[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,381
Động cơ
406,775 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chậm hơn máy bay và đắt đỏ không kém máy bay.
Vậy cụ có thích không ???
Chưa tính thêm chuyện mang nợ :(
Đi máy bay thì cũng mang nợ chứ cụ?

Quan điểm của tôi đã nói ở mấy post trước: Chỉ nên làm 3 tuyến cao tốc: Hà nội - Hải phòng, Hà nội - Vinh và Sài gòn - Nha trang, ngoài ra có thể nâng cấp để chạy tàu cao tốc tuyến Huế - Đà nẵng chung với tàu thường (tất nhiên tốc độ sẽ chậm hơn).

Còn những kẻ muốn làm cao tốc toàn tuyến Hà nội - Sài gòn, nói thẳng ra là quân bán nước.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
4,528
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Làm như thế này thì dân Hà Nội sẽ đổ xô về định cư ở Hải Phòng, Vinh. Nhất là Vinh vì dân miền trong ở Hà Nội nhiều. Mà chủ yếu lại là những người thành đạt, mức sống cao, có điều kiện. Mỗi ngày sẽ bỏ ra tâm 6 triệu để đi và về giữa Hà Nội và Vinh. Tốn kém tí nhưng lại được hưởng không khí trong lành của thành phố Vinh, sáng ăn bát cháo lươn Nghệ Anh, làm chén nước chè rồi lững thững đi ra bến tàu ra Hà Nội làm. Tối thì đi ra bến, bắt tàu về Vinh.
Bỏ mẹ, nhưng mà thế thì đường từ bốn phương về ga Hà Nội sẽ tắc hết cho mà xem.
Hà Nội tổ chức giao thông như cái hẽm. Cả 1 vùng phía Nam với miền Trung muốn vào Hà Nội, đi qua cái quận Hoàng Mai và được thiết 1 con đg to ngang lỗ mũi, đó là con đg gom dưới chân cầu Thanh Trì xong rẽ phải vào Giải Phóng. Chứ nếu tổ chức giao thông hơn đầu tôm chút thì đi đg 5B về nhà Hưng Yên, Hải Dương làm ở Hà Nội ngon. Dãn dần dân ra cái thành phố gần Hà Nội. Nhưng đi từ chỗ cao tốc về Hưng Yên mất 20 phút nhưng đi cầu thanh trì vào thành phố có khi mất 2 tiếng. Thế có đến ông nội em sống lại cũng ko dám ở xa trung tâm.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,649
Động cơ
198,101 Mã lực
Đi máy bay thì cũng mang nợ chứ cụ?

Quan điểm của tôi đã nói ở mấy post trước: Chỉ nên làm 3 tuyến cao tốc: Hà nội - Hải phòng, Hà nội - Vinh và Sài gòn - Nha trang, ngoài ra có thể nâng cấp để chạy tàu cao tốc tuyến Huế - Đà nẵng chung với tàu thường (tất nhiên tốc độ sẽ chậm hơn).

Còn những kẻ muốn làm cao tốc toàn tuyến Hà nội - Sài gòn, nói thẳng ra là quân bán nước.
Chạy tàu cao tốc chung với tàu thường, cụ làm em phải phì cười :)))
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,845
Động cơ
339,702 Mã lực
Tuổi
44
Đi máy bay thì cũng mang nợ chứ cụ?

Quan điểm của tôi đã nói ở mấy post trước: Chỉ nên làm 3 tuyến cao tốc: Hà nội - Hải phòng, Hà nội - Vinh và Sài gòn - Nha trang, ngoài ra có thể nâng cấp để chạy tàu cao tốc tuyến Huế - Đà nẵng chung với tàu thường (tất nhiên tốc độ sẽ chậm hơn).

