[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,569
Động cơ
13,966 Mã lực
Thiết kế 350km/h + 22,5 tấn/trục: Cho phép chạy cả tàu khách và tàu hàng nhẹ (thường có tải trọng trục từ 17,5 tấn trở xuống) và tàu hàng nặng có tải trọng trục tới 22,5 tấn. Tàu hàng nặng chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi tỉ số trọng lượng hàng / trọng lượng toa xe rỗng cao hơn.
I. Chạy trên đoạn thẳng:
Tàu khách có tổng trọng lượng khoảng 500 - 1.000 tấn chạy 350 km/h hoặc tối đa theo mức thiết kế, còn tàu hàng thì giới hạn là tốc độ cao nhất (hiện tại 160 km/h) mà nó có thể chạy, do các vấn đề liên quan như lực kéo (tractive force) phải lớn hơn để chạy tàu hàng có tổng trọng lượng 2.700 tấn - 12.000 tấn trong khi động cơ có những giới hạn kỹ thuật liên quan tới vật liệu chế tạo ra nó vật liệu từ/vật liệu chịu lực khi chế tạo động cơ điện, vật liệu chế tạo các chi tiết chịu lực của động cơ diesel) nên công suất không thể tăng vô hạn (lực kéo = công suất / tốc độ quay), tiêu hao năng lượng tăng mạnh khi tăng tốc độ chạy tàu (có tài liệu cho rằng tiêu hao năng lượng tăng theo hàm bậc 3 của vận tốc) dẫn tới chi phí vận chuyển cao hơn khi vận tốc tàu hàng lớn hơn.
Còn ở đoạn vòng thì có 2 trường hợp xảy ra:
1) Nếu chỉ chạy tàu khách:
a) Tính mỗi siêu cao sao cho nó không phải giảm tốc. Khi đó bán kính đoạn vòng phải tăng lên theo công thức tôi đã đề cập ở một trong các comment trước.
b) Tính siêu cao + siêu cao thiếu sao cho nó không phải giảm tốc. Khi đó bán kính đoạn vòng theo công thức tôi đã đề cập ở comment trước nhỏ hơn bán kính tính theo a).
2) Chạy hỗn hợp tàu khách tốc độ cao + tàu hàng tốc độ thấp:
Khi đó phải đảm bảo ở một mức siêu cao nhất định (bản thân giá trị này cũng bị hạn chế trong khoảng max 16-20 cm) thì siêu cao thiếu (max 13-16 cm) đối với tàu có vận tốc lớn và siêu cao thừa (max 7-14 cm, tàu hàng nặng max 10 cm) đối với tàu có vận tốc nhỏ phải nằm trong các giới hạn cho phép để tàu không bị trật bánh hay lật khỏi đường ray, giảm khả năng say tàu xe đối với hành khách do gia tốc bên (tối đa 1-1,2 m/s2).
Trong comment trước, tôi đã nói rằng bài toán không có lời giải nếu tàu khách không giảm tốc xuống mức 250-300 km/h hoặc tàu hàng không tăng tốc độ lên 150-160 km/h (quá nguy hiểm khi tàu hàng nặng chạy ở đoạn vòng với vận tốc gần tối đa này) tại đoạn đường vòng, còn nếu tàu khách giảm tốc độ xuống 250-300 km/h thì bài toán sẽ có lời giải với bán kính cong vừa phải đáp ứng được cả hai điều kiện: vận tốc tàu khách cỡ 250-300 km/h và vận tốc tàu hàng cỡ 100-120 km/h.
Do tổng thể thiết kế đường với Vmax = 350 km/h nên hệ thống đường ray phải chịu được tốc độ vận hành này, không phụ thuộc vào việc đoạn đường đó cong hay thẳng. Chỉ riêng tải trọng động thì nó đã tăng khoảng 25% so với khi Vmax = 250 km/h. Tải trọng va chạm thì phụ thuộc vào độ nhẵn/gồ ghề của thanh ray, các dị thường/khuyết tật tại điểm nối ray, độ ôvan của bánh xe do phân bố tải không đều nên thường tính bằng 50-200% tải trọng tĩnh. Như thế phải chọn loại thép ray/bê tông có các chỉ số chịu lực cao hơn so với thép ray/bê tông cho V = 250 km/h và như thế chi phí cũng cao hơn. Thép sau cùng tích (hypereutectoid) với C > 0,77% và bổ sung crom, vanadi có thể đáp ứng được điều này.
Có vẻ như cụ đang tinh max 350km/h trên toàn tuyến. Tốc độ vận hành bình quân chỉ khoảng 85% tốc độ tối đa?

