Đúng rồi đó cụ. Nguồn vốn từ Nhật từng được bới ra là nguồn tiền bẩn, rửa tiền của nhiều tổ chức tài chính phi pháp Nhật Bản. Bản thân Nhật Bản tỉ lệ tăng trưởng 0% nên nếu cho vay nước khác vài % thôi là cũng hơn đầu tư trong nước nhiều, nên họ sẵn sàng bỏ tiền hối lộ để các nước vay ODA Nhật Bản, sử dụng vốn Nhật, vật liệu Nhật, nhân công Nhật giá cắt cổ.
Người Nhật tốt với chính dân nước họ, còn với dân nước khác kinh tế kém hơn thì trong thâm tâm người Nhật khinh bỉ lắm. Bản chất dân Nhật nụ cười bên ngoài không phản ánh cái tâm bên trong. Giả dối rất nhiều.
Chỉ có làm với Tàu là tốt nhỉ, lãi suất cho vay cứa cổ hơn cả Nhật, WB... mà tiến độ lại nhanh như CLHĐ, chất lượng cao như phân bón Lào Cai
5 đại dự án do Trung Quốc đảm nhiệm thua lỗ nặng nhưng không dám kiện
Có 5/12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm đang có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC. Tuy nhiên, phía tư vấn pháp lý đã khuyên chủ đầu tư không nên kiện nhà thầu vì khả năng thắng kiện thấp.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi ĐBQH liên quan đến 12 dự án, doanh nghiệp yếu kém ngành Công Thương.
- Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 – Hải Phòng – tổng mức đầu tư 172,385 triệu USD.
- Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai – tổng mức đầu tư 5.170 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất Đạm Ninh Bình – tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng.
- Nhà máy Phân đạm Hà Bắc – tổng mức đầu tư 10.122 tỷ đồng.
- Nhà máy đóng dầu Dung Quất – vốn điều lệ 3.758 tỷ đồng (PVN góp vốn 5.095 tỷ đồng).
- Nhà máy thép Việt – Trung – tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ – tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học (NLSH) Quảng Ngãi – tổng mức đầu tư 2.125 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất NLSH Bình Phước – tổng mức đầu tư 1.742,76 tỷ đồng.
- Nhà máy bột giấy Phương Nam – tổng mức đầu tư 3.409 tỷ đồng.
- Nhà máy sản xuất NLSH Phú Thọ – tổng mức đầu tư 2.484 tỷ đồng.
- Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên – tổng mức đầu tư 8.100 tỷ đồng.
|
Khả năng thắng kiện nhà thầu Trung Quốc là thấp
Báo cáo nêu rõ, trong tổng số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành Công Thương, có 5 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC với nhiều nội dung được doanh nghiệp đàm phán nhiều lần với đối tác nhưng vẫn không thành công.
Tất cả các dự án này đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm toàn bộ hoặc một phần, gồm:
- Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 – Lào Cai;
- Dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc;
- Dự án nhà máy đạm Ninh Bình;
- Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất;
- Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
“
Tranh chấp, vướng mắc chủ yếu tập trung vào các vấn đề: chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định giá trị quyết toán do thay đổi về thông số kỹ thuật, xuất xứ, số lượng thiết bị so với Hợp đồng đã ký và khối lượng phát sinh ngoài nội dung hợp đồng đã ký”- báo cáo nêu.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư và nhà thầu chưa thống nhất trong việc xác định thuế phải nộp và tiền phạt chậm nộp thuế của Hợp đồng; Tranh chấp quyết toán chi phí chạy thử; Giá trị quyết toán thực tế không phù hợp với Hợp đồng EPC đã ký; Yêu cầu bồi thường chi phí dịch vụ kỹ thuật kéo dài, chi phí bảo dưỡng khắc phục hư hỏng thiết bị, chi phí chờ đợi hướng dẫn lắp đặt thiết bị, chi phí thay đổi thiết kế, sửa chữa công trình đã thi công,…
T
Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an 4 dự án
4 dự án, doanh nghiệp yếu kém, lỗ triền miên, thậm chí là chưa hoàn thiện đã được chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để điều tra, gồm:
- Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi;
- Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ;
- Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên;
- Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ
Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ đang đầu tư xây dựng dở dang, đạt khoảng 78% khối lượng công việc; các bên không thống nhất với nhau về chi phí phát sinh nên đã dừng thi công từ tháng 11/2011, đến nay chưa tìm được nhà đầu tư phù hợp góp phần vốn còn thiếu để tiếp tục triển khai, hoàn thành. Hết năm 2019, tổng nợ phải trả là 1.210,93 tỷ đồng, lỗ lũy kế âm 17,77 tỷ đồng.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên khởi công từ tháng 9/2007 đến nay chưa xong.
Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, đến hết năm 2019, vốn chủ sở hữu là âm 3.103,32 tỷ đồng, tổng tài sản là 4.798,35 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 7.901,67 tỷ đồng, lỗ lũy kế âm 5.356,04 tỷ đồng.