Còn những kẻ muốn làm cao tốc toàn tuyến Hà nội - Sài gòn, nói thẳng ra là quân bán nước.
Đề xuất làm HN-Vinh và Sài gòn - Nha trang thì không bán nước hả??? Đã có 2 tuyến đó rồi khác méo gì HN SG. Còn tham chiếu hiện tại thì tuyến Cao tốc đường bộ Hà nội HP đã đang lỗ nặng vì dân và xe ít chạy do phí cao. GIờ cụ lại còn mong mỏi làm đường sắt cao tốc tuyến này. Tât cả các tuyến đường sắt cao tốc hiện giờ đều không thể cạnh tranh nổi đường bộ về giá, không cạnh tranh nổi hàng không về thời gian và 1 phần giá cũng ko cạnh tranh hơn được nhõn mỗi cái "Cảm giác sướng" hơn mà đề xuất thì hơn cả bán nước, cái đó là khốn nạn. Em không nói ko cần đường sắt cao tốc nhưng khi VN chưa đủ giàu, ngân sách hạn chế và túi tiền của dân cũng không phải vô hạn thì chỉ nên đầu tư cái nào cần thiết hơn và có ý nghĩa lan tỏa hơn.
Một số cụ nói chuyện để tư nhân hay nước ngoài nhảy vào làm. Không có lãi thì tư nhân và đặc biệt nước ngoài chẳng thẳng điên nào vào cả. Đến nhà nước còn thấy không hiệu quả thì họa có điên tư nhân và nước ngoài nó ném vào chỗ không có xơ múi gì. 5 cái dự án PPP hiện nay đưa ra đấu thầu thì chỉ có 3 tuyến là có nhà đầu tư, 2 tuyến là Quốc lộ 45- Nghi sơn và Nghi Sơn - DIễn châu còn chẳng có nđt nào nhảy vào. Tư nhân họ càng soi từng đồng 1 ấy chứ tiền có phải lá mít đâu.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,762
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Tiện thể cụ cho em hỏi, đường sắt của Khựa nó có dùng tiếng Anh không nhỉ?
Hoặc nó có các app chỉ đường giống bọn Đức hay Nhật như em đánh dấu bên dưới không?
659214D5-1403-4F7E-BC71-78BFC3357D49.jpeg

Hôm nay tự dưng đọc về tuyến đường sắt nối Khựa - Lào thấy ham quá, sang năm
mà nối tuyến thì em định làm luôn 1 cung Côn Minh - Luang Pha Bang - Viên Chăn.
Em qua mấy tp của khựa thì thấy các bảng báo, biển chỉ dẫn của nó đa phần bằng tiếng Trung, rất ít bằng tiếng Anh. Trên tàu cũng vậy, toàn tiếng Trung thôi. Và nói chung là rất ít người TQ biết tiếng Anh.

Cụ sang TQ mà trải nghiệm tàu cao tốc. Cứ phải được nhìn, được sờ, được đi thực tế mới cảm nhận được nó phê như thế nào :D .
Em chưa được đi tàu cao tốc Nhật nhưng bạn em nó đi rồi thì nó nói tàu cao tốc của TQ êm và tốc độ cao hơn của Nhật.

