[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,254
Động cơ
55,715 Mã lực
Tuổi
24
siêu xe 350km/h đi cùng đường với xe tải thôi chứ không phải hai xe kéo nhau, vấn đề ở đây là bài toán kinh tế khi đầu tư thôi, tải trọng trục của tàu khách đâu đó 15 t/trục trong khi tàu hàng 25 tấn/trục mà hiệu quả khai thác tàu hàng lại thấp. nếu chỉ riêng tàu khách 350km/h thì tiết kiệm hơn khai thác hỗ hợp đâu đó chục tỏi $
Chục đồng là nhiều rồi bác.

Nếu Tàu khách = Tàu hàng = max 200kmh, thì tôi đoán mò, phải tiết kiệm hơn chục tỏi nữa.
Có phải không ạ?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kể cả trường hợp muốn chạy tàu có tải trọng trục 22.5 với tốc độ 350km/h cũng đâu quá khó. Chỉ là tăng tải cầu đường lên thôi, mà cái đó hầu hết trong nước chủ động được. Chi phí cầu đường tăng lên khoảng 5% các nhà thầu trong nước cũng vui
Tàu hàng container thì ko ai chạy 350km/h cả. Đâu đó 160km/h thôi phải không cụ? với 160km/h thì có khi cụ tăng tải trục lên 40 tấn cũng ok
Thế giới hiện tại không nước nào chạy tàu hàng nặng 140km/h. Ngay cả Đức cũng đang chỉ dám chạy tàu hàng nặng 120km/h, tàu 140km/h chỉ chở hàng nhẹ.

Với tàu hàng 120km/h ở Đức thì lại giới hạn tổng trọng lượng đoàn tàu là 950 tấn (2 đầu tàu +11 toa hàng x 2 cont 40'), Còn đoàn tàu hàng nặng dài hàng chục toa thì chỉ chạy 80km/h.

Ngoài ra thì như tôi nói ở post trước, đường 300km/h trở lên có nền đường khác hẳn đường 250km/h trở xuống và không thể dùng để chở hàng, trừ hàng có trọng lượng bằng trọng lượng người. Mà như vậy thì cả 1 đoàn tàu 8 toa chỉ được phép chở 20 tấn hàng, chi phí cho 1kg có thể lên đến nửa triệu đồng, vô nghĩa!
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,117
Động cơ
9,180 Mã lực
Có thể một trong yếu tố quan trọng của thiết kế tốc độ cao tải trọng cao là cần nắn thẳng tuyến. Lúc đó sẽ giảm được siêu cao, giảm lệch tải trên hai ray. Nếu được nắn luôn tuyến có thể chạy 450km/h luôn cho tương lai thì. Đoạn nào không nắn được thì chạy chậm lại một chút
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,117
Động cơ
9,180 Mã lực
Thế giới hiện tại không nước nào chạy tàu hàng nặng 140km/h. Ngay cả Đức cũng đang chỉ dám chạy tàu hàng nặng 120km/h, tàu 140km/h chỉ chở hàng nhẹ.

Với tàu hàng 120km/h ở Đức thì lại giới hạn tổng trọng lượng đoàn tàu là 950 tấn (2 đầu tàu +11 toa hàng x 2 cont 40'), Còn đoàn tàu hàng nặng dài hàng chục toa thì chỉ chạy 80km/h.

Ngoài ra thì như tôi nói ở post trước, đường 300km/h trở lên có nền đường khác hẳn đường 250km/h trở xuống và không thể dùng để chở hàng, trừ hàng có trọng lượng bằng trọng lượng người. Mà như vậy thì cả 1 đoàn tàu 8 toa chỉ được phép chở 20 tấn hàng, chi phí cho 1kg có thể lên đến nửa triệu đồng, vô nghĩa!
Bây giờ chỉ mới bước chủ trương. Thông điệp chiến lược cho tương lai, không nên căn ke như vậy còn qua nhiều bước. Thiết kế đường nên tính cho cả tương lai, mà tương lai thì bất định nên có thiết kế dư để tăng tính linh hoạt
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Các cụ cứ lăn tăn cái tải trọng trục nhỉ? Tải trọng nó có 2 phần, tải trọng của nền và tải trọng của toa xe. Tải trọng của nền thì khi làm cứ làm cao hết mức công nghệ cho phép để còn nâng cấp trong tương lai thôi.

