Đối với dn nn thì chủ tịch hội đồng qt là đại diện chủ sở hữu nhà nước. Là người làm thuê cho nhà nước. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân thì hội đồng quản trị chính là người sở hữu quyết định đối với dn đó. Cho nên khi hdqt tư nhân đã mất quyền sang tay nhà nước thì đồng nghĩa hdqt tư nhân mất quyền sở hữu đối với dn đó. Riêng scb việc Hdqt chuyển sang nhà nước đó là điều may mắn đối với người gửi tiền vì tài sản không bị mất. Và đối với hệ thống tài chính kinh tế chính trị là sự an toàn. Chúc mừng hdqt mới của scb.
Cụ nói đúng nhưng chưa đủ.
1.
DNTN (ý cụ là công ty cổ phần do các tư nhân góp vốn?): thành viên hđqt cũng không nhất thiết phải là người nắm cổ phần, điển hình là tv hđqt độc lập là người không đại diện cho ai (về vốn, cổ phần), cái nữa: một người nắm nhiều cổ phần (tỉ lệ chi phối) thì không cần thiết phải là tv hđqt, ví dụ họ có thể giới thiệu 1 người hoặc nhiều người là con/cháu/người thân/người họ tín nhiệm để bầu vào hđqt. Ở đây cần hiểu rõ là việc bỏ phiếu trong cuộc họp hđqt và trong cuộc họp đhđcđ là khác nhau. Họp hđqt thì mỗi người mỗi phiếu tương đương nhau (trừ quy định nếu phiếu 50/50 thì có thể bên có phiếu của chủ tịch hđqt thắng) còn tại đhđcđ thì theo số lượng cổ phiếu nắm giữ.
Phân tích khác: nếu 1 người có 80% cổ phần nhưng chủ quan cho rằng mình nắm cực nhiều cổ phần nên chỉ nắm 1 ghế là chủ tịch hđqt trong khi đó hđqt có 4 người. Vậy người chủ tịch kia có cầm trịch được việc điều hành của công ty không? Xin thưa là nếu phe 20% kia không hợp tác thì KHÓ cho phe 80%: giả sử như người nắm 80% muốn thay tgđ hay bãi miễn 2/3 người của phe 20% kia không. Câu trả lời là có thể là không thể vì muốn bãi miễn chức danh của tv hđqt phải họp đhđcđ, mà cuộc họp này được tổ chức khi nào: theo nghị quyết hđqt (nếu 3/4 ông kia không đồng ý họp hđqt thì chịu, mà có họp thì khi bàn về vấn đề họp đhđcđ bất thường họ phản đối, 1 phiếu của chủ tịch không làm gì được; điều kiện thứ 2: đợi đến đhđcđ thường niên thì lấy quyền 80% giới thiệu thêm người của mình vào, bãi miễn những người của bên 20% nhưng họ không thèm tổ chức đại hội thì cũng chả làm gì được (ví dụ như eximbank kia, đại hội mãi mà chả tổ chức được vì các bên kia không hợp tác...)
Như vậy để đảm bảo quyền của mình thì người nắm cổ phần chi phối phải giới thiệu nhiều nhân sự của mình vào hđqt để nắm quyền quyết định các nội dung của cuộc họp hđqt.
2.
Vụ scb này, có thể là do sức ép từ nn (nhnn) mà các thành viên hđqt/chủ tịch mới được
chỉ định luôn mà không có họp đại hội đồng cổ đông bất thường là không bình thường hoặc có họp đhđcđ mà báo chí không công bố (họp đhđcđ bất thường cũng phải bố cáo trước n ngày, phải thông báo cho tất cả cổ đông kể cả cổ đông có 1 cp để mời tham dự) hoặc
luật các tổ chức tín dụng có quy định khác với luật doanh nghiệp về vấn đề này.