[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
652
Động cơ
39,732 Mã lực
Tuổi
34
Cái dự án ĐSCT bên Ấn Độ chọn công nghệ Nhật thì hiện tại đã xây dựng được 35% phần hạ tầng rồi ạ, tức là phần cầu cạn. (giải phóng mặt bằng cơ bản xong rồi). Nhưng cho tới thời điểm này vẫn chưa ký hợp đồng cơ điện với nhà thầu Nhật. Theo tiến độ phía Nhật thông báo thì đến giữa năm 2024 mới xong phần thiết kế chi tiết đoàn tàu, còn phần cơ điện (ray, cung cấp điện....) phải đến giữa năm 2025 mới xong. Sau đó là quá trình thương thảo ký kết hợp đồng để làm.
Các bạn Ấn Độ kêu 2026 hoàn thành thì chắc hoàn thành cái cầu cạn của tuyến ĐSCT thì được. Còn để ngồi lên tàu Nhật thì chắc chắn 1 điều là ngoài năm 2030.
Về chi phí: Hiện đã đội vốn từ 1.1 nghìn tỷ Rupee lên 2 nghìn tỷ rupee (24 tỷ $) . Đó là chưa ký hđ với nhà thầu Nhật nên bên Ấn vẫn dùng con số mà JICA đã tư vấn từ năm ...2015!
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,370
Động cơ
80,607 Mã lực
]
Nhà ga sân bay nó có gì phức tạp đâu. Khó là khó ở quy mô thôi. Chứ về kỹ thuật thì làm sao khó bằng 1 cây cầu dây văng
Nhà ga thì ít cột, nên khẩu độ dầm lớn thế thôi, cái này liên quan đến anh thiết kế nhiều hơn anh thi công.
Phần thiết bị quan trọng hơn.
Haiz, làm cái sb long thành chẳng biết định hướng để làm gì, tại sao phải làm xa tp hcm đến tận 40-50km như thế. Xây metro cũng thấy tốn lòi mứt.
Liệu có phải các anh bds dựng lên cái mô hình “đô thị sân bay” và vừa xong là “tod” gắn với nhà ga metro không.
TSN có đến nửa khách là miền đông và miền tây rồi, nên đặt ở cách thành phố 30-50km là bình thường, sau này vẫn phân bổ cho TSN để nó thành SB thứ 2. Nhỏ mà ít chuyến cho dân thành phố là chính.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn đối với Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.


PHỤ LỤC II
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO​
2. Thành viên là chuyên gia, nhà khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
- Tiến sĩ Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.


Ở Tổ giúp việc này liệu có cụ nào là chuyên gia đúng nghĩa, tức là có thể nắm được thiết kế - thi công được đường sắt hiện đại (công trình, đoàn tàu, thông tin tín hiệu, cấp điện,...)?
Chứ em xem list thì chỉ thấy có mấy cụ liên quan đến đường sắt diesel, có mấy cụ thuần về kinh tế chẳng liên quan gì đến đường sắt. Thậm chí có cụ còn phát biểu chủ quan như này
Không có thầy Ký. Mà thay bằng TS Nguyễn Đức Tuấn?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,507
Động cơ
408,611 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vụ này ngon !!! Ngon quá bác Rach à !

Nếu cố gắng , em tin VN mình cũng làm được . Phát triển là đây chứ có ở đâu xa vời !!!

👍
Ma-rốc có thuận lợi là làm đường trên sa mạc. Làm đường trên sa mạc dễ và rẻ hơn rất nhiều so với các địa hình khác. Hơn 300 km ĐSCT 300km/h trong đó gần 200km làm mới hoàn toàn mà chỉ hết có 2,8 tỉ đô.

Sang địa hình phức tạp như VN (đặc biệt miền Trung) thì việc xây dựng không dễ như thế. Nhưng ở tốc độ 250km/h thì chắc VN làm được, bằng chứng là Thái lan đang tự thi công ĐSCT 250km/h chỉ cần hướng dẫn kỹ thuật từ TQ.

