[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

PenII

Xe buýt
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
545
Động cơ
42,547 Mã lực
ĐSCT phải đặt ra bài toán :
- Thời gian đi lại không thể lâu hơn máy bay, HN-SG, HN-ĐN, HN- CR... HN-Vinh, kể cả thời gian làm thủ tục hết 3-4 h. Vậy chỉ làm các đoạn có thời gian đi lại nhỏ hơn trên
- GIá vé : không thể cao hơn vé máy bay các chặng tương đương, cần có thời gian khấu hao trung, giài hạn
Tóm lại làm phải tính đến kinh tế , làm toàn tuyến mà đắt hơn máy bay , lâu hơn máy bay ai đi?
Tương tự với đường bộ , đường thủy .... đường lối thì lại là của lãnh.. tụ
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
ĐSCT phải đặt ra bài toán :
- Thời gian đi lại không thể lâu hơn máy bay, HN-SG, HN-ĐN, HN- CR... HN-Vinh, kể cả thời gian làm thủ tục hết 3-4 h. Vậy chỉ làm các đoạn có thời gian đi lại nhỏ hơn trên
- GIá vé : không thể cao hơn vé máy bay các chặng tương đương, cần có thời gian khấu hao trung, giài hạn
Tóm lại làm phải tính đến kinh tế , làm toàn tuyến mà đắt hơn máy bay , lâu hơn máy bay ai đi?
Tương tự với đường bộ , đường thủy .... đường lối thì lại là của lãnh.. tụ
Chặn ngắn thì nhanh hơn máy bay. Chứ chặn dài thì không nhanh hơn được. Mà giá thì chắc chắn cao hơn rồi đó.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Phương án A2 có gì đó sai sai khi mở rộng khu gian và thêm hàng loạt ga xép mà vẫn chỉ được có 25 đôi tàu cụ nhỉ?
Nếu như nó chỉ hết tầm đôi tỷ đô sao không trình quyết nhanh để cho ngành đường sắt lấy lại được tiếng tăm của mình trước khi trình một cái dự án lên đến 60 tỷ đô mà tiền thiết kế của nó cũng tới đôi tỷ đô.
Nếu nghiên cứu A2 để đường sắt tìm kiếm được phong độ thì làm thêm cái dự án cao tốc chuyên chở khách thuyết phục hơn, chứ nhìn cái cũ đủ chở hàng em cũng ko tin, còn nâng nó lên theo B1 thì quá khó khi mặt bằng ảnh hưởng tới cả trăm ngàn hộ dân ở các thành phố lớn.


Bù lỗ giai đoạn đầu tư thôi cụ ạ, còn full hàng chắc chắn ko lỗ vì chi phí vận tải đường sắt chắc chắn chỉ thua tầu biển, hiện nay tuyến cũ đang ngắc ngoải vì nó chậm như tàu biển, lại đắt hơn. Do điều vận đang ưu tiên tàu khách, nếu A2 ra tàu khách vận chuyển bắc nam còn 48h mới cạnh tranh được
Em nghĩ a 2 ở đây là tối ưu theo nghĩa tiết kiệm và phù hợp. Thật ra mình đang làm A1 rồi,sau này đầu tư dần như A2.
Còn lại, giờ muốn ray hàn liền, tà vẹt dự ứng lực, rào chắn và xóa hết đường ngang,rồi toa nào cũng êm cũng xịn.. Thì có khi lại tốn đến dăm bảy tỷ. Cụ tối ưu con cub 81 ở nhà để đi chợ thì cũng chỉ nên đắp cho nó dăm triệu, chứ thêm ba chục triệu vào làm gì
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,370
Động cơ
80,607 Mã lực
Em nghĩ a 2 ở đây là tối ưu theo nghĩa tiết kiệm và phù hợp. Thật ra mình đang làm A1 rồi,sau này đầu tư dần như A2.
Còn lại, giờ muốn ray hàn liền, tà vẹt dự ứng lực, rào chắn và xóa hết đường ngang,rồi toa nào cũng êm cũng xịn.. Thì có khi lại tốn đến dăm bảy tỷ. Cụ tối ưu con cub 81 ở nhà để đi chợ thì cũng chỉ nên đắp cho nó dăm triệu, chứ thêm ba chục triệu vào làm gì
Vâng, em ko nói đến phương án tốn kém hơn, mà chỉ nói đến vận chuyển hàng nhanh hơn thì đường sắt mới cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác, hiện nay giá rẻ nhưng nó rất chậm nên các DN vẫn chọn đường bộ thay đường sắt
 