Giả định này của cụ có thể sai: “Do tổng thể thiết kế đường với Vmax = 350 km/h nên hệ thống đường ray phải chịu được tốc độ vận hành này, không phụ thuộc vào việc đoạn đường đó cong hay thẳng”
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,969
Động cơ
362,315 Mã lực
Tuổi
124
Tôi không rõ thép ray khó hay dễ làm.
Như các chiên da trên kia thì Thép ray tử tế, bán xuất khẩu được, không dễ cho lắm.

Thế nên, nếu có độc bộ ray xuyên Việt, thì anh Long không quan tâm đâu bác.
Còn nếu xuất khẩu được, thì có thể yêu cầu ảnh của ưu tiên bán cho quê nhà, hy vọng ảnh đồng ý.
Cụ không phải người trong ngành này thì có thể hiểu được lý do tại sao cụ lại cho rằng "thép ray tử tế, bán xuất khẩu được, không dễ cho lắm", và cảm nhận của cá nhân tôi là trong phát biểu này có phần nào đó là thái độ khá coi thường khả năng, trình độ, khát vọng luyện thép của người Việt; mà trong số đó nhiều người đã từng học tập và thực hành công nghệ luyện kim đen (gang, thép) tại các trường đại học và/hoặc doanh nghiệp thép tầm cỡ thế giới. Tôi có vài dịp tiếp xúc/làm việc với họ nên có thể hiểu tương đối về năng lực, trình độ và khát vọng cống hiến của họ. Dù chỉ hiểu sơ sơ, nhưng tôi cũng biết được thép phải đáp ứng được các chỉ tiêu cơ, lý, hóa nào để đạt tiêu chuẩn làm thép ray và các bước/quy trình công nghệ nào cần phải có để đạt được các chỉ tiêu này.
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,482
Động cơ
387,475 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Về kỹ thuật thì không có vấn đề gì nhưng sẽ tốn thêm khá nhiều tiền, mà cái chính là tốn tiền không cần thiết. Giống như cụ xây ngôi nhà ở có cột trụ và chạy điều hòa, nhưng vẫn làm tường dày 60cm.
Cả Nga lẫn UKR bây giờ vẫn chở thiết bị quân sự bằng đường sắt, chưa kể các loại vũ khí khác thiết kế lợi dụng đường sắt.
Nếu có mục đích an ninh quốc phòng thì việc tốn kém thêm.chi phí là việc đương nhiên.
Thời bình vẫn phải nuôi gần triệu quân, không lẽ giải tán hết cho đỡ tốn kém?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,831
Động cơ
410,740 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cả Nga lẫn UKR bây giờ vẫn chở thiết bị quân sự bằng đường sắt, chưa kể các loại vũ khí khác thiết kế lợi dụng đường sắt.
Nếu có mục đích an ninh quốc phòng thì việc tốn kém thêm.chi phí là việc đương nhiên.
Thời bình vẫn phải nuôi gần triệu quân, không lẽ giải tán hết cho đỡ tốn kém?
"Chở bằng đường sắt" khác với "Chở bằng đường sắt cao tốc" cụ ợ.
 

