Sông Hoàng Long hoàn toàn có thể trở thành nơi thoát lũ cho Hà Nội mà cụ. Theo QĐ 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/1/2020 (
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-05-2020-QD-TTg-muc-nuoc-tuong-ung-voi-cac-cap-bao-dong-lu-tren-song-pham-vi-ca-nuoc-433671.aspx) ta thấy:
I. Sông Hồng:
+ Sơn Tây: BĐ1 (báo động 1) = 12,4 m, BĐ2 (báo động 2) = 13,4 m, BĐ3 (báo động 3) = 14,4 m
+ Long Biên: BĐ1 = 9,5 m, BĐ2 = 10,5 m, BĐ3 = 11,5 m
II. Sông Đáy (từ cửa Hát Môn/xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ gần Sơn Tây tới cửa Đáy; phụ lưu:
sông Nhuệ - từ cống Liên Mạc, Bắc Từ Liêm tới điểm hợp lưu với sông Đáy gần TP. Phủ Lý):
+ Ba Thá: BĐ1 = 5,5 m, BĐ2 = 6,5 m, BĐ3 = 7,5 m
+ Phủ Lý: BĐ1 = 3,0 m, BĐ2 = 3,5 m, BĐ3 = 4,0 m
+ Ninh Bình: BĐ1 = 2,5 m, BĐ2 = 3,0 m, BĐ3 = 3,5 m
+ Như Tân: BĐ1 = 1,6 m, BĐ2 = 1,9 m, BĐ3 = 2,2 m
III. Sông Hoàng Long (phụ lưu sông Đáy):
+ Bến Đế: BĐ1 = 3,0 m, BĐ2 = 3,5 m, BĐ3 = 4,0 m
+ Gián Khẩu (điểm hợp lưu với sông Đáy): BĐ1 = 2,5 m, BĐ2 = 3,1 m, BĐ3 = 3,7 m
Có thể thấy địa hình vùng ven sông Hoàng Long và sông Đáy tại Ninh Bình có độ cao trung bình thấp khoảng 6-7 m so với độ cao trung bình của Hà Nội; vì thế trong trường hợp cần thiết khi có nguy cơ vỡ đê tại Hà Nội thì người ta hoàn toàn có thể xả lũ về phía nam thông qua hệ thống các sông Đáy - Nhuệ - Hoàng Long được; tương tự như việc xả lũ qua hệ thống sông Thái Bình ở phía đông (qua sông Đuống).