E thấy nhiều cụ tranh cãi rất hăng về bão, dự báo bão bla bla, nhưng hình như các cụ có rất ít kiến thức về món này. E bổ sung 1 số thông tin để các cụ chém cho máu.
1. Bão (e nói riêng về bão ở khu vực VN nhé, vùng nhiệt đới bắc bán cầu).
Xoáy thuận nhiệt đới hay
bão nhiệt đới là các hệ thống
bão (storm system) quay nhanh đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc
mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn (trích wiki cho nhanh).
Tâm bão là vùng có khí áp thấp nhất. Gió thổi xoay quanh tâm theo hướng từ ngoài vào trong (từ KA cao về KA thấp), ngược chiều kim đồng hồ (ở BBC). Theo các vòng đẳng áp thì hướng gió như mũi tên trong hình. Càng gần tâm KA càng thấp, gió càng mạnh. Mắt bão là 1 khu vực 30-60km, lặng gió, trời quang mây tạnh, KA thấp nhất. Với bão mạnh, mắt bão có thể nhìn rõ qua ảnh mây vệ tinh. Với bão nhỏ hoặc đã suy yếu (i.e sau khi đổ bộ lên đất liền) thì mắt bão rất mù mờ, ảnh chụp ko rõ được.
Giả dụ nhà các cụ ở điểm A. Ban đầu gió sẽ là hướng TB, khí áp giảm dần. Hướng gió chuyển dần sang T, cấp gió tăng, khí áp giảm kịch sàn, như vậy là lúc này nhà các cụ gần tâm bão nhất. Sau đó KA tăng dần, gió chuyển dần sang TN và giảm cấp, vậy là tâm bão đi xa dần nhà các cụ. Tại A hướng gió thay đổi ngược chiều kim đồng hồ, tâm bão đi qua phía bắc nhà các cụ.
Ở điểm B, tình huống tương tự nhưng hướng gió thay đổi thuận chiều kim đồng hồ ĐB - Đ - ĐN, tâm bão đi qua phía nam nhà các cụ.
Ở điểm C, gió Bắc không đổi hướng, tăng cấp, KA giảm nhanh, như vậy nhà các cụ nằm đúng đường đi của tâm bão. Đến lúc gió lặng, KA giảm kịch sàn, chúc mừng các cụ đã vào giữa mâm. Sau đó gió đổi hướng 180 độ sang Nam, giật đùng đùng, KA tăng dần, tâm bão đang say good bye to you.
Như vậy nhà cụ nào ở khoảng trống, có thể xác định chính xác hướng gió và đo được KA thì sẽ biết mình đang ở vị trí tương đối nào của tâm bão.
2. Dự báo bão
Quanh VN có nhiều đài dự báo hiện đại và chính xác cao như TTKTTV VN, Hải Quân Mỹ, JMA Nhật, đài Hongkong, đài China... Mỗi đài đều có phương pháp dự báo khác nhau (không nhiều lắm) nên kết quả ko thể giống nhau 100%, đài nào cũng có sai số. Ảnh mây vệ tinh chỉ là 1 yếu tố, nhưng như các cụ thấy KA và cấp gió, hướng gió, rồi nhiệt độ, độ ẩm... là những yếu tố quan trọng và điển hình của cơn bão, cái này vệ tinh chịu thua, chỉ có quan trắc hiện trường mới có được. Trên biển khơi hệ thống phao quan trắc, bóng thám không... của các nước giàu như Nhật, Mỹ, Tàu tương đối nhiều, nên công tác báo và dự báo khá chính xác. Tuy nhiên khi bão vào gần VN, hệ thống quan trắc trên bờ, rồi radar thời tiết (i.e đài Phù Liễn ở núi Thiên Văn bên Kiến An, HP) cung cấp nhiều số liệu thiết thực nhất, đặc biệt khi hiện nay số liệu quan trắc đã tự động hóa tương đối, kết nối trực tuyến nên thông số là live luôn. Cho nên khi bão cận bờ và đổ bộ vào VN thì dự báo của VN mới đầy đủ và chính xác nhất. Tây lông nếu ko được chia sẻ những thông số này thì chỉ còn là thầy bói xem voi thôi.
Túm lại các cụ vững tin vào dự báo của VN, tham khảo thêm các nguồn nước ngoài, và phải luôn dự phòng sai số.