Công nhận bọn TQ nó nhái giỏi thật. Đầu tiên nó mua các công nghệ đsct của châu Âu và Nhật để chế tạo rồi sau đó nó sao chép nghiên cứu phát triển, giờ nó đã làm chủ được công nghệ đsct.
Hiện tại thì đsct TQ đã đứng hàng đầu thế giới cả về quy mô lẫn công nghệ. TGV phải gọi tàu cao tốc của TQ bằng ông nội...
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,845
Động cơ
339,702 Mã lực
Tuổi
44
Đơn giản vì không đầu tư là không phát triển.
Nhu cầu phải có đường sắt hiện đại là bức thiết, cần thiết cho sự phát triển kinh tế.
Ngành đường sắt không được đầu tư đúng tầm, mọi thứ hiện có gần như không thay đổi lớn từ khi được xây dựng cách cả 100 năm nên thua lỗ là điều đã được dự báo trước, không phản ánh được nhu cầu vận tải đường sắt của nền kinh tế.
Bức thiết khi và chỉ khi cái hệ thống đường sắt hiện tại đang vận hành vượt cả công suất, tàu chạy liên tục không đáp ứng nổi nhu cầu hiện tại thì mới cần phải đầu tư tiếp. Giờ cái tuyến bắc nam và các tuyến đường sắt vận hành bởi VNR đều đang ngắc ngoải, không cạnh tranh nổi với đường bộ đường sắt (có đợt còn đề xuất hạn chế phát triển đường khoogn sân bay để tạo nhu cầu cho đường sắt ) lỗ chỏng vó đang phải đi vay để trả lương cho nhân viên mà còn đòi đầu tư hệ thống đường sắt mới đắt đỏ hơn cao cấp hơn thì đúng là thần kinh.
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Đi máy bay thì cũng mang nợ chứ cụ?

Quan điểm của tôi đã nói ở mấy post trước: Chỉ nên làm 3 tuyến cao tốc: Hà nội - Hải phòng, Hà nội - Vinh và Sài gòn - Nha trang, ngoài ra có thể nâng cấp để chạy tàu cao tốc tuyến Huế - Đà nẵng chung với tàu thường (tất nhiên tốc độ sẽ chậm hơn).

Còn những kẻ muốn làm cao tốc toàn tuyến Hà nội - Sài gòn, nói thẳng ra là quân bán nước.
Đi máy bay thì mang nợ gì vậy cụ?
 

SesameStreet

Xe điện
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
4,529
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
43
Cụ sang TQ mà trải nghiệm tàu cao tốc. Cứ phải được nhìn, được sờ, được đi thực tế mới cảm nhận được nó phê như thế nào :D .
Em chưa được đi tàu cao tốc Nhật nhưng bạn em nó đi rồi thì nó nói tàu cao tốc của TQ êm và tốc độ cao hơn của Nhật.

Công nhận bọn TQ nó nhái giỏi thật. Đầu tiên nó mua các công nghệ đsct của châu Âu và Nhật để chế tạo rồi sau đó nó sao chép nghiên cứu phát triển, giờ nó đã làm chủ được công nghệ đsct.
Hiện tại thì đsct TQ đã đứng hàng đầu thế giới cả về quy mô lẫn công nghệ. TGV phải gọi tàu cao tốc của TQ bằng ông nội...
Đầy cụ of đi tàu cao tốc Ý, Pháp, TBN đủ hết cụ ạ.
Rất sạch sẽ, chạy êm.
Nhưng mà nhắc đến giá vé là các cụ chạy mất dép.
Thêm khoản đóng góp thuế phí sau này để có tiền làm đsct nữa thì thôi, xin dẹp.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,381
Động cơ
406,775 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đề xuất làm HN-Vinh và Sài gòn - Nha trang thì không bán nước hả??? Đã có 2 tuyến đó rồi khác méo gì HN SG. Còn tham chiếu hiện tại thì tuyến Cao tốc đường bộ Hà nội HP đã đang lỗ nặng vì dân và xe ít chạy do phí cao. GIờ cụ lại còn mong mỏi làm đường sắt cao tốc tuyến này. Tât cả các tuyến đường sắt cao tốc hiện giờ đều không thể cạnh tranh nổi đường bộ về giá, không cạnh tranh nổi hàng không về thời gian và 1 phần giá cũng ko cạnh tranh hơn được nhõn mỗi cái "Cảm giác sướng" hơn mà đề xuất thì hơn cả bán nước, cái đó là khốn nạn. Em không nói ko cần đường sắt cao tốc nhưng khi VN chưa đủ giàu, ngân sách hạn chế và túi tiền của dân cũng không phải vô hạn thì chỉ nên đầu tư cái nào cần thiết hơn và có ý nghĩa lan tỏa hơn.
Một số cụ nói chuyện để tư nhân hay nước ngoài nhảy vào làm. Không có lãi thì tư nhân và đặc biệt nước ngoài chẳng thẳng điên nào vào cả. Đến nhà nước còn thấy không hiệu quả thì họa có điên tư nhân và nước ngoài nó ném vào chỗ không có xơ múi gì. 5 cái dự án PPP hiện nay đưa ra đấu thầu thì chỉ có 3 tuyến là có nhà đầu tư, 2 tuyến là Quốc lộ 45- Nghi sơn và Nghi Sơn - DIễn châu còn chẳng có nđt nào nhảy vào. Tư nhân họ càng soi từng đồng 1 ấy chứ tiền có phải lá mít đâu.
Nếu cụ soi tuyến HN-HP thì tôi sẽ bàn với cụ.

