[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
665
Động cơ
318,052 Mã lực
Mời các chuyên gia mạng vào nghe các chuyên gia tham gia xây dựng đề án phát biểu :)
Hàng là "hàng nhẹ như linh kiện điện tử" nhé các thánh :)
Ôi đcm, ông thứ trưởng trả lời báo chí y chang những gì mình chém ở đây luôn.
Đầu tư công bằng vốn ngân sach. Nhà nước bỏ tiền làm hạ tầng, nhà nước không tính lãi lỗ, kêu gọi tư nhân mua sắm thiết bị chuyên chở và tư nhân sẽ hạch toán giá vé lãi lỗ dựa trên việc mua sắm và vận hành thiết bị này.
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,923
Động cơ
250,490 Mã lực
Vấn đề là chi phí xây dựng/mua sắm, vận hành đường / tàu với vận tốc 350km/h cao hơn so với khi vận tốc chỉ là 250 km/h. Mọi dự án khi tính toán với các số liệu đầu vào đủ độ tin cậy cần phải đem lại hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội chứ nếu trở thành gánh nặng thì không một quốc gia nào có thể chịu mãi được, bởi gánh nặng này cuối cùng vẫn là người dân phải gánh chịu thông qua các loại thuế phải nộp.
Chi phí đầu tư cao hơn có 10% thôi cụ.
Đã có bài báo phân tích ưu nhược điểm của 2 PA rồi, cụ đọc chưa ?
 

X_axe

Xe hơi
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
138
Động cơ
1,498 Mã lực
Từ ngày em đang học cái này đã được đề xuất rồi, ĐSVN kêu chậm phát triển nhưng ngành ĐS lại kêu ầm lên là đường bộ gần như được miễn phi hạ tầng, thậm trí đến tiền duy tu bảo dưỡng cungz được trích từ thuế (chưa có phí đường bộ) còn ĐS như con ghẻ, tiền duy tu sửa chữa đầu tư mới, tiền duy trì trông coi các tuyến đường phục vụ an ninh quốc phòng.. đều lấy từ túi của ĐSVN ra cả, thiếu thì xin, thừa thì nộp về
Vì ngân sách bé, nên phải pát xê cho các doanh nghiệp nhà nước gánh việc công. Cũng như EVN bù lỗ giá điện khi giá than lên thôi.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,828
Động cơ
471,220 Mã lực
Phương án mới là 67 tỷ, bao gồm cả dự phòng phí và lãi xuất trong thời gian xây dựng+9 tỷ tiền thiết bị (do doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân mua để vận hành, tự chịu lỗ lãi) nên mỗi năm chỉ đầu tư có 5 tỷ đô thôi.
1/2 số vốn 5 tỷ là ngân sách địa phương (bán đất giải phóng mặt bằng) thu hút qua các đô thị TOD nên ngân sách TW bỏ có 3 tỷ/năm. Có thể có địa phương cần hỗ trợ nhưng cũng chỉ loanh quanh số đấy. Vì dự án 10 năm cả các giai đoạn khác như thiết kế, bàn giao.. phải 12 năm là nhanh
Địa phương nào mà không có ga dừng mà vẫn phải bỏ tiền, bỏ sức ra gpmb e cũng tâm tú phết đấy.
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,923
Động cơ
250,490 Mã lực
VTV thời sự vừa đưa tin, thu hút vốn FDI 9 tháng năm nay đạt 24,8 tỷ USD, tăng 16% so cùng kỳ năm ngoái.
Để thu hút mạnh hơn nữa vốn đầu tư FDI chúng ta cần phải hoàn thiện hạ tầng, trong đó hạ tầng giao thông rất quan trọng.
ĐSCT cũng là 1 phần của hạ tầng giao thông kết nối các vùng miền của VN.
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,306
Động cơ
376,616 Mã lực
Ôi đcm, ông thứ trưởng trả lời báo chí y chang những gì mình chém ở đây luôn.
Đầu tư công bằng vốn ngân sach. Nhà nước bỏ tiền làm hạ tầng, nhà nước không tính lãi lỗ, kêu gọi tư nhân mua sắm thiết bị chuyên chở và tư nhân sẽ hạch toán giá vé lãi lỗ dựa trên việc mua sắm và vận hành thiết bị này.
Vậy là chở hàng nhẹ rồi olala, bây h là bài toán thu hồi vốn, nợ công, tiến độ.
Tuyến cũ chắc chở hàng nặng
 

