyền là của chủ đầu tư, mãi sau này UBND TPHCM mới biết”, nguồn tin cho hay.

Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý ĐSĐT xác nhận Thanh tra TPHCM đã có kết luận thanh tra về gói thầu CP1a và mới đây C.hủ t.ịch UBND TPHCM cũng đã kết luận. Ngày 20/12, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận chính thức về vụ việc này. Tuy nhiên, ông Quang không trả lời về những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu quan trọng này.

Tối cùng ngày, trả lời Tiền Phong, Phó giám đốc Sở GTVT Nguyễn Văn Tám xác nhận đường hầm metro số 1 từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố đã có sự thay đổi về thiết kế.

Cụ thể: Độ dày tường vây từ 2 m bị giảm xuống còn 1,5 m. Thay đổi này Thanh tra TPHCM đã kết luận và Sở GTVT đã có văn bản báo cáo UBND TPHCM. Ban Quản lý ĐSĐT đã làm không đúng trình tự thủ tục theo quy định.

Gói thầu số 1a do nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco4 thực hiện được khởi công vào ngày 17/11/2016, dự kiến thi công trong thời gian 48 tháng (hoàn thành cuối 2020).

Mất đoàn kết nội bộ?

Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý ĐSĐT đã làm đơn xin nghỉ việc ba lần vì “không hạp” với trưởng ban. Cuối tháng 11, trước khi ông Cương đi Mỹ, Trưởng ban Quản lý ĐSĐT Lê Nguyễn Minh Quang đã có văn bản yêu cầu ông Cương báo cáo lại toàn bộ công việc mà ông Cương được giao.

“Ông Cương có việc gia đình rất khó khăn ở bên Mỹ và xin nghỉ phép ra nước ngoài để giải quyết nhưng ông Quang không đồng ý, báo cáo cấp trên và UBND TPHCM không cho đi. Việc này không sai vì ông Cương là cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý, đi nước ngoài phải được UBND TPHCM cho phép. Do không đồng thuận nên có nói qua nói lại. UBND TPHCM không đồng ý nhưng ông Cương vẫn đi vì đã hai lần có đơn xin nghỉ. Riêng lần thứ ba là đơn phương xin nghỉ, nếu cấp trên không cho thì ông Cương cũng nghỉ. Nói chung sự việc này có rất nhiều nội tình bên trong”, nguồn tin cho hay.

Nguồn tin này nói ông Cương có học vị thạc sỹ và nhiều kinh nghiệm về quản lý dự án, am hiểu thực tiễn. Trong khi đó, cách quản lý dự án của Ban Quản lý ĐSĐT vừa qua cứng nhắc, gây bức xúc cho cả nhà tài trợ, nhà thầu, giữa các bộ ngành và cả các sở ban ngành với Ban Quản lý ĐSĐT.

Vừa qua, Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan bày tỏ quan ngại về tiến độ triển khai, cấp vốn cho dự án tuyến metro số 1. Trong thư, Đại sứ Kunio cho biết hiện số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn tại dự án đã lên đến hơn 100 triệu USD (tính đến ngày 16/11). Và, áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.


Ðội vốn hơn 200%

Theo báo cáo về vay vốn ODA của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KH&ÐT), dự án đường sắt đô thị TPHCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã bị đội vốn từ 17.388 tỷ đồng khi phê duyệt lần đầu vào năm 2007 lên hơn 47.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh vốn đầu tư là do tăng khối lượng xây dựng. Ngoài ra, Việt Nam chưa có các quy chuẩn, định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư chủ yếu dựa trên suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang xây dựng tại châu Á nên không đạt được độ chính xác tin cậy dẫn tới phải điều chỉnh. Dự án được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chiếm 88,4% tổng mức đầu tư với hơn 209,1 triệu yên, tương đương 41.833,6 tỷ đồng. Ðến nay, đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay với tổng số vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỷ đồng.

Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1


HUY THỊNH
https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ðuong-ham-tuyen-metro-so-1-tphcm-bi-rut-ruot-1360134.tpo
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực
Cái này báo viết theo hướng tiêu cực. Bản chất vấn đề là Nhầm (sai) ở "Thẩm quyền người phê duyệt" các thay đổi thiết kế. Thêm nữa là đối với các dự án EPC công nghệ cao thì việc thay đổi thiết kế trong quá trình thực hiện dự án là phổ biến.

Cái sai này mang tính chất "Sai về quản lý".
 

bantaitulai

Xe tăng
Biển số
OF-439324
Ngày cấp bằng
23/7/16
Số km
1,827
Động cơ
229,640 Mã lực
Tuổi
31
nghe giảm từ 2 m còn 1.5 m mà sợ vãi ra nhỉ
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
7,797
Động cơ
497,198 Mã lực
Thế cụ muốn nó làm đường hầm "đặc ruột" à? :))
Đùa chứ ko rút ruột thì chúng nó làm dự án làm gì? :D
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực
... Lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT báo cáo với UBND TP việc thay đổi thiết kế làm lợi cho thành phố nhưng thực tế là không lợi vì chỉnh sửa lại tốn kém nhiều hơn. ...
Về thay đổi thiết kế chỉ là chỉ là sai thủ tục thì đã rõ.
Tuy nhiên có cái đoạn này thì đọc không hiểu lắm. Không hiểu sao giảm kích thước lại bị tốn kém nhiều hơn?
 

Lên xe đi

Xe tải
Biển số
OF-532229
Ngày cấp bằng
14/9/17
Số km
336
Động cơ
172,860 Mã lực


Dày 2m giảm còn 1,5 m

Và, áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.
Em đang định statup dự án nuôi lươn. Nếu dự án này ngừng thi công thì họ có cho đấu thầu để nuôi lươn không nhỉ?
 

BadBoy79

Xe lăn
Biển số
OF-602792
Ngày cấp bằng
11/12/18
Số km
12,336
Động cơ
247,185 Mã lực
Em đẩy lên, mời Cụ bên dưới.
 

nghiasup

Xe tải
Biển số
OF-345646
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
212
Động cơ
236,451 Mã lực
Cái sai lớn nhất là hợp đồng EPC mà lại quản lý nhà nước kiểu dự án thiết kế kiểu ba bước, mà cái thiết kế ba bước đấy lại được ốp từ dự án nào đấy của một nước nào đấy từ cái thời mà mình còn chưa đẻ.
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Tường vây là vỏ hầm hả ? Mới nghe nói khái niệm này. Nếu ko phải post cái ảnh bên trong hầm làm gì
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
TP - Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã điều chỉnh thiết kế đường hầm tuyến đường sắt đô thị (metro) số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền, trong đó đáng lưu ý là việc thay đổi độ dày tường vây, có nguy cơ gây mất ổn định các công trình lân cận.


Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1
Dày 2m giảm còn 1,5 m

Chiều 24/12, nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết Thanh tra TPHCM vừa tiến hành thanh tra và có kết luận về thực hiện gói thầu CP1a (đoạn hầm ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố) thuộc dự án tuyến metro số 1. Kết luận Thanh tra đã chỉ ra trong quá trình thực hiện gói thầu CP1a, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (ĐSĐT) đã có những sai sót và vi phạm rất nghiêm trọng, như chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế kỹ thuật mà chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thiết kế.

“Thành phố đã yêu cầu Sở GTVT có ý kiến. Ban Quản lý ĐSĐT đã chỉ đạo nhà thầu thay đổi thiết kế mà chưa có sự đồng ý của UBND TPHCM. Tường vây đường hầm thi công mỏng hơn so với thiết kế được duyệt. Lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT báo cáo với UBND TP việc thay đổi thiết kế làm lợi cho thành phố nhưng thực tế là không lợi vì chỉnh sửa lại tốn kém nhiều hơn. Thiết kế do tư vấn nước ngoài lập, các bộ ngành có ý kiến. Ban tự điều chỉnh vì cứ nghĩ thẩm quyền là của chủ đầu tư, mãi sau này UBND TPHCM mới biết”, nguồn tin cho hay.

Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý ĐSĐT xác nhận Thanh tra TPHCM đã có kết luận thanh tra về gói thầu CP1a và mới đây C.hủ t.ịch UBND TPHCM cũng đã kết luận. Ngày 20/12, Kiểm toán Nhà nước đã có kết luận chính thức về vụ việc này. Tuy nhiên, ông Quang không trả lời về những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu quan trọng này.

Tối cùng ngày, trả lời Tiền Phong, Phó giám đốc Sở GTVT Nguyễn Văn Tám xác nhận đường hầm metro số 1 từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố đã có sự thay đổi về thiết kế.

Cụ thể: Độ dày tường vây từ 2 m bị giảm xuống còn 1,5 m. Thay đổi này Thanh tra TPHCM đã kết luận và Sở GTVT đã có văn bản báo cáo UBND TPHCM. Ban Quản lý ĐSĐT đã làm không đúng trình tự thủ tục theo quy định.

Gói thầu số 1a do nhà thầu Liên danh Sumitomo Mitsui - Cienco4 thực hiện được khởi công vào ngày 17/11/2016, dự kiến thi công trong thời gian 48 tháng (hoàn thành cuối 2020).

Mất đoàn kết nội bộ?

Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý ĐSĐT đã làm đơn xin nghỉ việc ba lần vì “không hạp” với trưởng ban. Cuối tháng 11, trước khi ông Cương đi Mỹ, Trưởng ban Quản lý ĐSĐT Lê Nguyễn Minh Quang đã có văn bản yêu cầu ông Cương báo cáo lại toàn bộ công việc mà ông Cương được giao.

“Ông Cương có việc gia đình rất khó khăn ở bên Mỹ và xin nghỉ phép ra nước ngoài để giải quyết nhưng ông Quang không đồng ý, báo cáo cấp trên và UBND TPHCM không cho đi. Việc này không sai vì ông Cương là cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý, đi nước ngoài phải được UBND TPHCM cho phép. Do không đồng thuận nên có nói qua nói lại. UBND TPHCM không đồng ý nhưng ông Cương vẫn đi vì đã hai lần có đơn xin nghỉ. Riêng lần thứ ba là đơn phương xin nghỉ, nếu cấp trên không cho thì ông Cương cũng nghỉ. Nói chung sự việc này có rất nhiều nội tình bên trong”, nguồn tin cho hay.

Nguồn tin này nói ông Cương có học vị thạc sỹ và nhiều kinh nghiệm về quản lý dự án, am hiểu thực tiễn. Trong khi đó, cách quản lý dự án của Ban Quản lý ĐSĐT vừa qua cứng nhắc, gây bức xúc cho cả nhà tài trợ, nhà thầu, giữa các bộ ngành và cả các sở ban ngành với Ban Quản lý ĐSĐT.

Vừa qua, Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio đã có thư gửi ********* Chính phủ, Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan bày tỏ quan ngại về tiến độ triển khai, cấp vốn cho dự án tuyến metro số 1. Trong thư, Đại sứ Kunio cho biết hiện số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn tại dự án đã lên đến hơn 100 triệu USD (tính đến ngày 16/11). Và, áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối tháng 12 mà các vấn đề này không được giải quyết, dự án sẽ buộc phải ngừng thi công.


Ðội vốn hơn 200%

Theo báo cáo về vay vốn ODA của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư (KH&ÐT), dự án đường sắt đô thị TPHCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã bị đội vốn từ 17.388 tỷ đồng khi phê duyệt lần đầu vào năm 2007 lên hơn 47.000 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh vốn đầu tư là do tăng khối lượng xây dựng. Ngoài ra, Việt Nam chưa có các quy chuẩn, định mức, đơn giá áp dụng cho đường sắt đô thị nên việc xác định tổng mức đầu tư chủ yếu dựa trên suất đầu tư của các công trình tương tự đã và đang xây dựng tại châu Á nên không đạt được độ chính xác tin cậy dẫn tới phải điều chỉnh. Dự án được triển khai bằng nguồn vốn vay ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), chiếm 88,4% tổng mức đầu tư với hơn 209,1 triệu yên, tương đương 41.833,6 tỷ đồng. Ðến nay, đại diện Chính phủ Việt Nam là Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay với tổng số vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỷ đồng.