Thái lan đã
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
vùng lãnh thổ tai oằn
Đài Loan là nước ảnh hưởng Nhật rất nhiều. Tuyến Đài Bắc Cao Hùng nối 2 thành phố lớn nhất ĐL với cự ly vừa đẹp 350 km. Vậy mà cũng rất lâu

- Quốc hội phê duyệt 1993
- Ký hợp đồng BOT 1998
- Khởi công, chọn thầu 1999
- Hoàn công 2007

Năm 1993 khi Quốc hội thông qua đường sắt cao tốc Đài Bắc Cao Hùng thì GDP / đầu người Đài Loan đã là 11k $. Khi đi vào hoạt động thì đã lên 17,7k $. Cho nên vé tàu không phải quá cao so với thu nhập, số khách và tài chính ok.

Tại thời điểm 1998-1999 cũng ít lựa chọn chỉ có công nghệ Nhật và công nghệ Châu Âu. Hai bên cũng chọi nhau rát mới quyết Nhật. Châu Âu còn kiện ra SIAC đài Loan phải trả bồi thường.

Nên đừng thấy người ta ăn cá nhảy xuống phá mà chết.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Đài Loan là nước ảnh hưởng Nhật rất nhiều. Tuyến Đài Bắc Cao Hùng nối 2 thành phố lớn nhất ĐL với cự ly vừa đẹp 350 km. Vậy mà cũng rất lâu

- Quốc hội phê duyệt 1993
- Ký hợp đồng BOT 1998
- Khởi công, chọn thầu 1999
- Hoàn công 2007

Năm 1993 khi Quốc hội thông qua đường sắt cao tốc Đài Bắc Cao Hùng thì GDP / đầu người Đài Loan đã là 11k $. Khi đi vào hoạt động thì đã lên 17,7k $. Cho nên vé tàu không phải quá cao so với thu nhập, số khách và tài chính ok.

Tại thời điểm 1998-1999 cũng ít lựa chọn chỉ có công nghệ Nhật và công nghệ Châu Âu. Hai bên cũng chọi nhau rát mới quyết Nhật. Châu Âu còn kiện ra SIAC đài Loan phải trả bồi thường.

Nên đừng thấy người ta ăn cá nhảy xuống phá mà chết.
Đài loan gần như được Nhật bảo kê nên nước này dùng công nghệ Nhật không có gì lạ. Cái quyết định này có ko chỉ là mang tính kinh tế mà còn sức ép chính trị nữa. Nên Đài Loan ko phải là ví dụ tốt để làm ví dụ.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Đài loan gần như được Nhật bảo kê nên nước này dùng công nghệ Nhật không có gì lạ. Cái quyết định này có ko chỉ là mang tính kinh tế mà còn sức ép chính trị nữa. Nên Đài Loan ko phải là ví dụ tốt để làm ví dụ.
Đặc thù tuyến VN quá dài tới 1500km, địa hình phức tạp, nên chi phí rất lớn trong khi mình còn nghèo.

Hai đoạn làm đầu tiên (HN VInh, SG NT) lại đang ở trình độ Phát triển quá lệch về 1 phía: HN phát triển hơn hẳn so với các đô thị trên tuyến vào Vinh. SG phát triển hơn hẳn các đô thị trên tuyến ra NT.

Nên hiệu ứng kéo phát triển là cái tốt, nhưng sẽ rất lâu, kể cả làm TOD hay chiêu gì đi nữa. Vì đường sắt chỉ là 1 yếu tố thôi.

Đài Loan cự ly 350km và mức độ phát triển 2 đầu (Đài Bắc, Cao Hùng, các ga trên tuyến) quá đẹp cho đsct. Mình trộm nghĩ đường sắt nội vùng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ có ý nghĩa hơn nhiều đsct Bắc Nam. Với mức độ phát triển và thu nhập như của VN hiện nay.

P/s. hoặc cứ quyết đi để gpmb, sau năm 2030 giàu lên bắt đầu xây cũng không phải là muộn. Đài Loan từ khi quyết chủ trương đến khi xây cũng mất gần 7 năm.
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,855
Động cơ
314,185 Mã lực
Tôi vẫn nghiêng về phương án của bộ KH-ĐT làm đường 225km/h. Vì như Thái lan đã chỉ ra, đường trên và dưới 250km/h là 2 tiêu chuẩn và chi phí khác hẳn nhau. Làm đường dưới 250km/h thì VN còn tham gia được, chứ 300km/h rất khó.