PenII

Xe buýt
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
545
Động cơ
42,547 Mã lực
Chặn ngắn thì nhanh hơn máy bay. Chứ chặn dài thì không nhanh hơn được. Mà giá thì chắc chắn cao hơn rồi đó.
Em ủng hộ làm các chặng ngắn, kết nối các trọng điểm du lịch, kinh tế .
vd
ĐN-NT, ĐN-TTH
HN-Vinh , HN- QN
- Bài toán kỹ thuật là xuyên suốt, tốc độ 200km/h + , có thể kết nối hệ thống mới với nhau. Làm nên thí điểm , để có kinh nghiệm.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Em ủng hộ làm các chặng ngắn, kết nối các trọng điểm du lịch, kinh tế .
vd
ĐN-NT, ĐN-TTH
HN-Vinh , HN- QN
- Bài toán kỹ thuật là xuyên suốt, tốc độ 200km/h + , có thể kết nối hệ thống với nhau. Làm nên thí điểm , để có kinh nghiệm.
Nên làm TPHCM-Nha Trang trước. Khách đông hơn vì NT có khách 4 mùa.
 

PenII

Xe buýt
Biển số
OF-786854
Ngày cấp bằng
7/8/21
Số km
545
Động cơ
42,547 Mã lực
Nên làm TPHCM-Nha Trang trước. Khách đông hơn vì NT có khách 4 mùa.
vâng , cái nào cũng được nhưng triết lý là Kinh tế - Kỹ thuật mãi mãi đúng.
p/s ở đây em xin nói rõ là kinh tế dẫn dắt kỹ thuật , chứ không phải là kinh tế đi đôi với kỹ thuật
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Chỉ cần làm được tuyến Cần Thơ_ SG và tuyến SG_ Biên Hòa_ Vũng Tàu là hiệu quả thấy rõ luôn. Tổng cộng có hơn 300km. Đường nối lên Bình Dương, Mộc Bài, Tây Ninh... để các tỉnh tự làm đấu vào.
Tất nhiên cự ly 300km từ cần thơ lên chưa phải là lý tưởng, nhưng đường sắt còn phát huy hiệu quả kết nối ngoại ô, địa phương liền kề với các cự ly 60-100 km ( như về cần thơ cứ 15 km là 1 ga). Đi taù+ metro từ ga vào trung tâm sg khá tiện lợi so với ô tô, k hẳn ở vận tốc khoảng ngắn mà ở sự ổn định về lịch trình chạy tàu
 

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực
Xin lỗi cụ, em hỏi vậy vì Jica có nhắc tới việc tàu khách chạy quá 160 km/h ngược chiều tàu hàng là đặc biệt nguy hiểm.
Cái ấy không biết đúng hay không nhưng mình không hề thấy nước nào nó xây mới ĐSCT có tốc độ tàu khách trên 200 km/h mà có tàu hàng nặng chạy cùng cả.
Có cụ còn muốn tàu 250 km/h và chở hàng nặng, nếu làm được mình ủng hộ hai tay luôn, không thấy cụ nào chỉ cho mình nước nào nó xây mới hệ thống như vậy và nếu có trường hợp đặc biệt thì có áp dụng ở VN được không.

Có thằng Thổ nó cải tạo thì phải, nó khoe tàu tao cao tốc 250 km/h mà chạy 500 km hết 4,5h, người ta hỏi nó cao tốc rùa bò à nó bảo tàu nó chạy trong nội thành quá lâu sau đó ra ngoài chạy cùng tàu hàng không chạy nhanh được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,157
Động cơ
220,386 Mã lực
Xin lỗi cụ, em hỏi vậy vì Jica có nhắc tới việc tàu khách chạy quá 160 km/h ngược chiều tàu hàng là đặc biệt nguy hiểm.
Chắc lỗi dịch thuật chăng, có lẽ cùng chiều cùng ray mới nguy hiểm.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,854
Động cơ
314,185 Mã lực
Thay đổi không khí một chút.

Đã cụ nào thưởng thức cái toa Luxury trên tàu hỏa Việt Nam chưa?

Cải hoán toa tàu này do Công ty đầu máy xe lửa Dĩ An làm theo đơn đặt hàng, phong cách thiết kế Indochine. Cũng ra gì và này nọ đấy chứ các cụ nhỉ.

Chạy tuyến Đà Nẵng <-> Quy Nhơn các cụ nhé

View attachment 7331836

View attachment 7331827

View attachment 7331834

View attachment 7331853

View attachment 7331833
Trang thiết bị hiện đại, nhưng vẫn bị ô nhiễm tiếng ồn, và rung lắc ầm ầm. Dừng chụp ảnh thì được, chứ di chuyển chắc phải bịt lỗ tai.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,235
Động cơ
504,382 Mã lực
Xin lỗi cụ, em hỏi vậy vì Jica có nhắc tới việc tàu khách chạy quá 160 km/h ngược chiều tàu hàng là đặc biệt nguy hiểm.
JICA nói câu bâng quơ nhưng họ đâu có đưa ra được cơ sở khoa học. Người làm khoa học ai lại vội tin thế.