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
665
Động cơ
318,052 Mã lực
Nếu như tuyến đsct Bắc Nam này hoàn thành ở tốc độ 350km/ h thì không những các chặng bay như SG- Cam Ranh, Vinh - Hà Nội mà các chặng bay như HN- Đồng Hới, HN- Huế, HN- Đà Nẵng hay SG- Qui Nhơn, SG-Đà Nẵng cũng giảm bớt chuyến hoặc dẹp cho nhanh. Đi SG- Đà Nẵng phi lên Tàu cao tốc tầm 2 tiếng rưỡi thì thì tội gì phải đi máy bay nữa cơ chứ.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,961
Động cơ
120,165 Mã lực
Như đã nói, vấn đề không phải là tiền đầu tư (60-70 tỉ đô) mà là chi phí vận hành. 250 nó khác hẳn 350.

Nếu đủ khách thì 350 không phải là vấn đề. Nhưng nếu không đủ khách thì 350 sẽ là gánh nặng thật sự cho ngân sách, ngay cả khi GDP Việt nam hơn gấp đôi bây giờ.

Có điều đủ hay không đủ khách thì không ai chắc được. Nên bàn luận ở đây là cho vui thôi.
Em đang hình dung khi tư nhân đấu thầu khai thác khéo cả tuần chỉ được vài chuyến chạy lên 350km/h, còn lại toàn chạy max 220-250km/h. Thực tế cũng chỉ các chuyến ít dừng mới thấy sự khác biệt.
Hơi liên quan, hi vọng các đơn vị khai thác ít nhất là dn nhà nước cổ phần hóa hoặc dn tư nhân nội chứ tổng cty đs nghe các cụ nói nhiều thấy ko ổn.
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,923
Động cơ
250,490 Mã lực
Nếu chỉ chở khách không chở hàng nặng thì chi phí đầu tư 250 thấp hơn kha khá so với 350 đấy cụ ợ.
Thấp hơn khá khá là bao nhiêu ?

Mà thấp hơn cũng không chọn công nghệ lạc hậu. Chọn công nghệ ĐSCT 350km/h.

Mình có đủ tiền, mình phải mạnh mẽ lên chứ cứ lom dom mãi ....người ta cười cho. GDP VN cuối năm 2024 này sẽ đạt 465 tỷ USD rồi.
Đầu tư ĐSCT 350km/h có 67 tỷ USD trong 10 năm, mỗi năm đầu tư hơn 6 tỷ USD. VN đủ sức đầu tư.
Giờ chọn công nghệ 250km/h tiết kiệm được mấy tỷ USD, rồi vừa hoàn thành dự án lại phải lập dự án để nâng cấp thì ....chán lắm. Mà ĐSCT 250km/h còn không có khả năng nâng cấp cơ.

Vậy tiết kiệm vài tỷ USD để làm gì ? :D
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,617
Động cơ
152,003 Mã lực
Tuổi
47
chở hàng nhẹ như hàng điện tử nhé
Về câu hỏi với tốc độ 350 km/giờ có vận hành được cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách không, Thứ trưởng Huy khẳng định hoàn toàn khả thi. Ngoài tàu khách, có thể chạy tàu hàng nhưng là hàng nhẹ như linh kiện điện tử.