Việt nam cũng nên làm 1 tuyến đường sắt mới để triệt để "thoát Pháp" đi. Tuyến đường bé tí, xóc nẩy, chậm chạp, bất tiện hiện tại đúng là xấu mặt đất nước.
Lựa chọn tốc độ ĐSCT cỡ 200-250km/h là chính xác, ai muốn đi nhanh hơn thì đi máy bay.
Để phát huy đc hết thế mạnh của mỗi loại hình vận tải, cự ly và tốc độ.
Ko thể đòi làm ĐSCT nhanh bằng đi máy bay đc.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
652
Động cơ
39,732 Mã lực
Tuổi
34
Tuyến ĐSCT Ấn độ (Mumbai - Ahmedabad) này đúng là ODA kiểu mới đấy cụ ạ. Nhật cho vay 80% vốn với điều kiện cực dễ chịu (thời hạn 40 năm, lãi suất 0,1%/năm, ân hạn 14 năm) nhưng chỉ có điều kiện mua đoàn tàu, còn xây dựng là do Ấn tự làm hết.

Việc xây dựng chậm là do Ấn gặp vấn đề y như Việt nam: Giải phóng mặt bằng. Khởi công 2020, định cuối 2023 xong nhưng phải điều chỉnh lại đến 2028, chủ yếu vì giải phóng mặt bằng chậm quá.

Vì Ấn tự làm hết nên chi phí khá rẻ: Tuyến đường 508km, tốc độ thiết kế 320km/h, 24 đoàn tàu Shinkansen mà dự kiến chỉ hết 14 tỉ đô, trong đó giá thành xây dựng là 14-18 triệu đô/km. Thế mà báo chí Ấn vẫn kêu đắt quá, vì giá thành xây dựng 1km đường sắt 120km/h chỉ là 1,5 triệu đô/km.
Cái vay ODA mà Nhật Bản cho Ấn Độ vay làm ĐSCT cũng không phải là ODA kiểu mới đâu ạ. Hoàn toàn kiểu cũ.
Cho đến thời điểm này thì Nhật Bản ký 4 cái MoU cung cấp tín dụng ODA cho Ấn, tổng giá trị cỡ 4 tỷ $ (Tức là Biên bản ghi nhớ cho vay tầm 4 tỷ $, còn giải ngân thì tùy theo tiến độ, lần gần đây nhất là ký hồi tháng 3 năm nay trị giá lớn nhất: hơn 2 tỷ $). Các khoản vay này chi vào việc gì?
- Thứ nhất là các loại thiết kế: Ấn độ muốn thi công nhưng phải có thiết kế cơ sở hoặc phê duyệt thiết kế từ cty bên Nhật, phần tiền cho thiết kế (cầu, hầm, kết cấu nhà ga..) này Ấn Độ vay của Nhật để thanh toán cho cty Nhật - và không rẻ.
- Chi phí đào tạo nhân lực; Ấn Độ cử người sang Nhật học và Nhật cử người sang Ấn Độ đào tạo. Ấn vay Nhật để thanh toán chi phí đó cho Nhật.
- Thanh toán cho nhà thầu Nhật: Ấn độ mới ký hợp đồng đầu tiên, là hạng mục đảm bảo an toàn vận hành toàn tuyến ĐSCT và trung tâm điều hành với 1 nhà thầu Nhật (nhà thầu này là 1 cty Nhật). Cái kỳ lạ ở đây là các hợp đồng về Cơ điện, đầu máy toa xe chưa ký kết gì nhưng Nhật lại mồi được bọn Ấn ký cái hợp đồng hỗ trợ vận hành - chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng =))=)). Âm mưu rất rõ ràng từ phía Nhật: Cái gì dễ, tỷ trọng vốn nhỏ thì cứ làm trước, con mồi ăn vào rồi thì buộc phải ăn các gói cơ điện và đầu máy với bất kỳ giá nào.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Lựa chọn tốc độ ĐSCT cỡ 200-250km/h là chính xác, ai muốn đi nhanh hơn thì đi máy bay.
Để phát huy đc hết thế mạnh của mỗi loại hình vận tải, cự ly và tốc độ.
Ko thể đòi làm ĐSCT nhanh bằng đi máy bay đc.
Nhưng hiện nay tắc nghẽn giao thông lớn nhất là Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, làm sao thoát được ra khỏi HN SG hay các cảng. Bài toán trong 10 năm tới là vậy, vừa phải làm sb mới, vành đai 4, cao tốc xuyên tâm, vừa đường sắt mới giải phóng nổi lưu lượng người - hàng đó.

