[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,760
Động cơ
161,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có cụ nào hiểu biết cái vụ khó sắp xếp tàu hàng và tàu khách chạy hỗn hợp không ạ? Tại sao không giảm tốc độ tàu khách xuống 150km/h khi gặp tàu hàng rồi đi qua lại tăng tốc lên ạ?

Nếu chạy được hỗn hợp tàu hàng và khách thì vẫn hơn, tỷ suất đầu tư giảm hẳn khi không phải giải phóng mặt bằng làm thêm 1 tuyến riêng. Chạy tầm 220-250km/h tối đa (trung bình 180-200km/h) thì HN-SG chắc 10h, ngủ 1 đêm đến nơi, giá vé lại ổn hơn cái ông Shinkansen nhiều. Nếu rẻ như vé máy bay thì chắc chắn hút khách hơn máy bay vì được thả khách gần khu trung tâm hơn.

(em post lại câu hỏi mong các cụ giải đáp giúp)
Để chạy được đến 250km/h thì đã phải đầu tư tuyến mới hoàn toàn rồi. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện tại không thể cải tạo để đáp ứng được tiêu chuẩn.

Các nhà tư vấn thì đang chứng minh là đầu tư mới 1 tuyến "tốc độ vừa" 250km/h thì chi phí đầu tư đã bằng 2/3 so với đầu tư tuyến "cao tốc". Thế cho nên với phương châm đi tắt đón đầu là phải chơi hàng hịn luôn.

Khi đó tàu hàng sẽ chạy hoàn toàn trên tuyến cũ, tàu khách chạy trên tuyến mới.
 

0904223800

Xe buýt
Biển số
OF-198925
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
848
Động cơ
331,434 Mã lực
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?

E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:

- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Thời gian di chuyển: Khoảng cách HN-Tp. HCM là khoảng 1.700 km, với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h + thời gian dừng đỗ (ví dụ: Hà Nội - Thanh Hóa - Nghệ an - Đà Nẵng - Nha Trang - Phan Thiết - Tp. HCM - mỗi ga dừng 5 phút, tổng khoảng 40 phút dừng đỗ) sẽ mất khoảng 7 tiếng, cộng thêm 30-40p thời gian đến ga (trong nội thành) là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).

Đi máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau: 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp.
Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.

Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Trên thực tế khi sống ở Nhật e thấy nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so với MB thì người dân thường ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.

- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này thì e ko phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Còn VN với số tiền đó nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, còn hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích kinh tế.
Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên thì khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.

- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
E mới tạm nghĩ được như thế, mời các cụ vào phân tích..:)
Cụ nghĩ cho đất nước được như thế thì tốt quá, vấn đề là thực hiện thế nào. Theo em Việt Nam nên phát triển đường sắt để vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển container bắc nam thì tốt hơn là đầu tư đường sắt cao tốc.
 

