Về mặt lý thuyết thì cụ nói đúng, nhưng để nước tràn đập thì cũng không ai chắc được nó liệu có an toàn và bị vỡ hay không. Vỡ đập còn do nhiều nguyên nhân, trong đó có các hư hỏng trong thân đập mà có thể chưa phát hiện ra. Việc để nước tràn qua đập (nếu đập ko vỡ) thì cũng chỉ là không kiểm soát được nước xuống hạ nguồn, gây lũ và hư hỏng nhà máy điện sau đập (nếu có), nhưng nếu vỡ đập thì câu chuyện nó lại khác, hậu quả vô cùng khủng khiếp. Do vậy, trong nhiều trường hợp người ta chủ động phá đập có kiểm soát (coi như là mở thêm 1 cửa xả bất đắc dĩ). Trong nhiều trường hợp chỗ phá đập tạm thời này cũng đã được tính đến trong quá trình thiết kế.Về độ ổn định thì có lẽ các cụ lo hơi xa cho cái đập rồi, mấy cái đập này nó là đập cấp đặc biệt và khi tính toán nó đã có bài tổng hợp các trường hợp đặc biệt (kể cả động đất) vào rồi nên nó ko vấn đề ji đâu, chỉ là nước về nhiều quá thì nó xả hết vì không còn khả năng điều tiết nữa nên gây ra ngập lụt thôi. PS theo em biết thì lũ tính toán thiết kế tràn xả lũ các hồ này là lũ với tần suất 0.01% tức 10 nghìn năm xảy ra 1 lần (nôm na là với tần suất này ko có nghĩa là 10 nghìn năm nó mới xảy ra mà có thể xảy ra luôn nay, mai nhưng triệu năm sau mới xảy ra lại) nên lưu lượng xả cực đại của nó lớn lắm.