Nên vẫn nên ưu tiên đường sắt nội vùng 2 vùng động lực và đô thị HN SG hơn. Còn đoạn giữa từ Bình Thuận đến Ninh Buồn có tắc đâu mà đầu tư ngay? Cao tốc đường bộ Bắc Nam xong thì đã chạy thoải mái rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Tôi vẫn nghiêng về phương án của bộ KH-ĐT làm đường 225km/h. Vì như Thái lan đã chỉ ra, đường trên và dưới 250km/h là 2 tiêu chuẩn và chi phí khác hẳn nhau. Làm đường dưới 250km/h thì VN còn tham gia được, chứ 300km/h rất khó.

Việt nam cũng nên làm 1 tuyến đường sắt mới để triệt để "thoát Pháp" đi. Tuyến đường bé tí, xóc nẩy, chậm chạp, bất tiện hiện tại đúng là xấu mặt đất nước.
Câu hỏi mà nhiều người vẫn nghĩ, là nếu làm chỉ tốc độ 160 khách,120 hàng thì có tiết kiệm được nhiều không cụ ạ,chứ ai cũng thấy nên làm rồi.

Cá nhân tôi nghĩ nếu tiết kiệm được khoảng 25%đầu tư thì có thể nên xem xét, nhưng nhìn các thông số thì chắc k được.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
652
Động cơ
39,732 Mã lực
Tuổi
34
Câu hỏi mà nhiều người vẫn nghĩ, là nếu làm chỉ tốc độ 160 khách,120 hàng thì có tiết kiệm được nhiều không cụ ạ,chứ ai cũng thấy nên làm rồi.

Cá nhân tôi nghĩ nếu tiết kiệm được khoảng 25%đầu tư thì có thể nên xem xét, nhưng nhìn các thông số thì chắc k được.
Không phải vấn đề tiết kiệm đầu tư, mà là lợi ích ạ. Phương án nào có lợi hơn thì làm.
Phương án 300km/h nó giống như mua cái BMW để chạy taxi, chỉ chở người và bú ngân sách hàng chục năm sau đó. Còn phương án 200km/h giống như cái xe bán tải, cũng chở được người như BMW và cũng chở được hàng.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Tôi đã nói trong 1 post hôm qua. Nhật đang tham gia xây dựng tuyến ĐSCT London - Birmingham, 190km, 350km/h, chi phí dự kiến 110 tỉ đô.

Các cụ nhìn lại nhé: Không phải 11 tỉ đô mà là 110 tỉ đô!

Người Anh đang rất phản đối vụ này. Bọn thanh niên nói thẳng: Để Trung quốc xây thì chắc chắn chỉ mất 1/5 số tiền.
Anh đang có hệ thống 200km/h do Astrom xây dựng chạy cũng tít rồi.

Tuyến HS1 300km/h (London - Pháp) cũng do các công ty châu Âu xây dựng. Không hiểu sao bây giờ lại đâm đầu vào Nhật nhỉ, mà không sử dụng công nghệ châu Âu?
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,138 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Câu hỏi mà nhiều người vẫn nghĩ, là nếu làm chỉ tốc độ 160 khách,120 hàng thì có tiết kiệm được nhiều không cụ ạ,chứ ai cũng thấy nên làm rồi.

Cá nhân tôi nghĩ nếu tiết kiệm được khoảng 25%đầu tư thì có thể nên xem xét, nhưng nhìn các thông số thì chắc k được.
Nếu chỉ xét về số vốn đầu tư, sẽ không thể nhìn thấy hết được mức "tiết kiệm" đạt được.

Cần phải xét cả về chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng sau này nữa. Cái này thì tuyến >300kmh mới lộ ra chi phí khủng, tốn kém.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn đối với Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.


PHỤ LỤC II
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO​
2. Thành viên là chuyên gia, nhà khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
- Tiến sĩ Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.


