- Biển số
- OF-8453
- Ngày cấp bằng
- 18/8/07
- Số km
- 24,569
- Động cơ
- 697,036 Mã lực
Thêm thông tin nhiều chiều để các bác tham khảo. Ý kiến người trong cuộc:
Tường Vây (Diaphragm Wall ) - Metro
Trước khi về công tác tại Ban quản lý đường sắt đô thị Ban QLĐSĐT)(, tôi có dịp nghiên cứu hồ sơ thiết kế tường vây của đoạn đường Lê Lợi và nhận thấy có những bất hợp lý , dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của 20 năm công tác trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm.
Đó là tường vây của toàn bộ tuyến Metro số 1 có chiều dày tối là 1,5 m, ngay cả tại khu vực gần Nhà hát thành phố, khách sạn Rex và sát với các tòa nhà thương mại xung quanh. Thế nhưng tại gói thầu CP1a bỗng dưng xuất hiện một đoạn 170m từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tường vây lại được thiết kế dày đến 2,0m.
Điều này dẫn đến lãng phí ước tính khoảng 1 triệu USD (theo cách tính của đơn vị thi công trực tiếp). Tôi đã chủ động xin gặp lãnh đạo thành phố và nêu vấn đề này.
Khi tôi về làm việc tại Ban QLĐSĐT, cùng với anh em kỹ sư tâm huyết, chúng tôi đã kiên trì yêu cầu tư vấn Nhật Nippon Koei tính toán lại và sau 4 tháng làm việc quyết liệt, Tư vấn đã đề xuất lại tường vây dày 1,5 m như tường vây của toàn bộ tuyến métro.
Ban QLĐSĐT cũng đã đề nghị Tư vấn thẩm tra Sao Việt do một nhóm các Phó giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại học Xây Dựng thẩm tra và kết quả đạt yêu cầu. Sau đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã giao cho Sở Giao thông vận tải mời Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông Vận tải TEDI thuộc Bộ Giao thông Vận tải thẩm tra độc lập, kết quả cũng đạt yêu cầu.
Như vậy, kết quả tính toán độc lập của 3 Công ty tư vấn Nhật và Việt nam đều cho kết quả ổn định.
Điều đáng nói là việc điều chỉnh thiết kế tường vây đã đem lại một khoản tiết kiệm tương đương 93 tỷ (4 triệu USD đô) và rút ngắn thời gian thi công so với Tường vây 2 mét được 5 tháng.
Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm soát, đối chứng rất chặt chẽ và được khẳng định trong Báo cáo Kiểm toán số 725/KTNN-TH ký ngày 20/12/2018.
Tường Vây (Diaphragm Wall ) - Metro
Trước khi về công tác tại Ban quản lý đường sắt đô thị Ban QLĐSĐT)(, tôi có dịp nghiên cứu hồ sơ thiết kế tường vây của đoạn đường Lê Lợi và nhận thấy có những bất hợp lý , dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của 20 năm công tác trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm.
Đó là tường vây của toàn bộ tuyến Metro số 1 có chiều dày tối là 1,5 m, ngay cả tại khu vực gần Nhà hát thành phố, khách sạn Rex và sát với các tòa nhà thương mại xung quanh. Thế nhưng tại gói thầu CP1a bỗng dưng xuất hiện một đoạn 170m từ đường Pasteur đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, tường vây lại được thiết kế dày đến 2,0m.
Điều này dẫn đến lãng phí ước tính khoảng 1 triệu USD (theo cách tính của đơn vị thi công trực tiếp). Tôi đã chủ động xin gặp lãnh đạo thành phố và nêu vấn đề này.
Khi tôi về làm việc tại Ban QLĐSĐT, cùng với anh em kỹ sư tâm huyết, chúng tôi đã kiên trì yêu cầu tư vấn Nhật Nippon Koei tính toán lại và sau 4 tháng làm việc quyết liệt, Tư vấn đã đề xuất lại tường vây dày 1,5 m như tường vây của toàn bộ tuyến métro.
Ban QLĐSĐT cũng đã đề nghị Tư vấn thẩm tra Sao Việt do một nhóm các Phó giáo sư, Tiến sĩ Trường Đại học Xây Dựng thẩm tra và kết quả đạt yêu cầu. Sau đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã giao cho Sở Giao thông vận tải mời Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông Vận tải TEDI thuộc Bộ Giao thông Vận tải thẩm tra độc lập, kết quả cũng đạt yêu cầu.
Như vậy, kết quả tính toán độc lập của 3 Công ty tư vấn Nhật và Việt nam đều cho kết quả ổn định.
Điều đáng nói là việc điều chỉnh thiết kế tường vây đã đem lại một khoản tiết kiệm tương đương 93 tỷ (4 triệu USD đô) và rút ngắn thời gian thi công so với Tường vây 2 mét được 5 tháng.
Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm soát, đối chứng rất chặt chẽ và được khẳng định trong Báo cáo Kiểm toán số 725/KTNN-TH ký ngày 20/12/2018.