Cũng như làm đường bộ vậy. Xe con có vài trăm kg và xe tải vài tấn chạy trên cùng 1 con đường thôi. Không lẽ làm con đường chịu tải nén vài trăm cân cho xe con và đường vài tấn cho xe tải chạy riêng? Rồi đến khi nhiều xe siêu trường siêu trọng ta lại làm con đường khác chịu tải vài chục tấn cho nó? Vậy thì chỉ cần 1 con đường và kết hợp các yếu tố kỹ thuật đòi hỏi của từng loại xe trên con đường đó thôi chứ.

ĐS thì cũng vậy thôi, kết hợp các kỹ thuật lại và ta làm chung trên 1 con đường. Miễn là các đoàn tàu có sử dụng chung một hệ thống nguyên lý, cấu tạo... thì hoàn toàn khả thi.

Đấy là tải trọng đường, còn tải trọng trục thì nó là sức chịu tải của toa xe lên mỗi trục cho phép để không làm hư hại trục và bánh xe. Muốn tăng sức tải của toa xe thì hoặc là tăng sức chịu tải của trục và bánh xe (luyện kim, công nghệ), hoặc là tăng thêm số trục xe. Toa xe 2 trục chở max là 45t, toa xe 4 trục sẽ max là 90t, cứ thế mà tính toán thôi. Có gì phải lăn tăn đâu?

------------
Và lần này Trên đã quyết định là ĐSCT chở khách riêng và tận dụng ĐS cũ để chở hàng. Lăn tăn làm gì cái dự án chở hàng với chở khách chung nữa?
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,846
Động cơ
314,288 Mã lực
Đó mới thấy sự thiếu kiến thức của các "chuyện gia" VN các cụ ợ. Tàu 300km/h trở lên, nền đường khác hẳn từ 250km/h trở xuống. Nền đường này chỉ cho phép tải trọng trục 17,5 tấn. Nếu chở quá sẽ hỏng nền đường.

Vì thế mà cái chủ trương "tàu 350km/h, tải trọng trục 22,5T" là sai hoàn toàn. Thế giới chưa ai làm.

Ngay cả sư tổ ngành đường sắt là Đức hiện giờ cũng chỉ dám chạy tàu hàng nhẹ 140km/h và chạy trên đường 250km/h. Chứ tuyệt chưa có nước nào dám chạy tàu hàng trên đường 300km/h trở lên.

Tất nhiên người ta có thể cải hoán các toa tàu 350km/h chở khách thành tàu chở hàng nhẹ với giới hạn trọng lượng như chở người. Nhưng lúc đó chi phí sẽ đắt kinh khủng, và nếu có làm thì cũng không đủ hàng vận chuyện để phài xây các ga hàng hóa riêng biệt.
Chuyên gia có thể ko giỏi, vì chỉ chém gió.
Nhưng các hãng công nghệ chắc là thực tiễn, nên thế nào thì khi nghiên cứu tiền khả thi, họ sẽ đánh giá đầy đủ.
Đừng nghĩ là các báo cáo đấy, ko có sự tham gia của các chuyên gia công nghệ của các hãng nhé,
Cần thì mời các bố đấy đến, mỗi cty trình bày 01 buổi.
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,470
Động cơ
-177,850 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Hàng nhẹ chuyển phát nhanh cũng được mà.
Vé chở người nặng 50-100kg chiếm dụng cái ghế nửa m2 ước tính rẻ nhất 2 triệu 1 vé HN-SG mà chở hàng nhẹ thì chở túi Gucci à cụ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,470
Động cơ
-177,850 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Máy bay nó vẫn chở hàng đó thôi.
Nhưng vé máy bay giá rẻ như Vietjet ở mọi nước vẫn rẻ hơn vé đướng sắt cao tốc 350kmh
Muốn phát triển kinh tế đất nước, phát triển du lịch các tỉnh thì hãy dùng 70-100 tỷ $ đó xây đường bộ 8 làn 120kmh dọc đất nước với tiền BOT rẻ chứ không phải làm 1 tuyến tàu bullet train 350kmh rồi không có ai đi
Đất nước cần những dự án như này trên toàn quốc hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