Hiện giờ giá vé xe limousine HN-HP là 200-250 ngàn chạy suốt ngày. Cao tốc HN-HP 195 ngàn, nhưng phải có xe + tiền xăng khoảng 180 ngàn nữa.

Nếu có tàu cao tốc HN-HP vé 150 ngàn (tính theo mức độ của TQ hiện tại) và thời gian đi khoảng 45-50 phút thì tôi đảm bảo lượng người đi sẽ tăng đột biến. Không thể lấy tình hình hiện nay để suy ra đâu.

Làm một tuyến ĐSCT dù chỉ có 100km như HN-HP cũng phải mất ít nhất 5-7 năm, lúc đó thu nhập và nhu cầu của dân chúng đã khác hẳn bây giờ rồi.
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Đi máy bay thì cũng mang nợ chứ cụ?

Quan điểm của tôi đã nói ở mấy post trước: Chỉ nên làm 3 tuyến cao tốc: Hà nội - Hải phòng, Hà nội - Vinh và Sài gòn - Nha trang, ngoài ra có thể nâng cấp để chạy tàu cao tốc tuyến Huế - Đà nẵng chung với tàu thường (tất nhiên tốc độ sẽ chậm hơn).

Còn những kẻ muốn làm cao tốc toàn tuyến Hà nội - Sài gòn, nói thẳng ra là quân bán nước.
Tuyến Hà nội-Hải phòng thì chạy tàu 350 km kể khí phí bởi nhẽ chắc chả bao giờ đạt được tốc 300 cây/giờ
Hà Nội-Vinh thì đầu Vinh được bao mống có nhu cầu ra Hà nội trong 1 ngày để còn xếp chuyến ???
Tuyến Nha trang chưa có xét :)
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,845
Động cơ
339,702 Mã lực
Tuổi
44
Nếu cụ soi tuyến HN-HP thì tôi sẽ bàn với cụ.

Hiện giờ giá vé xe limousine HN-HP là 200-250 ngàn chạy suốt ngày. Cao tốc HN-HP 195 ngàn, nhưng phải có xe + tiền xăng khoảng 180 ngàn nữa.

Nếu có tàu cao tốc HN-HP vé 150 ngàn (tính theo mức độ của TQ hiện tại) và thời gian đi khoảng 45-50 phút thì tôi đảm bảo lượng người đi sẽ tăng đột biến. Không thể lấy tình hình hiện nay để suy ra đâu.

Làm một tuyến ĐSCT dù chỉ có 100km như HN-HP cũng phải mất ít nhất 5-7 năm, lúc đó thu nhập và nhu cầu của dân chúng đã khác hẳn bây giờ rồi.
Giá vé của TQ là họ tự chủ và tự làm nên rẻ nhất thế giới rồi. Cụ cứ tham chiếu cái giá đó để làm chi vì chắc chắn Việt nam không thể làm ra được giá đó mà nhà nước không phải bù lỗ cả. Còn so với các tuyến các nước khác thì nó không cạnh tranh nổi rồi. Lưu ý nhé giá vé đường sắt Hà nội - Hải phòng cổ lỗ sỹ làm cách đây gần trăm năm đã 130k nhé. Cụ có hoang tưởng ko khi mơ đường sắt cao tốc xây mới tuyến này giá 150k?
 