Thi công tường vây và đường hầm tuyến Metro số 1


HUY THỊNH
https://www.tienphong.vn/xa-hoi/ðuong-ham-tuyen-metro-so-1-tphcm-bi-rut-ruot-1360134.tpo
Phóng viên viết con số chấm phẩy loạn cào cào. Dự án vay của Nhật 209,1 Tỷ Yên chứ có phải triệu yên đâu. Đội vốn "mới có 30.000 tỷ" và chưa biết bao giờ xong và thêm bao nhiêu tiền nữa trong khi đường sắt Cát Linh chỉ đội vốn 6000 tỷ thôi đã bị chửi sấp mặt.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Về thay đổi thiết kế chỉ là chỉ là sai thủ tục thì đã rõ.
Tuy nhiên có cái đoạn này thì đọc không hiểu lắm. Không hiểu sao giảm kích thước lại bị tốn kém nhiều hơn?
Tăng được diện tích rỗng thì phải tốn hơn chứ?
 

fob

Xe đạp
Biển số
OF-566667
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
32
Động cơ
146,920 Mã lực
Tuổi
34
Dự án metro Bến Thành: Kiểm toán kết luận hàng loạt sai phạm

(PL)- Kiểm toán Nhà nước kết luận hàng hàng loạt sai phạm về thẩm quyền phê duyệt, thay đổi vật tư, cách tính toán giá trị không chuẩn làm đội vốn hàng ngàn tỉ đồng ở dự án metro Bến Thành - Suối Tiên.


Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả về dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, TP.HCM chỉ ra nhiều sai phạm của dự án này.

UBND TP.HCM điều chỉnh dự án sai thẩm quyền

Theo Kiểm toán Nhà nước, UBND TP.HCM điều chỉnh dự án chưa tuân thủ trình tự thủ tục và chưa đúng thẩm quyền.

Cụ thể, dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư (TMĐT) là 47.325 tỉ đồng, với mức vốn trên đã trở thành dự án trọng điểm quốc gia (lớn hơn 35.000 tỉ đồng) theo quy định tại Nghị quyết 49/2010, dự án phải trình Quốc hội xem xét. Và theo quy định, thẩm quyền quyết định các dự án quan trọng quốc gia là Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khi chưa có báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và chưa rõ ràng về nguồn vốn (thư của JICA chỉ xác nhận việc sẽ tính đến việc bổ sung vốn, chưa xác nhận về cho vay).

Ngoài ra, quyết định phê duyệt TMĐT điều chỉnh không đúng giá trị lập. Cụ thể, giá trị TMĐT được lập với hai loại tiền, với mỗi loại tiền lại được tính toán trượt giá khác nhau (tiền đồng là 10,6%/năm, tiền yen là 2,4%/năm).

“Giá trị phê duyệt 236.626 triệu yen chỉ là giá trị tương đương tại thời điểm lập tháng 10-2009. Trường hợp phê duyệt chi bằng một loại tiền yen thì tất cả trượt giá phải được tính theo tiền yen và giá trị TMĐT điều chỉnh chi là 206.126 triệu yen (giảm 30.500 triệu yen)…” - báo cáo nêu rõ.

Đặc biệt, UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ hoàn thành năm 2017 sang hoàn thành năm 2019 là không tuân thủ trình tự và thẩm quyền. Bởi lẽ theo quy định của Nghị quyết 49/2010, với dự án quan trọng quốc gia, khi kéo dài thời gian thực hiện từ một năm trở lên, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.





Thi công đường hầm tại khu vực trước Nhà hát lớn TP.HCM trong dự án metro Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: HTD

Ông Hoàng Như Cương bị nhắc tên

Ông Hoàng Như Cương, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, người mới đây được phát hiện đi nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận, cũng được Kiểm toán Nhà nước nhắc tên.

