Tài chính nó cũng theo quy luật cung cầu.
Cái câu nói của chị Thống kia là "đảm bảo không để" nghĩa là ngoài thì động viên trong thì hỗ trợ, huy động cả "hệ thống chính trị" vào cuộc để một ngân hàng ốm yếu nào đó không đổ vỡ.
.
Còn về dòng tiền nếu 1 bank phá sản: nó là quy luật giá trị thôi. Đầu tiên là hiện nay vẫn có sự chênh lệch ls huy động giữa bank này với bank kia, luật chung là bank nhỏ huy động cao hơn bank lớn (bank big4 nn thấp nhất) chính là thể hiện việc không có "bảo đảm 100%" của nhnn nào đó, người dân vẫn có tâm lý "gửi big4 cho chắc ăn nên big4 vẫn chảnh với ls huy động thấp của họ. Nếu có luật quy định "tiền tk của người dân tại các bank được nhnn bảo đảm thanh toán" thì ls huy động auto về 1 mặt bằng luôn. bank nào có em gái xinh tươi thì bank đấy huy động được nhiều tiền. Giả sử giờ bảo gửi tiền vào SCB thì gái cầm tay dắt các cụ cũng giật ra phải không ah, cụ gì Sunrise gì đó giờ có tiền muốn gửi bank có dám đem đến SCB gửi không.
Thế nên giờ nhnn để xảy ra một tiền lệ xấu nào đó cho bank xyz phá sản, người dân có quay lưng với hệ thống bank không? Câu trả lời là ban đầu sẽ có nhưng người dân mua đô, mua vàng hết sẽ không diễn ra trong chiều sâu vì lúc đó các bank khát tiền sẽ tăng ls huy động, ls huy động tăng đến một mức nào đó khiến cho người cầm đô, cầm vàng "ngứa ngáy", đô thì không ls, vàng thì chênh mua vào bán ra 5-7% cầm ra quay lại bán như bị ăn cắp tiền thì người dân lại phải "nghiên cứu" việc gửi tiền thôi... cứ như vậy các kênh HÚT TIỀN của nền kinh tế sẽ cạnh tranh với nhau: bank, chứng khoán (đầu tư gián tiếp), vàng-đô (đầu tư chết- không sinh lợi), bđs, đầu tư trực tiếp ... cứ xoay tròn.