Ngoài ra, kinh nghiệm quốc tế, các tuyến đường sắt tốc độ cao như tại Đức, tuyến Stuttgart - Mannheim dài 99 km, tốc độ thiết kế 300 km/giờ chạy chung với tàu hàng tốc độ 120 - 160 km/giờ (tàu khách chạy ban ngày, tàu hàng chạy ban đêm).
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,708
Động cơ
315,989 Mã lực

bmw_diesel

Xe buýt
Biển số
OF-49162
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
667
Động cơ
465,756 Mã lực

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,828
Động cơ
471,220 Mã lực
Nói ĐSCT công nghệ 250km/h khá lạc hậu, không phải vì tốc độ nó thấp nên nó lạc hậu.
Nói ĐSCT công nghệ 350km/h là công nghệ hiện đại không phải vì tốc độ nó nhanh nên nó hiện đại.
Hiểu thế nó phiến diện quá.

ĐSCT công nghệ 350km/h là tốc độ thiết kế MAX. Không có nghĩa chúng ta đầu tư ĐSCT 350km/h không thể chạy tốc độ 250km/h.....
Chúng ta hoàn toàn có thể vận hành ở bất kỳ tốc độ nào mà phù hợp và kinh tế nhất ( miễn là nó không vượt quá tốc độ thiết kế Max, dĩ nhiên rồi ).

Công nghệ ĐSCT lạc hậu là lạc hậu về những yếu tố khác mà tôi không muốn đi sâu chi tiết, cụ có thể tự tìm hiểu mà. Hỏi Google cũng được.
Cụ biết khái niệm siêu cao nó là cái gì ko mà chém kinh thế
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,961
Động cơ
120,165 Mã lực
Đấy là "mình phải ăn chơi lên" chứ ko phải mạnh mẽ lên. Tiền bỏ ra cho công nghệ nước ngoài chứ có phải công nghệ của VN đâu. Tiền đó mở ra thêm 1 anh như Vinfast nữa mới là mạnh mẽ.

Nhưng nếu như thứ trưởng nói là tư nhân khai thác tự mua tàu tự hoạch toán vận hành thì tốt, đừng khóc lên xin tiền nhà nước để vận hành là ok. Mua tàu 350 hay 250 tùy các anh. Nâng cấp lên 350 quá đơn giản, các anh tư nhân thích thì tự làm thôi 😛. Hạ tầng đã sẵn sàng rồi.
Thấp hơn khá khá là bao nhiêu ?

Mà thấp hơn cũng không chọn công nghệ lạc hậu. Chọn công nghệ ĐSCT 350km/h.

Mình có đủ tiền, mình phải mạnh mẽ lên chứ cứ lom dom mãi ....người ta cười cho. GDP VN cuối năm 2024 này sẽ đạt 465 tỷ USD rồi.
Đầu tư ĐSCT 350km/h có 67 tỷ USD trong 10 năm, mỗi năm đầu tư hơn 6 tỷ USD. VN đủ sức đầu tư.
Giờ chọn công nghệ 250km/h tiết kiệm được mấy tỷ USD, rồi vừa hoàn thành dự án lại phải lập dự án để nâng cấp thì ....chán lắm. Mà ĐSCT 250km/h còn không có khả năng nâng cấp cơ.

Vậy tiết kiệm vài tỷ USD để làm gì ? :D
 
Chỉnh sửa cuối:

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,000
Động cơ
135,442 Mã lực
Thấp hơn khá khá là bao nhiêu ?

Mà thấp hơn cũng không chọn công nghệ lạc hậu. Chọn công nghệ ĐSCT 350km/h.

Mình có đủ tiền, mình phải mạnh mẽ lên chứ cứ lom dom mãi ....người ta cười cho. GDP VN cuối năm 2024 này sẽ đạt 465 tỷ USD rồi.
Đầu tư ĐSCT 350km/h có 67 tỷ USD trong 10 năm, mỗi năm đầu tư hơn 6 tỷ USD. VN đủ sức đầu tư.
Giờ chọn công nghệ 250km/h tiết kiệm được mấy tỷ USD, rồi vừa hoàn thành dự án lại phải lập dự án để nâng cấp thì ....chán lắm. Mà ĐSCT 250km/h còn không có khả năng nâng cấp cơ.