bmw_diesel

Xe buýt
Biển số
OF-49162
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
715
Động cơ
466,212 Mã lực
Cả Nga lẫn UKR bây giờ vẫn chở thiết bị quân sự bằng đường sắt, chưa kể các loại vũ khí khác thiết kế lợi dụng đường sắt.
Nếu có mục đích an ninh quốc phòng thì việc tốn kém thêm.chi phí là việc đương nhiên.
Thời bình vẫn phải nuôi gần triệu quân, không lẽ giải tán hết cho đỡ tốn kém?
Chuyên gia đường sắt mạng đó đang trả lời 1 câu rất ngu ngơ :)
Vs 1 đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc thì chuẩn bị và phòng ngừa thì ko có gì là thừa cả.
Cụ còm lại chuyên gia mạng ấy lgi, đọc xog còm đó e định còm nhưng nghĩ lại vs những thành phần đó nên bỏ qua thì tốt hơn :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Newmanhn1

Xe máy
Biển số
OF-836896
Ngày cấp bằng
11/7/23
Số km
77
Động cơ
2,017 Mã lực
Tuổi
24
"Chở bằng đường sắt" khác với "Chở bằng đường sắt cao tốc" cụ ợ.
Lúc đánh nhau sống chết thì bàn thờ còn lôi ra lót đường cho xe đi. Lúc đấy thì ĐS hay ĐSCT có cần phân biệt không cụ? Liệu có quy được ra tiền trong các trường hợp như vậy?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,831
Động cơ
410,740 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lúc có chiến tranh thì chở bằng "đường sắt" hay "đsct" có lợi hơn cho Đất nước thưa chuyên gia?
Vừa làm đường tải trọng trục 22,5 tấn để "nhỡ chiến tranh thì dùng" vừa dự kiến giá vé bằng 3/4 vé máy bay phổ thông. Định chất bao nhiêu sự phi lý lên cái dự án này? Tiền dân là lá đa à?
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,569
Động cơ
13,966 Mã lực
Chuyên gia đường sắt mạng đó đang trả lời 1 câu rất ngu ngơ :)
Vs 1 đất nước đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc thì chuẩn bị và phòng ngừa thì ko có gì là thừa cả.
Cụ còm lại chuyên gia mạng ấy lgi, đọc xog còm đó e định còm nhưng nghĩ lại vs những thành phần đó nên bỏ qua thì tốt hơn :)
Em vẫn nghĩ sẽ có phương án vi chỉnh để đạt các tiêu chuẩn, có “đặc cách” ở một số điểm khó. Trường hợp xấu thời gian thực tế chạy Bắc Nam kéo dài hơn tiền khả thi chút xíu.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,831
Động cơ
410,740 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lúc đánh nhau sống chết thì bàn thờ còn lôi ra lót đường cho xe đi. Lúc đấy thì ĐS hay ĐSCT có cần phân biệt không cụ? Liệu có quy được ra tiền trong các trường hợp như vậy?
Như tôi đã nói ở trên, yêu cầu tải trọng trục 22,5 tấn không biết bao giờ mới dùng đến và dự kiến giá vé bằng 3/4 giá vé máy bay phổ thông là 2 yêu cầu trái ngược nhau hoàn toàn. Nó đòi hỏi ngân sách không chỉ chi ra vốn quá lớn để xây dựng mà sau đó còn rất nhiều tiền bù lỗ cho các năm sau.

Với số ngân sách đó, thà bỏ tiền ra nâng cấp đường sắt 1 m hiện tại lên đường 1.435mm tốc độ 100km/h còn hợp lý hơn. Đường đơn 100km/h Ấn độ làm max là 1,2 triệu đô/km.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,569
Động cơ
13,966 Mã lực
Vừa làm đường tải trọng trục 22,5 tấn để "nhỡ chiến tranh thì dùng" vừa dự kiến giá vé bằng 3/4 vé máy bay phổ thông. Định chất bao nhiêu sự phi lý lên cái dự án này? Tiền dân là lá đa à?
Nhiều ý kiến quá nhiều bộ ngành “kê cân gân gà” ai cũng quan trọng phải chiều hết nên thiết kế phải nghĩ miu :D tập thể là vậy, những dự án thế này đẽo cày giữa đường người làm dự án rất cực.
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
640
Động cơ
43,734 Mã lực
IMG_1109.png

Các cụ lên facebook có bài đăng mới nhất của Thông tin chính phủ. Nội dung mà thứ trưởng Huy khẳng định là hoàn thành xong năm 2035 mà bữa bài báo Vnexpress thì trích dẫn là thứ trưởng Huy bảo hoàn thành toàn tuyến vào năm 2045. Qua nôị dung bài này thì e nghĩ sẽ chọn nhà thầu TQ thi công tuyến này.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,020 Mã lực
Tôi không rõ thép ray khó hay dễ làm.
Như các chiên da trên kia thì Thép ray tử tế, bán xuất khẩu được, không dễ cho lắm.