Thằng shinkansen khoảng cách tim ban đầu là 4.2m, sau nâng lên 4.3m. Nó bị mắc quai vụ hầm Seikan khi đường hầm có cả shinkansen (khổ 1435) và tầu hàng (khổ 1067) cùng chui vào. Nên nó phải giảm tốc độ đồng thời cả 2 loại tàu. Và thế nó kết luận nguy hiểm.
Trong khi ở Đức, khoảng cách tim 4.5m, tàu khách 250km/h, tàu hàng 160km/h chạy ngược chiều vô tư, chả có vấn đề gì. Sao JICA lại cố tình không biết vậy?

PS: Nếu cụ quan tâm thì em sẽ mở rộng hơn vấn đề này với các biểu đồ áp lực gió. Nhưng em nghĩ thế là đủ rồi và hiện tại em không ở gần máy tính.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,854
Động cơ
314,185 Mã lực
Đợi tới BCT sẽ kết luận như thế nào. Có khả năng giờ đang giao đội nào đấy dự thảo kết luận luôn rồi cũng nên.
Kiểu gì cũng đồng ý về mặt chủ trương, đề nghị nghiên cứu thêm các lựa chọn khác để đánh giá.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,347 Mã lực
Tuổi
40
Đợi tới BCT sẽ kết luận như thế nào. Có khả năng giờ đang giao đội nào đấy dự thảo kết luận luôn rồi cũng nên.
Kiểu gì cũng đồng ý về mặt chủ trương, đề nghị nghiên cứu thêm các lựa chọn khác để đánh giá.
Các bác trên cao đang lội còm thớt này sau đó tổng kết lại thành nghị quyết.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,854
Động cơ
314,185 Mã lực
Trung Quốc bất ngờ xóa nợ cho một số nước ở Châu Phi
 

lion2007

Xe tải
Biển số
OF-45004
Ngày cấp bằng
30/8/09
Số km
240
Động cơ
464,793 Mã lực
HAN-SGN:
- Tàu tối đa 300km/h. Trung bình sẽ khoảng 200km/h. Nhanh nhất là 8 tiếng.
- Tàu tối đa 250km/h. Trung bình sẽ khoảng 160km/h. Nhanh nhất là 10 tiếng.

Không tính thời gian làm thủ tục. Có thể đẩy hiệu suất lên cao để tăng tốc độ trung bình, nhưng yêu cầu kỹ thuật cực cao và đắt tiền. Loại này ko bàn.
cụ tự tính à, VN m nhiều người giỏi thật^:)^
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,508
Động cơ
408,763 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hiện nay giá vé trung bình của người và hàng từ TP.HCM đi Hà Nội và ngược lại (không biết có bù lỗ hay không) như sau:
1. Người đi tàu SE (Thống Nhất) ghế ngồi mềm, hành trình 36h: khoảng 1.1 triệu. Chi phí đi taxi về nội đô: khoảng 200 nghìn (vì ga ở trung tâm thành phố). Một toa ghế mềm có 64 ghế. Khai thác trung bình 65% tương đương doanh thu 45 triệu/toa/lượt 36h.
2. Người đi máy bay SG-HN VNA vào giờ bình thường khoảng 2.2 triệu/lượt/2h30. Chi phí di chuyển vào trung tâm khoảng 500 ngàn (2 đầu) và tổng thời gian di chuyển khoảng 6 giờ.
3. Một toa tàu chở container 40feet SG-HN tải trọng tối đa 25 tấn, đi khoảng 5 ngày kể cả bốc xếp chuyển tải, giá khoảng 20 triệu. Chi phí lên xuống nữa là khoảng 26 triệu/lượt.
4. Một xe tải chở 1 container 25 tấn đi SG-HN khoảng 3 ngày, chi phí khoảng 43 triệu.
...
Từ góc nhìn tài chính, nếu tôi làm giám đốc 1 hãng dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt, sẽ lấy các đương lượng sau:

1. Nếu là vận tải hàng thông thường. Nếu tàu mới chạy 100km/h từ SG ra HN và bốc dỡ xong trong vòng 24h, thì trừ chi phí vận hành, tôi còn lợi về chi phí quay vòng toa xe. So với đường sắt hiện hành, 1 tuần toa xe chỉ đi được 1.5 lượt. Trong khi với đường sắt mới, cứ 2 ngày 1 lượt toa xe. Nếu do vận chuyển tốc độ nhanh mà giá vận chuyển tăng lên, theo tam suất luận ngược giữa vận tải container đường bộ và container đường sắt ở thời điểm hiện tại, thì giá vận chuyển 1 container 25 tấn trong 24h từ SG ra HN có thể được chấp nhận ở mức 50-55 triệu/lượt/24h.
Điều này đặc biệt ý nghĩa với hàng đông lạnh hoặc trái cây xuất khẩu. Nhanh thì đắt hơn tí ok?