Vậy tiết kiệm vài tỷ USD để làm gì ? :D
Điểm quan trọng là tính toán tổng mức đầu tư 67 tỷ USD là chính xác. Đừng để khi làm ngang chừng lại bảo, ấy chết, quên mất mấy mục để hoàn thiện nên cần thêm tối thiểu xx tỷ USD nữa mới có thể hoàn thành để chạy tàu được.
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,923
Động cơ
250,490 Mã lực
Tiếp tục gửi các thánh hay chửi nhà nước nhưng lo cho an ninh tiền tệ quốc gia
Đấy ...thông tin rất rõ ràng.

Kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h chủ yếu chở khách

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao tại 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đang khai thác và 6 quốc gia đang đầu tư xây dựng mới; đoàn công tác liên ngành khảo sát tại 6 quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển.
Từ đó, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị công năng tổng thể của đường sắt trên trục Bắc - Nam như sau: đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; đường sắt Bắc - Nam hiện hữu vận chuyển hàng hóa (hàng nặng, hàng rời, hàng lỏng...) và khách du lịch chặng ngắn.

Bởi vì, đường sắt tốc độ 250km/h đã phát triển cách đây khoảng 50 năm và phổ biến trong giai đoạn khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp với các tuyến ngắn và trung bình.

Hiện tốc độ 350km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc - Nam của nước ta.

Theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội - TP.HCM, tốc độ 350km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250km/h.

Chi phí đầu tư tốc độ 350km/h cao hơn tốc độ 250km/h khoảng 8-9% (hạ tầng cao hơn khoảng 7%; phương tiện, thiết bị cao hơn khoảng 17%). Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Để đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài 1.541km, tư vấn xác định sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD (khoảng 1,713 triệu tỉ đồng).

Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035 trong khoảng 12 năm, mỗi năm bình quân khoảng 5,6 tỉ USD.

Con số này tương đương 24,5% vốn đầu tư công trung hạn hằng năm bố trí trong giai đoạn 2021 - 2025 và giảm xuống còn khoảng 16,2% trong giai đoạn 2026 - 2030 nếu giữ nguyên tỉ lệ đầu tư công trung hạn cho như hiện nay (chiếm 5,5 - 5,7% GDP).