Thế nên, nếu có độc bộ ray xuyên Việt, thì anh Long không quan tâm đâu bác.
Còn nếu xuất khẩu được, thì có thể yêu cầu ảnh của ưu tiên bán cho quê nhà, hy vọng ảnh đồng ý.
Khéo lo bò trắng răng, 1 thằng trên răng dưới d.ai lại đi lo cho thằng tỉ phú. Về rail mà nói, thì ngoài rail xuyên Việt sẽ còn tiếp là rail xuyên Việt chuyên chở hàng tức là thay thế cái tuyến đs khổ 1m thành 1m45 khổ đôi. Tiếp nữa là rail Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Móng Cái- Hạ Long - Hải Phòng.
Ở Miền Trung thì có tuyến Vientian- Vũng Áng, Đà Nẵng - Kon Tum - Gia Lai- Daklak- Daknong- Bình Phước.
Miền Nam thì làm tiếp đsct HCM- Cần Thơ, Biên Hòa Vũng Tàu, đường sắt HCM- Lộc Ninh. Tiếp đoa là các dự án đường sắt đô thị. Hn và HCM dự tính tiêu tầm vài tỉ đô cho đường sắt đô thị, Hải Phòng, Đà Nẵng đều ham he làm.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,020 Mã lực
Vừa làm đường tải trọng trục 22,5 tấn để "nhỡ chiến tranh thì dùng" vừa dự kiến giá vé bằng 3/4 vé máy bay phổ thông. Định chất bao nhiêu sự phi lý lên cái dự án này? Tiền dân là lá đa à?
Sao cụ cứ lăn tăn việc tiền là lá đa làm gì?? Tổng mức đầu tư là 67 tỉ đô. ( đã bao gồm cái yêu cầu tải trọng trục 22,5 tấn - do bên quốc phòng yêu cầu). Nếu trừ tiền mua tàu ra thì còn tầm 50 tỉ đô thôi, đền bù gpmb hết 20 tỷ. Vậy tiền đầu tư cái hạ tầng thực tế đường sắt kia chỉ đâu đó 30 tỷ đô đi! Cứ coi như vì yêu cầu 22,5 tấn kia do quốc phòng mà làm tăng tổng mức đầu tư lên thêm 10% là thêm 3 tỉ đi, không ảnh hưởng nhiều đến giá vé vì nhà nước đã xác định đầu tư hạ tầng free. 3 tỷ bằng 10% thiệt hại do Vạn Thịnh Phát gây ra thôi.. Mà 3 tỷ phục vụ mục đích quốc phòng sao phải xoắn??
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,831
Động cơ
410,740 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sao cụ cứ lăn tăn việc tiền là lá đa làm gì?? Tổng mức đầu tư là 67 tỉ đô. ( đã bao gồm cái yêu cầu tải trọng trục 22,5 tấn - do bên quốc phòng yêu cầu). Nếu trừ tiền mua tàu ra thì còn tầm 50 tỉ đô thôi, đền bù gpmb hết 20 tỷ. Vậy tiền đầu tư cái hạ tầng thực tế đường sắt kia chỉ đâu đó 30 tỷ đô đi! Cứ coi như vì yêu cầu 22,5 tấn kia do quốc phòng mà làm tăng tổng mức đầu tư lên thêm 10% là thêm 3 tỉ đi, không ảnh hưởng nhiều đến giá vé vì nhà nước đã xác định đầu tư hạ tầng free. 3 tỷ bằng 10% thiệt hại do Vạn Thịnh Phát gây ra thôi.. Mà 3 tỷ phục vụ mục đích quốc phòng sao phải xoắn??
Lấy đâu ra con số 30 tỉ hả cụ? Trung quốc tự làm 1.320km năm 2008 (Bắc kinh - Thượng hải) còn hết 30 tỉ mà là tải trọng trục 17,5 tấn. VN lấy gì để nghĩ làm hơn 1.500km tải trọng trục 22,5 tấn và giá trị đô-la năm 2030-2035 cũng chỉ hết có 30 tỉ? Ít nhất phải 40 thậm chí 50 tỉ!