Nopaytowin

Xe hơi
Biển số
OF-694628
Ngày cấp bằng
14/8/19
Số km
119
Động cơ
100,060 Mã lực
Tuổi
40
Hàng hóa bây giờ vận chuyển bằng container hết rồi. Đơn cử như gạo, bột mì, mì tôm, hàng điện tử, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng v.v....
Những thứ ko nhét vào container như thép cây, than ... hoặc những thứ khối lượng nặng như xi măng, tôn cuộn ... thì mới vận chuyển rời.
Những thứ hàng online thì gởi xe khách đường dài, ưu điểm là vận chuyển tức thời cho khách ở nhiều địa chỉ khác nhau trong một chuyến đi.
Những hàng hóa ko vận chuyển bằng container khác như xe hơi (mỗi container chỉ có thể nhét 1 chiếc) hay lợn .v.v... cũng vận chuyển bằng ô tô.

Container thì phần lớn nặng từ 30 đến 34 tấn bao gồm cả vỏ cont, vỏ cont 40 fit là 4 tấn. Đường sắt chở hàng phải đảm bảo khối lượng chuyên chở lớn, một đoàn tàu phải kéo nhiều container cộng với khối lượng của 2 siêu đầu máy. Nếu chạy với chung tàu khách thì tàu hàng sẽ dùng đầu máy riêng. Vấn đề là các đầu máy này chạy trên khổ ray 1m4.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,061
Động cơ
120,231 Mã lực
Đó mới thấy sự thiếu kiến thức của các "chuyện gia" VN các cụ ợ. Tàu 300km/h trở lên, nền đường khác hẳn từ 250km/h trở xuống. Nền đường này chỉ cho phép tải trọng trục 17,5 tấn. Nếu chở quá sẽ hỏng nền đường.

Vì thế mà cái chủ trương "tàu 350km/h, tải trọng trục 22,5T" là sai hoàn toàn. Thế giới chưa ai làm.

Ngay cả sư tổ ngành đường sắt là Đức hiện giờ cũng chỉ dám chạy tàu hàng nhẹ 140km/h và chạy trên đường 250km/h. Chứ tuyệt chưa có nước nào dám chạy tàu hàng trên đường 300km/h trở lên.

Tất nhiên người ta có thể cải hoán các toa tàu 350km/h chở khách thành tàu chở hàng nhẹ với giới hạn trọng lượng như chở người. Nhưng lúc đó chi phí sẽ đắt kinh khủng, và nếu có làm thì cũng không đủ hàng vận chuyện để phài xây các ga hàng hóa riêng biệt.
Hay các cụ tính làm xong sẽ cho chạy max 160/120 cho khách hàng, có thể 1 vài đầu máy 250km/h cho các chuyến express thương gia?
Sau này có tiền sửa lại đs cũ thành khổ rộng đường đôi thì tuyến này sẽ cải hoán thành 350km/h chỉ chở khách?
 

BMZ_Z4

Xe điện
Biển số
OF-83
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
2,276
Động cơ
679,404 Mã lực
Em nghĩ muốn có đường sắt để tầu tốc độ cao chạy nó cũng giống như làm đường bộ tốc độ cao đợt vừa rồi, mỗi chiều 2 làn thỉnh thoảng mới có làn khẩn cấp. Nhà chưa giàu thì không thể phóng tay được
 

luu3

Xe buýt
Biển số
OF-372176
Ngày cấp bằng
1/7/15
Số km
834
Động cơ
257,328 Mã lực
dsct chỉ cho nhà giàu , chưa giàu thì không nên nghĩ đến , hợp lý nhất hiện giò là đường bộ cao tốc , cảng biển , sân bay , metro , đường vành đai để nhanh đưa hàng hòa đến các cảng , như vùng đông nam bộ hiện giờ đường xá vận chuyển hàng đến các cảng , quá xấu , luôn tắc nghẽn