Theo đánh giá của Bộ Tài chính về các chỉ tiêu an toàn nợ công khi triển khai đầu tư dự án cho thấy, giai đoạn đến năm 2030 cả 3 tiêu chí: nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia thấp hơn mức cho phép.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,708
Động cơ
315,989 Mã lực
Cái đáp sếp tao chỉ đạo như thế là cụ suy diễn??
Theo suy diễn của tôi: thì giá vé sở dĩ như vậy là cái ông kia muốn khẳng định giá vé đsct hoàn toàn cạnh tranh được với máy bay. ( còn tại sao tính toán ra giá đó thì ông kia không nói)!
Tiếp, nếu như theo suy diễn của cụ thì tại sao giá vé Cát Linh- Hà Đông, Bến Thành - Suối Tiên các sếp chỉ đạo giá vé được mà đsct hoàn toàn vốn 100% đầu tư công không chỉ đạo được??
Người dân HN và TPHCM húp hết hạ tầng húp hết lợi ích giao thông công cộng giờ nhà nước muốn cho dân cả nước cùng húp được hem??
Sinh sống và làm việc ở đâu là do mình tự quyết định,
Mỗi khu vực đều có mặt lợi, mặt bất lợi.
Vừa rồi giá nhà đắt đỏ, nhiều người bỏ phố về quê xây dựng quê hương rồi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,147
Động cơ
503,283 Mã lực
Thiết kế 350km/h + 22,5 tấn/trục: Cho phép chạy cả tàu khách và tàu hàng nhẹ (thường có tải trọng trục từ 17,5 tấn trở xuống) và tàu hàng nặng có tải trọng trục tới 22,5 tấn. Tàu hàng nặng chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi tỉ số trọng lượng hàng / trọng lượng toa xe rỗng cao hơn.
I. Chạy trên đoạn thẳng:
Tàu khách có tổng trọng lượng khoảng 500 - 1.000 tấn chạy 350 km/h hoặc tối đa theo mức thiết kế, còn tàu hàng thì giới hạn là tốc độ cao nhất (hiện tại 160 km/h) mà nó có thể chạy, do các vấn đề liên quan như lực kéo (tractive force) phải lớn hơn để chạy tàu hàng có tổng trọng lượng 2.700 tấn - 12.000 tấn trong khi động cơ có những giới hạn kỹ thuật liên quan tới vật liệu chế tạo ra nó vật liệu từ/vật liệu chịu lực khi chế tạo động cơ điện, vật liệu chế tạo các chi tiết chịu lực của động cơ diesel) nên công suất không thể tăng vô hạn (lực kéo = công suất / tốc độ quay), tiêu hao năng lượng tăng mạnh khi tăng tốc độ chạy tàu (có tài liệu cho rằng tiêu hao năng lượng tăng theo hàm bậc 3 của vận tốc) dẫn tới chi phí vận chuyển cao hơn khi vận tốc tàu hàng lớn hơn.
Còn ở đoạn vòng thì có 2 trường hợp xảy ra:
1) Nếu chỉ chạy tàu khách:
a) Tính mỗi siêu cao sao cho nó không phải giảm tốc. Khi đó bán kính đoạn vòng phải tăng lên theo công thức tôi đã đề cập ở một trong các comment trước.
b) Tính siêu cao + siêu cao thiếu sao cho nó không phải giảm tốc. Khi đó bán kính đoạn vòng theo công thức tôi đã đề cập ở comment trước nhỏ hơn bán kính tính theo a).
2) Chạy hỗn hợp tàu khách tốc độ cao + tàu hàng tốc độ thấp:
Khi đó phải đảm bảo ở một mức siêu cao nhất định (bản thân giá trị này cũng bị hạn chế trong khoảng max 16-20 cm) thì siêu cao thiếu (max 13-16 cm) đối với tàu có vận tốc lớn và siêu cao thừa (max 7-14 cm, tàu hàng nặng max 10 cm) đối với tàu có vận tốc nhỏ phải nằm trong các giới hạn cho phép để tàu không bị trật bánh hay lật khỏi đường ray, giảm khả năng say tàu xe đối với hành khách do gia tốc bên (tối đa 1-1,2 m/s2).
Trong comment trước, tôi đã nói rằng bài toán không có lời giải nếu tàu khách không giảm tốc xuống mức 250-300 km/h hoặc tàu hàng không tăng tốc độ lên 150-160 km/h (quá nguy hiểm khi tàu hàng nặng chạy ở đoạn vòng với vận tốc gần tối đa này) tại đoạn đường vòng, còn nếu tàu khách giảm tốc độ xuống 250-300 km/h thì bài toán sẽ có lời giải với bán kính cong vừa phải đáp ứng được cả hai điều kiện: vận tốc tàu khách cỡ 250-300 km/h và vận tốc tàu hàng cỡ 100-120 km/h.
Do tổng thể thiết kế đường với Vmax = 350 km/h nên hệ thống đường ray phải chịu được tốc độ vận hành này, không phụ thuộc vào việc đoạn đường đó cong hay thẳng. Chỉ riêng tải trọng động thì nó đã tăng khoảng 25% so với khi Vmax = 250 km/h. Tải trọng va chạm thì phụ thuộc vào độ nhẵn/gồ ghề của thanh ray, các dị thường/khuyết tật tại điểm nối ray, độ ôvan của bánh xe do phân bố tải không đều nên thường tính bằng 50-200% tải trọng tĩnh. Như thế phải chọn loại thép ray/bê tông có các chỉ số chịu lực cao hơn so với thép ray/bê tông cho V = 250 km/h và như thế chi phí cũng cao hơn. Thép sau cùng tích (hypereutectoid) với C > 0,77% và bổ sung crom, vanadi có thể đáp ứng được điều này.
Cụ nói trúng vấn đề rồi. Báo cáo đòi thiết kế 350km/h nhưng không thể nào chạy được ở tốc độ này.
Em nhìn thì chỉ khoảng 260-280km/h nếu chạy hỗn hợp thôi. Tức là sai cái đề bài ban đầu rồi :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top