Nếu đọc báo sẽ nghĩ là miếng đất 56.000 m2 bị thổi giá lên 33k tỷ. Nhưng đâu có đơn giản như vậy, miếng đất đó được chia rải rác làm nhiều hợp đồng vay vốn, rải rác trong nhiều thời gian khác nhau. Ví dụ:Vụ SCB em có một thắc mắc là KPMG kiểm toán cho SCB mà không phát hiện ra dấu hiệu bất thường để từ chối ký báo cáo kiểm toán: đó là một miếng đất 56,000 m2 khu công nghiệp mà bị thổi lên tới hơn 30K tỉ đồng để thế chấp vay vốn.
KPMG như vậy là quá kém không? Thanh tra bị ăn thùng xốp không phát hiện đã đành.
9 hợp đồng thế chấp để đảm bảo cho 19 doanh nghiệp vay tổng cộng gần 20.000 tỷ đồng.
14 hợp đồng thế chấp để đảm bảo các khoản vay cho 14 doanh nghiệp với số tiền tổng cộng 9.200 tỷ đồng.
7 hợp đồng thế chấp đảm bảo khoản vay 4.572 tỷ đồng của nhiều doanh nghiệp khác.
- Kiểm toán khi bắt đầu kiểm toán mới xem hồ sơ, cơ quan điều tra thì đã theo dõi từ trước với thời gian tính theo năm.
- Kiểm toán là chọn mẫu và nghe trình bày (khác với cơ quan điều tra là hỏi cung/khai báo và lục tung toàn bộ hồ sơ). Nó giống như những cái kim giấu trong đồng cỏ, kiểm toán chỉ chọn mẫu và kiểm tra (có thể trúng khu vực có kim, có thể không trúng), còn cơ quan điều tra thì tóm cổ luôn bà Lan và các đối tượng khác, bắt khai ra những khu vực có những cái kim và tìm kỹ những khu vực đó. Nếu bà Lan và đồng bọn mà chỉ dẫn sai thì lặp lại quá trình hỏi cung/khai báo, lục hồ sơ, cho đến khi ra kết quả.
Chính vì những sự khác biệt đó, cho nên khi đọc thông tin từ cơ quan điều tra, người đọc có cảm giác rất đơn giản trong việc phát hiện, thực tế không dễ dàng như vậy (tất nhiên vẫn có thể nghi ngờ về trình độ và sự trung thực của kiểm toán).