Em nghĩ muốn có đường sắt để tầu tốc độ cao chạy nó cũng giống như làm đường bộ tốc độ cao đợt vừa rồi, mỗi chiều 2 làn thỉnh thoảng mới có làn khẩn cấp. Nhà chưa giàu thì không thể phóng tay được
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Máy bay nó vẫn chở hàng đó thôi.
Nhưng vé máy bay giá rẻ như Vietjet ở mọi nước vẫn rẻ hơn vé đướng sắt cao tốc 350kmh
Bản chất nó khác nhau cụ ợ. Máy bay chỉ phải xây 2 cái ga 2 đầu, còn bầu trời là không mất tiền xây (có phải trả phí nhưng không là bao nhiêu). Còn ĐSCT ngoài các ga thì phải mất rất rất nhiều tiền để làm đường. Nên nếu làm đường "sang chảnh hết mức" 350km/h rồi lấy đường đó và đoàn tàu cao tốc đi chở hàng thì chi phí chở hàng sẽ đội lên không biết bao nhiêu mà kể, tôi tính sơ sơ phải hàng trăm nghìn cho 1kg, đắt hơn chở bằng máy bay nhiều.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,641
Động cơ
251,239 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Bản chất nó khác nhau cụ ợ. Máy bay chỉ phải xây 2 cái ga 2 đầu, còn bầu trời là không mất tiền xây (có phải trả phí nhưng không là bao nhiêu). Còn ĐSCT ngoài các ga thì phải mất rất rất nhiều tiền để làm đường. Nên nếu làm đường "sang chảnh hết mức" 350km/h rồi lấy đường đó và đoàn tàu cao tốc đi chở hàng thì chi phí chở hàng sẽ đội lên không biết bao nhiêu mà kể, tôi tính sơ sơ phải hàng trăm nghìn cho 1kg, đắt hơn chở bằng máy bay nhiều.
Thì chở hàng nhẹ. Chuyển phát nhanh thôi. Còn giá thì miễn khách hàng chịu.
 

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,124
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Nhất trí với cụ
Tàu siêu tốc là món đồ chơi giống siêu xe
Chỉ nên làm khi nhà tự làm được
Nhật Đức EU muốn bán hàng ế giá đắt là bình thường
Trừ khi cho không hẵng nhận
Bỏ ra 7 tỷ ra mua siêu xe trong khi cái xe chở hàng ở nhà còn đang chưa có tiền bảo dưỡng là một quyết định sai lầm
Nhưng vé máy bay giá rẻ như Vietjet ở mọi nước vẫn rẻ hơn vé đướng sắt cao tốc 350kmh
Muốn phát triển kinh tế đất nước, phát triển du lịch các tỉnh thì hãy dùng 70-100 tỷ $ đó xây đường bộ 8 làn 120kmh dọc đất nước với tiền BOT rẻ chứ không phải làm 1 tuyến tàu bullet train 350kmh rồi không có ai đi
Đất nước cần những dự án như này trên toàn quốc hơn
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Tôi thì k hiểu sao k làm gấp 1 line 160/120chở người+hàng như bọn Lào í,giải quyết nhu cầu trước mât. Sau có đk, hoặc mở thành ray đôi hoặc xây 350,để tuyến kia chuyên chở hàng.
 

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,632
Động cơ
75,799 Mã lực
Ngoài lề chút, các cụ cho em hỏi tại sao tàu rời chở hàng ở ta chưa phát triển và tìm đơn vị làm tàu rời rất khó ?. Ví dụ khu vực miền Trung mà xuất hàng bằng tàu rời đi nội địa và quốc tế tìm rất khó khăn, không như tàu Cont.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,896
Động cơ
279,180 Mã lực
Ở đây có bác nào học chuyên môn về đường sắt không nhỉ.

Câu chuyện thiết kế:

Siêu cao đoạn cong để chạy 350km/h có khác nhiều so với siêu cao để chạy 200km/h và với 80km/h không?

Thiết kế siêu cao chạy 350km/h mà khai thác 200km/h, 160km/h thì có ảnh hưởng gì không?
 

blacknumbers

Xe tải
Biển số
OF-573653
Ngày cấp bằng
12/6/18
Số km
339
Động cơ
47,372 Mã lực
Kể ra mà không làm thì đến lúc giàu rồi lại không có xe sang đi thì nó phèn. :))
Mà mua xe bây giờ thì có vẻ quá sức. Không khéo lại đột quỵ! Vì mua xong đem đi kiếm tiền, lấy giá ngang hoặc đắt hơn đi bay thì cầm chắc không có khách.
Chi bằng làm vài cái ngăn ngắn trước kiểu.
HN-NA, HCM - Phan Thiết, Huế - Quảng Nam.
Rồi kinh doanh kiếm tiền + Có khả năng tự chủ công nghệ đã. Từ đó tự làm nối dần.
Chứ làm 1 phát tất tay nó rất chi là Bay Bay..!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top