Ở Tổ giúp việc này liệu có cụ nào là chuyên gia đúng nghĩa, tức là có thể nắm được thiết kế - thi công được đường sắt hiện đại (công trình, đoàn tàu, thông tin tín hiệu, cấp điện,...)?
Chứ em xem list thì chỉ thấy có mấy cụ liên quan đến đường sắt diesel, có mấy cụ thuần về kinh tế chẳng liên quan gì đến đường sắt. Thậm chí có cụ còn phát biểu chủ quan như này
Danh sách tổ "chuyên gia" thế này đúng là quan ngại thật.
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Mong sao cái tổ tư vấn này nó cũng ở tầm tổ V thôi thì tốt.

Nhưng chắc là ộp khỏi bàn cãi là dùng cái giề nữa rồi.

Vì biết rồi thì còn bàn cãi làm cái giề?

Tôi thấy Chính phủ lập bạn chỉ đạo quy về 1 mối dự án dsct BN và các dự án đường sắt trọng điểm để theo dõi kiểm soát là việc tốt, tránh lợi ích nhóm chen chân vào đi từ dưới lên trên. Bộ GT đề nghị lập Tổ công tác chắc chỉ nhắm mỗi dự án ĐSCT BN thôi không ngờ bác Thủ lập luôn cái Ban to đùng =)), và Ban này thì ôm thêm nhiều dự án nữa. Trong ban này thì thực tế Bộ GTVT chỉ là chân chạy và vai trò của các bộ khác như KHĐT, Tài Chính được đề cao hơn (cùng chức phó ban) và phó TTg xuất thân từ Bộ tài nguyên Môi trường làm trưởng ban. Viêc duy về 1 mối mặc cả với các đối tác sẽ dễ hơn và có trọng lượng hơn. Các đối tác đến đặt vấn đề nhìn thấy có nhiều dự tiềm năng sẽ chào mời các điều kiện tốt hơn cho mình.
Tôi thấy việc này an tâm phần nào hơn, giảm bớt các lo ngại về lợi ích nhóm này khác.
Tôi vẫn nghiêng về phương án của bộ KH-ĐT làm đường 225km/h. Vì như Thái lan đã chỉ ra, đường trên và dưới 250km/h là 2 tiêu chuẩn và chi phí khác hẳn nhau. Làm đường dưới 250km/h thì VN còn tham gia được, chứ 300km/h rất khó.

Việt nam cũng nên làm 1 tuyến đường sắt mới để triệt để "thoát Pháp" đi. Tuyến đường bé tí, xóc nẩy, chậm chạp, bất tiện hiện tại đúng là xấu mặt đất nước.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn đối với Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.


PHỤ LỤC II
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO​
2. Thành viên là chuyên gia, nhà khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
- Tiến sĩ Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.


Ở Tổ giúp việc này liệu có cụ nào là chuyên gia đúng nghĩa, tức là có thể nắm được thiết kế - thi công được đường sắt hiện đại (công trình, đoàn tàu, thông tin tín hiệu, cấp điện,...)?
Chứ em xem list thì chỉ thấy có mấy cụ liên quan đến đường sắt diesel, có mấy cụ thuần về kinh tế chẳng liên quan gì đến đường sắt. Thậm chí có cụ còn phát biểu chủ quan như này
Tổ tư vấn này thì nhiều khả năng lại chọn Nhật để làm Shinkansen rồi. Có 3 vị liên quan đường sắt nhưng mấy vị còn lại thì "nổi tiếng hơn". Ban tư vấn thiếu năng lực thì thầu ngoại nó ép ra bã.
]

Nhà ga thì ít cột, nên khẩu độ dầm lớn thế thôi, cái này liên quan đến anh thiết kế nhiều hơn anh thi công.
Phần thiết bị quan trọng hơn.

TSN có đến nửa khách là miền đông và miền tây rồi, nên đặt ở cách thành phố 30-50km là bình thường, sau này vẫn phân bổ cho TSN để nó thành SB thứ 2. Nhỏ mà ít chuyến cho dân thành phố là chính.

Không có thầy Ký. Mà thay bằng TS Nguyễn Đức Tuấn?
Danh sách tổ "chuyên gia" thế này đúng là quan ngại thật.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn đối với Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.


