Đầu tư An Đông đóng vai trò gì trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan?
Đầu tư An Đông là doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (OTC: VTP Group) bị bắt đồng thời là mắt xích quan trọng trong quá trình huy động vốn kinh doanh cho Tập đoàn mẹ.
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 7/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
C03 cũng đồng thời ra các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi cư trú đối với Trương Mỹ Lan và 3 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019. Xem chi tiết
tại đây...
Chân dung 4 bị can vừa bị bắt tam giam
Về phần Đầu tư An Đông, đây là doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (OTC: VTPGroup) bị bắt đồng thời là mắt xích quan trọng trong quá trình huy động vốn kinh doanh cho Tập đoàn mẹ VTP Group.
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này trong năm 2018 là 9.474 tỷ đồng; đến giữa năm 2020 giảm về mức 9.110 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, công ty này hoạt động từ tháng 4/2007 (hiện có địa chỉ tại 18 An Dương Vương, phường 9, quận 5, TP. HCM) hoạt động chính với ngành nghề đăng ký là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Người đại diện pháp luật và Giám đốc là ông Kwok Hakman Oliver, quốc tịch Australia.
Tập đoàn Đầu tư An Đông hiện có 3 lô trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị lên gần 25.000 tỷ đồng. Các lô trái phiếu đều có kỳ hạn 5 năm trong đó có 2 lô trái phiếu được phát hành vào năm 2018 (kỳ hạn trả lãi lần lượt là 3 tháng và 6 tháng, đáo hạn ngày 10/9/2023) với tổng giá trị phát hành gần 15.000 tỷ đồng.
Năm 2019, Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành một lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng (đáo hạn ngày 22/1/2024).
Theo báo cáo của Đầu tư An Đông, đầu năm và cuối năm 2019 công ty không có dư nợ lãi trái phiếu song trong năm doanh nghiệp đã trả đủ lãi gồm 1.165 tỷ đồng cho lô thứ nhất, 82 tỷ đồng và 224 tỷ đồng lần lượt cho 2 lô còn lại.
Theo tính toán, lô thứ nhất có lãi suất 9,7%/năm, tuy nhiên 2 lô còn lại có lãi huy động rất "bèo" chỉ 2,7% và 2,2%/năm.
Theo nguồn Nhà đầu tư, ghi nhận tại báo cáo của CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) - pháp nhân có liên hệ với Đầu tư An Đông cũng thể hiện lãi suất trái phiếu trung bình trong năm 2019 chỉ là 3%/năm.
Trong khi báo cáo của CTCP Đầu tư & Phát triển Sunny World cho thấy lô trái phiếu 2.400 tỷ đồng phát hành ngày 24/10/2018 không phải trả lãi trong năm cũng không có dư nợ lãi vào cuối năm 2019.
Tính chung trong giai đoạn 2018 - 2020, Đầu tư An Đông đã trả lãi trái phiếu tổng cộng hơn 2.800 tỷ đồng cho cả 3 lô trái phiếu trên.
Được biết Tập đoàn Đầu tư An Đông hiện có 2 chi nhánh là Khách sạn Thương mại An Đông và Chi nhánh The Garden Complex.
Khách sạn Thương mại An Đông (Windsor Plaza Hotel) do An Dong Group sở hữu, tọa lạc tại trung tâm quận 5 - là khách sạn tư nhân đầu tiên được xếp hạng 5 sao ở Việt Nam và được chọn làm nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn như Hội nghị APEC năm 2006,...
Về tình hình kinh doanh, theo nguồn Fili, giai đoạn 2018 đến nửa đầu năm 2020, mặc dù huy động được hàng chục nghìn tỷ đồng từ trái phiếu nhưng kết quả kinh doanh của Đầu tư An Đông lại có chiều hướng thụt lùi. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu tăng từ 2,81 lần lên 4,05 lần - tương ứng số nợ gần 37.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chuyển từ gần 156 tỷ đồng (năm 2018) sang lỗ gần 23 tỷ đồng (nửa đầu năm 2020); ROE giảm từ 1,64% về còn âm 0,25%.
Về phần Vạn Thịnh Phát - doanh nghiệp do bà Trương Mỹ Lan giữ ghế Chủ tịch HĐQT, tập đoàn này được thành lập vào tháng 6/1992, có trụ sở tại 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP. HCM.
Bà Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956) tên thật là Trương Muội - một doanh nhân người Việt gốc Hoa nổi tiếng.
Năm 2007 là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của nữ đại gia họ Trương khi đưa Vạn Thịnh Phát chính thức cổ phần hóa với số vốn điều lệ trên 6. 000 tỷ đồng trong đó số cổ phần của bà Trương Mỹ Lan lên đến trên 80%.
Theo nguồn Dân Việt, đến tháng 12/2019, vốn điều lệ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tăng lên 13.000 tỷ đồng; tổng tài sản ở mức 15.464 tỷ đồng song trên thực tế tập đoàn này đang sở hữu nhiều bất động sản và nhiều tài sản khác mà theo đánh giá sơ bộ đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Năm 2019, thành viên HĐQT trị của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm: Bà Chu Duyệt Phấn, Chu Duyệt Hằng, bà Trương Huệ Vân, bà Ngô Thanh Nhã và ông Trương Chí Trung và bà Trương Mỹ Lan.
Trong khi đó, hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gồm những công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư Times Square Việt Nam, CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula,...
Nguồn
Vừa ngó xuống dưới trang tin 'Người quan sát' này thấy dòng "Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Thanh Hải".