Theo Kiểm toán Nhà nước, ông Hoàng Như Cương, Phó Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị, phê duyệt điều chỉnh dự án là trái thẩm quyền. Bởi ông chỉ là cấp phó, không có thẩm quyền điều chỉnh TMĐT và quy mô của dự án trọng điểm quốc gia.

Vì dự án thuộc công trình quan trọng quốc gia nên Sở KH&ĐT TP.HCM thực hiện thẩm định dự án để phê duyệt là không đúng thẩm quyền. Nội dung thẩm định không đảm bảo theo quy định, như không đánh giá TMĐT, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí trong TMĐT...

Kiểm toán Nhà nước khẳng định theo quy định đơn vị thẩm tra phải do người quyết định đầu tư thuê, Bộ GTVT có đề nghị nhưng UBND TP.HCM vẫn chỉ đạo đơn vị thẩm định sử dụng kết quả thẩm tra TMĐT của tư vấn CPG&SMRT (do JICA thuê) là không phù hợp quy định.

Trong tờ trình này, Sở KH&ĐT TP.HCM đã trích dẫn những chỉ đạo của chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là ông Lê Hoàng Quân. Theo đó, ông Quân đã giao và cho phép Sở KH&ĐT TP.HCM thẩm định việc tăng TMĐT đối với dự án này.

Không xác định khối lượng công việc

Chưa hết, TMĐT được lập theo phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở nhưng hồ sơ thiết kế cơ sở không thể hiện đầy đủ nội dung, hạng mục công trình còn thiếu, không đủ cơ sở cho việc lập TMĐT. Cụ thể, phần xử lý nền đất yếu, phần công việc làm đường tạm, hệ thống chống tạm, vách thi công; phần quan trắc và bảo vệ các công trình tiện ích. Đặc biệt, phần công việc khác được tư vấn xác định chỉ trong TMĐT mà không xác định được khối lượng công việc.

Dự án áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đường sắt đô thị châu Á - STRASYA vào thiết kế nhưng quá trình áp dụng không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của tiêu chuẩn như ray UIC 54 thay cho ray 50 kgN; tải trọng 16 tấn/trục thay cho 14 tấn/trục…

Việc điều chỉnh kiểu dáng dầm từ Super T sang dầm chữ U của đoạn tuyến đi trên cao làm tăng giá trị công trình lên 1.420 tỉ đồng, không đảm bảo tính kinh tế và chưa phù hợp nguyên tắc trong hoạt động xây dựng và các trường hợp được điều chỉnh.

Trong quá trình đề đơn xin điều chỉnh kiểu dáng dầm, Ban Quản lý đường sắt đô thị trình UBND TP với nội dụng không đầy đủ, không hợp lý về kỹ thuật…

Về TMĐT, Kiểm toán Nhà nước khẳng định do hồ sơ thiết kế cơ sở không thể hiện đầy đủ, nhiều hạng mục công trình còn có khoảng 60% giá trị, chưa đảm bảo cơ sở để xác định giá trị tính toán. Cụ thể, ngoại trừ khối lượng bê tông, thiết bị…, các khối lượng còn lại không đủ các bản vẽ cần thiết để xác định khối lượng. Bên cạnh đó, các thiết bị vật tư nhập từ Nhật Bản chưa đảm bảo căn cứ pháp lý.

Ngoài ra, việc áp dụng định mức của Nhật Bản chưa có trong hệ thống định mức hiện hành. Việc áp dụng hệ số chi khác của Nhật Bản không có trong quy định tại Việt Nam hoặc có trong quy định Việt Nam nhưng cao hơn gấp nhiều lần… nên việc phê duyệt điều chỉnh dự án với TMĐT là 236.626 triệu yen là sai giá trị TMĐT.

Vì sao tăng vốn?

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến metro Bến Thành - Suối Tiên tăng vốn, trong đó có nguyên nhân khách quan là do giá nguyên vật liệu tăng và lương tối thiểu tăng từ năm 2006 đến 2009 làm tăng TMĐT lên 40%.

Tiếp theo đó là do tăng lưu lượng khách và khối lượng thực tế trong quá trình làm rõ thiết kế cơ sở, làm tăng TMĐT lên 43%. Tuy nhiên, dự báo lưu lượng khách là thiếu độ tin cậy và chính xác.