PHỤ LỤC II
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO​
2. Thành viên là chuyên gia, nhà khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
- Tiến sĩ Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.


Ở Tổ giúp việc này liệu có cụ nào là chuyên gia đúng nghĩa, tức là có thể nắm được thiết kế - thi công được đường sắt hiện đại (công trình, đoàn tàu, thông tin tín hiệu, cấp điện,...)?
Chứ em xem list thì chỉ thấy có mấy cụ liên quan đến đường sắt diesel, có mấy cụ thuần về kinh tế chẳng liên quan gì đến đường sắt. Thậm chí có cụ còn phát biểu chủ quan như này
Ơ cụ Trần Chủng chỉ làm xây dựng chứ làm gì giao thông mà làm Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông? :) sao không có các chuyên gia đường sắt ở nước ngoài tham vấn độc lập nhỉ? mà toàn cựu cán bộ nhà nước thế này. Cũng không có Bộ kế hoạch đầu tư luôn trong khi đây là 1 công trình ảnh hưởng tương tác với đầu tư phát triển quy hoạch chung rất lớn
 
Chỉnh sửa cuối:

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
652
Động cơ
39,732 Mã lực
Tuổi
34
Anh đang có hệ thống 200km/h do Astrom xây dựng chạy cũng tít rồi.

Tuyến HS1 300km/h (London - Pháp) cũng do các công ty châu Âu xây dựng. Không hiểu sao bây giờ lại đâm đầu vào Nhật nhỉ, mà không sử dụng công nghệ châu Âu?
Do cách vận hành dự án kiểu dân chủ nó thế. Như tuyến HS2 của Anh đội vốn khủng thì có 1 ví dụ nhỏ là mất đâu 6 năm để hoàn thiện hồ sơ cho 1 cái hầm đường sắt vượt sông (nhỏ thôi chứ ử Anh làm gì có sông lớn) và chi phí chỉ riêng cho phần giấy tờ cho việc đó thôi thì đã tốn gần 300 triệu $. Mặc dù không có ai tham nhũng, cái gì cũng đúng quy trình nhưng chi phí hơi cao.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Do cách vận hành dự án kiểu dân chủ nó thế. Như tuyến HS2 của Anh đội vốn khủng thì có 1 ví dụ nhỏ là mất đâu 6 năm để hoàn thiện hồ sơ cho 1 cái hầm đường sắt vượt sông (nhỏ thôi chứ ử Anh làm gì có sông lớn) và chi phí chỉ riêng cho phần giấy tờ cho việc đó thôi thì đã tốn gần 300 triệu $. Mặc dù không có ai tham nhũng, cái gì cũng đúng quy trình nhưng chi phí hơi cao.
Anh thì mọi chi phí đều rất cao rồi cái đó không lạ. Cái lạ là sao không chọn công nghệ châu Âu mà chọn công nghệ Nhật
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Do cách vận hành dự án kiểu dân chủ nó thế. Như tuyến HS2 của Anh đội vốn khủng thì có 1 ví dụ nhỏ là mất đâu 6 năm để hoàn thiện hồ sơ cho 1 cái hầm đường sắt vượt sông (nhỏ thôi chứ ử Anh làm gì có sông lớn) và chi phí chỉ riêng cho phần giấy tờ cho việc đó thôi thì đã tốn gần 300 triệu $. Mặc dù không có ai tham nhũng, cái gì cũng đúng quy trình nhưng chi phí hơi cao.
Làm với Nhật thì khốn nạn cái vụ giấy tờ với quy trình này.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Ơ cụ Trần Chủng chỉ làm xây dựng chứ làm gì giao thông mà làm Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông? :) sao không có các chuyên gia đường sắt ở nước ngoài tham vấn độc lập nhỉ? mà toàn cựu cán bộ nhà nước thế này. Cũng không có Bộ kế hoạch đầu tư luôn trong khi đây là 1 công trình ảnh hưởng tương tác với đầu tư phát triển quy hoạch chung rất lớn
P/s nói đi cũng nói lại: mình biết một số cụ trong Ban này. Cảm nhận của mình là các cụ trung thực thẳng thắn khá được quý trọng. Còn chuyên môn chắc có các tổ giúp việc hay tham vấn thêm?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top