2. Còn về hành khách.
Khác biệt giữa tàu mới với tốc độ trung bình khoảng 160km/h và máy bay là giữa 12h (từ nhà về nhà ở nội đô) và 6h (từ nhà về nhà ở nội đô). Do đó nếu hành khách đi tàu mới vé ghế mềm mà giá trung bình khoảng 1.5 triệu/người ngay lúc này, có linh hoạt chế độ bán vé thấp điểm như bên hàng không (vé 0 đồng ++) thì có thể cạnh tranh và tìm ra đối tượng khách phù hợp. Nhất là nếu đi công tác xuất phát 7h tối và đến nơi 5h sáng. Tiết kiệm 1 tối ngủ khách sạn rất ok đấy. Nếu đi du lịch thì càng vui.
Do bị JICA thuốc chứ với tổng mức đầu tư mới hệ thống đường sắt hỗn hợp tốc độ cao (trung bình 160km/h) chỉ khoảng 15 tỷ đô (chắc chắn không hơn) và đầu tư nhanh trong 5-7 năm, nếu khấu hao trong 30 năm, mỗi năm khoảng 500 triệu đô tiền gốc, và tiền lãi trung bình khoảng 200 triệu đô (lãi vay dài hạn có NH quốc gia bảo lãnh), tổng cộng trung bình mỗi năm phải dành trung bình khoảng 700 triệu cho khấu hao hệ thống hạ tầng đường sắt đôi mới (chưa tính các đoàn tàu). Nếu đưa tòan bộ hệ thống vào khai thác, theo tính toán, với giá vé như trên, sẽ chiếm được thị phần hành khách khoảng trung bình 50 triệu khách/năm. Giả sử cứ mỗi vé khấu hao 20 đô cho hệ thống hạ tầng thì sẽ khấu hao được con số khấu hao trung bình 700 triệu đô/năm kia.
Đó là tôi quy đổi hết người lẫn hàng sang người (50 triệu lượt người SG-HN cho dễ tính rợ).
Còn tàu bè là do công ty khai thác tính, giá khác nữa.
Tính toán kiểu nông dân của tôi chỉ có thế. Các cụ cứ mạnh tay chém.
Tính toán của cụ có rất nhiều cái không hợp lý cụ ạ.

1. Tổng mức đầu tư 1.550km đường sắt tốc độ 160km/h Hà nội - Sài gòn tuyệt đối không thể là 15 tỉ. Quên khẩn trương ý nghĩ đường 1 ray đi, phải làm đường đôi, và ít nhất phải 25-27 tỉ.

2. Khi đã chọn tốc độ 160km/h thì cũng nên quên ngay ý nghĩ HN-SG vì nó quá chậm, ít nhất phải 13-15 tiếng. Với tốc độ này sẽ không bao giờ cạnh tranh được với máy bay. Tôi đã nói trong mấy post trước, nên làm đường sắt 160km/h với mục tiêu chính là chuyến tàu du lịch-trải nghiệm từ 2 đầu đất nước đến Miền Trung và ngược lại. Và có 1 ít cho những người nhiều thời gian, ít tiền hoặc sợ máy bay tuyến HN-SG.

3. Hiện nay, tổng số khách bay tuyến HN-SG (2 chiều) là khoảng 12 triệu lượt/năm. Nên giả thiết 50 triệu lượt khách/năm của cụ là không có cơ sở.

Làm ĐSCT HN-SG trên 200km/h chỉ để chở khách 100% sẽ lỗ sặc gạch. Thậm chí đường hỗn hợp 160km/h chở người - 120km/h chở hàng vẫn có nguy cơ lỗ, nhưng đó là kiểu đầu tư tối thiểu của đường sắt hiện đại nên vẫn phải làm, nếu có lỗ cũng là ít nhất.

Tất cả các dự án trên 200km/h đều là viển vông hoặc thậm chí tội ác, vì nó sẽ là cục nợ đeo đẳng không thể thoát nổi.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,425
Động cơ
114,123 Mã lực
cụ tự tính à, VN m nhiều người giỏi thật^:)^
Vầng em tự tính đấy. Còn bài PR ngớ ngẩn cụ gửi link thì trên này cười cợt chán rồi cụ ạ.

Không tin à? Tất cả các tàu HSR đều có website, giờ khởi hành giờ đến bến rõ ràng từ Tàu, Đài đến Tây Nhật, ngay cả cái tàu Lào cũng có luôn, vào tính thử xem thì biết.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top