Ngoài ra, lượng khách tính toán tăng đột biến gấp hơn hai lần vào năm 2020 dựa trên thông tin về vận hành thông suốt tuyến số 1, 3a là không có cơ sở và thiếu chính xác.

Nguyên nhân nữa là thay đổi các điều kiện tính toán TMĐT, trong đó tính toán 15% dự phòng cơ học cho tất cả các gói thầu là chưa phù hợp.

CHÂN LUẬN - VIẾT LONG
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Cái này là nhà thầu Nhật Bản làm cơ mà nhỉ.

Em dự là bài báo sẽ bị xóa trong 1 nốt nhạc, hoặc cụ thớt sẽ bị ném đá =))
 
Biển số
OF-494468
Ngày cấp bằng
4/3/17
Số km
3,375
Động cơ
338,300 Mã lực
Báo mới chí, qua tay chúng nó thì mứt cũng thơm. Lại thêm thanh tra, kiểm toán nữa, làm được méo gì đâu chỉ giỏi moi móc để kiếm tiền thôi
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực
Việc điều chỉnh kiểu dáng dầm từ Super T sang dầm chữ U của đoạn tuyến đi trên cao làm tăng giá trị công trình lên 1.420 tỉ đồng, không đảm bảo tính kinh tế và chưa phù hợp nguyên tắc trong hoạt động xây dựng và các trường hợp được điều chỉnh.

Trong quá trình đề đơn xin điều chỉnh kiểu dáng dầm, Ban Quản lý đường sắt đô thị trình UBND TP với nội dụng không đầy đủ, không hợp lý về kỹ thuật…
Em cũng thắc mắc là Bến Thành - Suối Tiên chạy ở cái dải riêng trên Xa lộ HN thì cần quái gì phải làm dầm U giống Nhổn - Ga Hà Nội làm gì cho đắt. Chỉ cần làm T giống Cát Linh - Hà Đông là được rồi.
 

Lan_Nguyen

Xe máy
Biển số
OF-459399
Ngày cấp bằng
6/10/16
Số km
71
Động cơ
204,420 Mã lực
Tuổi
48
Em cũng thắc mắc là Bến Thành - Suối Tiên chạy ở cái dải riêng trên Xa lộ HN thì cần quái gì phải làm dầm U giống Nhổn - Ga Hà Nội làm gì cho đắt. Chỉ cần làm T giống Cát Linh - Hà Đông là được rồi.
Dầm t dầm U là thế nào em ko hình dung ra??? Cụ có ảnh minh họa ko?
 

thtvuf

Xe điện
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
4,537
Động cơ
546,012 Mã lực
Nói chung là sờ đâu ướt đấy, rờ đâu sướng đấy, không có chỗ nào mà khô rá sạch sẽ cả đâu, em đi cafe đây
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Phóng viên viết con số chấm phẩy loạn cào cào. Dự án vay của Nhật 209,1 Tỷ Yên chứ có phải triệu yên đâu. Đội vốn "mới có 30.000 tỷ" và chưa biết bao giờ xong và thêm bao nhiêu tiền nữa trong khi đường sắt Cát Linh chỉ đội vốn 6000 tỷ thôi đã bị chửi sấp mặt.
Vừa đọc topic đường sắt cát linh thấy dẫn đội vốn 30.000 tỷ, cụ nhầm mịa số rồi.
 

kiwi8.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596094
Ngày cấp bằng
25/10/18
Số km
773
Động cơ
136,581 Mã lực
Cái này là nhà thầu Nhật Bản làm cơ mà nhỉ.

Em dự là bài báo sẽ bị xóa trong 1 nốt nhạc, hoặc cụ thớt sẽ bị ném đá =))
Nhà thầu nào ăn thua gì với thằng nào quản lý cao nhất. Công ty giám sát của Pháp bị xã hội đen đỏ doạ giết khi thanh tra dự án chống ngập kìa. Có thấy báo chí ho he đăng tải gì không?
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,228
Động cơ
504,285 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top