Điều đáng lo ở đây không phải là những chi tiết riêng lẻ, mà thông qua đó có thể thấy rõ sự không chuẩn bị, thiếu kiến thức cơ bản, thậm chí không nghiêm túc của những người được cho là khai phát dự án. Trong tình trạng đó lại còn định ép tiến độ đến mức 2035 thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,020 Mã lực
Lấy đâu ra con số 30 tỉ hả cụ? Trung quốc tự làm 1.320km năm 2008 (Bắc kinh - Thượng hải) còn hết 30 tỉ mà là tải trọng trục 17,5 tấn. VN lấy gì để nghĩ làm hơn 1.500km tải trọng trục 22,5 tấn và giá trị đô-la năm 2030-2035 cũng chỉ hết có 30 tỉ? Ít nhất phải 40 thậm chí 50 tỉ!

Điều đáng lo ở đây không phải là những chi tiết riêng lẻ, mà thông qua đó có thể thấy rõ sự không chuẩn bị, thiếu kiến thức cơ bản, thậm chí không nghiêm túc của những người được cho là khai phát dự án. Trong tình trạng đó lại còn định ép tiến độ đến mức 2035 thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
Mịa đến nản với cụ. TQ làm 30 tỷ là tổng mức đầu tư, cụ phải so với 67 tỷ của VN chứ?? Tôi không biết gì về đsct hết nhưbg mà hội trình đề án này 20 năm kiên định loại 350 km/ h nói họ không chuẩn bị thiếu kiến thức là không hợp đạo lí chút nào cả. Có lẽ kiến thức về đsct của họ thì những người như cụ chưa kịp cập nhật.
 

quanghuy_xd

Xe tải
Biển số
OF-651374
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
327
Động cơ
110,805 Mã lực
Tuổi
38
Nêư như các chỉ số dự báo kinh tế của thế giới thì thừa khách ấy chứ.
1. Nhu cầu đi lại mỗi năm tăng 20%. Như vậy nhu cầu là có thật.
2. Tăng trưởng kinh tế VN mức 6-7% năm đến 2035 thì tầm 10k đô không phải lo.
Chi phí vận hành như cụ gì đã tính thì với 60 triệu khách giá vé là 2,3 triệu mới huề vốn( lấy tham chiếu phí vận hành của Đài Loan). Nhưng mà Đài Loan xài hàng Nhật, giá điện mắc hơn giá điện VN, nhân công mắc hơn nhân công VN nên tạm lấy phí vận hành của VN là 50% bên Đài Loan thôi. Như vậy với 60 triệu khách BN thì giá tầm 1,2 tr là huề vốn. Giá huề vốn là 1,2 tr thì bán 1,7 ngừoi ta chẳng đi ầm ầm sao?? 1,7 triệu cho vé BN thì xe khách giường nằm Bắc Nam chết đứng hết( mà thực tế là bên TQ xe khách đường dài trên 1000km giờ cũng chết tươi).
Chỉ số kinh tế nào dự báo nhu cầu đi lại mỗi năm của Việt Nam tăng 20% đó cụ? Thông thường tính toán để thiết kế giao thông người ta chỉ lấy tỉ lệ dự báo tăng trưởng xe cộ/mật độ giao thông tương đương như tăng trưởng GDP hàng năm thôi. Còn GDP nước mình trong 10 năm tới không được 6-7% năm đâu. Chỉ cần 5% trong vòng 10 năm liền có lẽ đã là thiên đường rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top