Chỉnh sửa cuối:

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Đầy cụ of đi tàu cao tốc Ý, Pháp, TBN đủ hết cụ ạ.
Rất sạch sẽ, chạy êm.
Nhưng mà nhắc đến giá vé là các cụ chạy mất dép.
Thêm khoản đóng góp thuế phí sau này để có tiền làm đsct nữa thì thôi, xin dẹp.
Em đồ trong đám ốp phơ ở đây có vô số đồng chí sẽ rất bất bình với ý của cụ :P
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,381
Động cơ
406,775 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tuyến Hà nội-Hải phòng thì chạy tàu 350 km kể khí phí bởi nhẽ chắc chả bao giờ đạt được tốc 300 cây/giờ
Hà Nội-Vinh thì đầu Vinh được bao mống có nhu cầu ra Hà nội trong 1 ngày để còn xếp chuyến ???
Tuyến Nha trang chưa có xét :)
Không cần 350km giờ mà chỉ cần nhiều nhất 250km giờ thậ chí 200km giờ, nhưng tàu phải đẹp, sạch, đúng giờ và hiện đại.

Tại sao bây giờ ng ta tránh đi tàu? Vì nó chậm và lạc hậu, tàu VN bản chất vẫn là tiện nghi của những năm 1950.

Nếu có 1 con tàu thế này chạy HN-HP trong dưới 1 tiếng và giá vé 150-200 ngàn đồng:
Hispeed.jpg


Thì người ta sẽ chọn tàu để đi, và từ đó sẽ sinh ra nhiều nhu cầu đi lại khác chứ không dừng ở mức hiện tại.

Về thuyến Hà nội - Vinh: cụ hơi nhầm khi nghĩ rằng nhu cầu đi lại HN-Vinh không cao. Rất cao đấy cụ ạ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,845
Động cơ
339,702 Mã lực
Tuổi
44
Không cần 350km giờ mà chỉ cần nhiều nhất 250km giờ thậ chí 200km giờ, nhưng tàu phải đẹp, sạch, đúng giờ và hiện đại.

Tại sao bây giờ ng ta tránh đi tàu? Vì nó chậm và lạc hậu, tàu VN bản chất vẫn là tiện nghi của những năm 1950.

Nếu có 1 con tàu thế này chạy HN-HP trong dưới 1 tiếng và giá vé 150-200 ngàn đồng:
Hispeed.jpg


Thì người ta sẽ chọn tàu để đi, và từ đó sẽ sinh ra nhiều nhu cầu đi lại khác chứ không dừng ở mức hiện tại.

Về thuyến Hà nội - Vinh: cụ hơi nhầm khi nghĩ rằng nhu cầu đi lại HN-Vinh không cao. Rất cao đấy cụ ạ.
Cụ lại nếu với thì. Nếu Thì của cụ thì có thể bán được Cầu Long Biên rồi. GIá vé đường sắt tuyến HN - Hải Phòng trên cái đường ray gần trăm năm với tàu cũ kỹ đã là 130k/chiều. Giờ cụ lại mơ được cái tàu như trong hình (thực tế là chẳng đẹp) chạy cao tốc mà có giá 150-200k mà nhà nước không phải bù lỗ thì đúng là hoang tưởng. Cái này cụ cứ tham chiếu cho tất cả các tuyến đường sắt còn lại và giá vé của nó để hiểu tại sao đường sắt cũ kỹ không cạnh tranh nổi các phương tiện khác về giá thì đừng có mơ ĐSCT hiện đại cao cấp hơn nhiều lại có thể cạnh tranh được.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,940
Động cơ
395,754 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Không cần 350km giờ mà chỉ cần nhiều nhất 250km giờ thậ chí 200km giờ, nhưng tàu phải đẹp, sạch, đúng giờ và hiện đại.

Tại sao bây giờ ng ta tránh đi tàu? Vì nó chậm và lạc hậu, tàu VN bản chất vẫn là tiện nghi của những năm 1950.

Nếu có 1 con tàu thế này chạy HN-HP trong dưới 1 tiếng và giá vé 150-200 ngàn đồng:
Hispeed.jpg


Thì người ta sẽ chọn tàu để đi, và từ đó sẽ sinh ra nhiều nhu cầu đi lại khác chứ không dừng ở mức hiện tại.

Về thuyến Hà nội - Vinh: cụ hơi nhầm khi nghĩ rằng nhu cầu đi lại HN-Vinh không cao. Rất cao đấy cụ ạ.
"mầm non" văn điển
cứ yên tâm, đã xây đường riêng lại 2 chiều thì không có chuyện chậm trễ .


- và từ Hà nội đi Hải phồng lại mò xuống tận Trâu Quỳ mới có thể đi ( nhìn các khu gần hơn chưa thấy điểm sáng nào đất rộng ) , chắc khối người ngồi mẹ limousine cho lành

mức giá 150 ngàn hài hước quá trời . liệu một ngày có thể huy động bao nhiêu đoàn tàu chạy tần suất đủ phổ cập .

còn chuyện intermodal hàng hoá lại khác nữa .
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Tóm lại là dư dả rồi hẵng làm. Trước mắt hãy lo ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán, thiếu nước ngọt. Vệ sinh môi trường, nước thải, chất thải rắn đâu vào đấy đi đã.

Dự toán ngân sách cho 2020 lập cuối 2019 tức là trước Covid mà đã dự vay 20 tỷ đô trong đó 10 tỷ đô để trả nợ đấy các ông ah. Đã đủ ăn đâu mà tính mua con SH đi ăn kem cho nó nhã.

Trong Kinh tế học có một cái term hay hay là "Spill-over effect" - hiệu ứng lan tỏa. Ví dụ nôm na như là ta đầu tư mạnh vào ngành ô tô thì sẽ thúc đẩy trình độ chế tạo ốc vít, từ đó có những người làm ốc vít giỏi nhảy sang làm ngành khác ví dụ như rô bốt và thế là lĩnh vực này cũng tiến lên. Đầu tư thế rất có lợi. Tuy nhiên chính cơ quan hữu quan còn phải thừa nhận thế này thì lan tỏa cái gì:

“Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các Bộ đưa các kịch bản, phương án đầu tư công nghệ khác nhau sẽ vênh về tổng mức đầu tư”, ông Thắng khẳng định. Tuy nhiên, theo ông Thắng, Tư vấn vẫn “tua lại” những nội dung về công nghệ đường sắt tốc độ cao đã được báo cáo cách đây 10 năm, trong khi khả năng tiếp cận công nghệ nước ta vẫn nhập khẩu tất cả các trang thiết bị, chưa chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực về công nghệ. “

Các doanh nghiệp cơ khí đường sắt chưa thể đóng các toa xe đầu máy 200-300km/giờ. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn phát triển đường sắt đô thị nhưng khả năng làm chủ công nghệ cực yếu, lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài như tuyến Cát Linh-Hà Đông công nghệ Trung Quốc, Nhổn-Ga Hà Nội của Pháp... nên chi phí đắt đỏ”, ông Thắng chỉ rõ thực tế.

Cho rằng nếu kỳ vọng làm ngay dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ rất khó khăn và cần xem xét về vấn đề công nghệ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, theo báo cáo của liên danh Tư vấn, Việt Nam có thể chủ động 50% về công nghệ nhưng thực tế nước ta chỉ chủ động về xi măng, cát, đá sỏi, con người, còn liên quan đến đầu máy toa xe thì không thể tiếp cận, ít nhất phải có nền tảng.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top