cupido1

Xe tải
Biển số
OF-403313
Ngày cấp bằng
30/1/16
Số km
464
Động cơ
233,701 Mã lực
Cụ nghĩ cho đất nước được như thế thì tốt quá, vấn đề là thực hiện thế nào. Theo em Việt Nam nên phát triển đường sắt để vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển container bắc nam thì tốt hơn là đầu tư đường sắt cao tốc.
Cả 1 dải dài hẹp mà lại còn giáp biển thì chỉ với 1/10 chỗ tiền làm đường sắt cao tốc để nâng cấp cảng biển là ok rồi. Người ko biết chứ vận chuyển hàng bằng đường sắt nhiều chi phí hơn đường biển nhiều nhé.
Tôi ủng hộ dẹp đường sắt cao tốc, đi hàng đường biển vừa nhanh vừa rẻ hơn. Đừng để mấy con chuột đục khoét nó dắt mũi.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Cụ nghĩ cho đất nước được như thế thì tốt quá, vấn đề là thực hiện thế nào. Theo em Việt Nam nên phát triển đường sắt để vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển container bắc nam thì tốt hơn là đầu tư đường sắt cao tốc.
Cả 1 dải dài hẹp mà lại còn giáp biển thì chỉ với 1/10 chỗ tiền làm đường sắt cao tốc để nâng cấp cảng biển là ok rồi. Người ko biết chứ vận chuyển hàng bằng đường sắt nhiều chi phí hơn đường biển nhiều nhé.
Tôi ủng hộ dẹp đường sắt cao tốc, đi hàng đường biển vừa nhanh vừa rẻ hơn. Đừng để mấy con chuột đục khoét nó dắt mũi.
Vận chuyển hàng hóa nhìn chung ko yêu cầu cao về tốc độ, cái cần nhanh và giá trị thì người ta sd máy bay rồi chứ sao lại cứ nhăm nhăm xây đsct để kết hợp vận chuyển hàng hóa?. Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hóa bằng đs thì đòi hỏi phải phát triển tốt vận chuyển đa phương thức, chuyển tải từ ô tô/tàu biển sang tàu hỏa,... cái này cần hệ thống logistic phát triển chứ ko đơn giản là cứ có đường sắt là vận chuyển tốt.
Như cụ cupido1 nói đúng, đừng cầu toàn làm đsct để vận chuyển hàng hóa, VN khác các nước nội địa, m có bờ biển dài, tỉnh nào cũng có thể làm cảng biển chứ mấy nước kia nó nội địa hoặc chỉ có 1 phần bờ biển nên vận chuyển đs có lợi thế. Mấy cái mà báo chí, chuyên gia bao năm cứ ra rả chửi là nhà nhà làm cảng biển... đó là chửi phong trào mà ko nghĩ cái lợi thế của VN, tỉnh nào cũng có bờ biển, đương nhiên họ phải làm cảng biển,.. mà cảng biển của VN nó có to tát gì đâu, ngoài 2 cảng Lạch Huyện với Cái Mép thì còn lại là cảng phục vụ nhu cầu cục bộ, cần thiết chứ?
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,060
Động cơ
120,231 Mã lực
Vận chuyển hàng hóa nhìn chung ko yêu cầu cao về tốc độ, cái cần nhanh và giá trị thì người ta sd máy bay rồi chứ sao lại cứ nhăm nhăm xây đsct để kết hợp vận chuyển hàng hóa?. Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hóa bằng đs thì đòi hỏi phải phát triển tốt vận chuyển đa phương thức, chuyển tải từ ô tô/tàu biển sang tàu hỏa,... cái này cần hệ thống logistic phát triển chứ ko đơn giản là cứ có đường sắt là vận chuyển tốt.
Như cụ cupido1 nói đúng, đừng cầu toàn làm đsct để vận chuyển hàng hóa, VN khác các nước nội địa, m có bờ biển dài, tỉnh nào cũng có thể làm cảng biển chứ mấy nước kia nó nội địa hoặc chỉ có 1 phần bờ biển nên vận chuyển đs có lợi thế. Mấy cái mà báo chí, chuyên gia bao năm cứ ra rả chửi là nhà nhà làm cảng biển... đó là chửi phong trào mà ko nghĩ cái lợi thế của VN, tỉnh nào cũng có bờ biển, đương nhiên họ phải làm cảng biển,.. mà cảng biển của VN nó có to tát gì đâu, ngoài 2 cảng Lạch Huyện với Cái Mép thì còn lại là cảng phục vụ nhu cầu cục bộ, cần thiết chứ?
Chắc ý cụ nói hàng hóa sản xuất. Còn hàng hóa ecommerce thì phải nhanh chứ cụ.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Cả 1 dải dài hẹp mà lại còn giáp biển thì chỉ với 1/10 chỗ tiền làm đường sắt cao tốc để nâng cấp cảng biển là ok rồi. Người ko biết chứ vận chuyển hàng bằng đường sắt nhiều chi phí hơn đường biển nhiều nhé.
Tôi ủng hộ dẹp đường sắt cao tốc, đi hàng đường biển vừa nhanh vừa rẻ hơn. Đừng để mấy con chuột đục khoét nó dắt mũi.
Về công thì vận tải biển và pha sông biển kinh tế hơn đường sắt nhiều, còn đường sắt cao tốc thì quên đi. Nhưng về tư thì đường sắt cao tốc lại kinh tế hơn nhiều, có khi đến đời F5 vẫn ấm bác ơi
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
11,375
Động cơ
396,747 Mã lực
Vận chuyển hàng hóa nhìn chung ko yêu cầu cao về tốc độ, cái cần nhanh và giá trị thì người ta sd máy bay rồi chứ sao lại cứ nhăm nhăm xây đsct để kết hợp vận chuyển hàng hóa?. Bên cạnh đó, vận chuyển hàng hóa bằng đs thì đòi hỏi phải phát triển tốt vận chuyển đa phương thức, chuyển tải từ ô tô/tàu biển sang tàu hỏa,... cái này cần hệ thống logistic phát triển chứ ko đơn giản là cứ có đường sắt là vận chuyển tốt.
Như cụ cupido1 nói đúng, đừng cầu toàn làm đsct để vận chuyển hàng hóa, VN khác các nước nội địa, m có bờ biển dài, tỉnh nào cũng có thể làm cảng biển chứ mấy nước kia nó nội địa hoặc chỉ có 1 phần bờ biển nên vận chuyển đs có lợi thế. Mấy cái mà báo chí, chuyên gia bao năm cứ ra rả chửi là nhà nhà làm cảng biển... đó là chửi phong trào mà ko nghĩ cái lợi thế của VN, tỉnh nào cũng có bờ biển, đương nhiên họ phải làm cảng biển,.. mà cảng biển của VN nó có to tát gì đâu, ngoài 2 cảng Lạch Huyện với Cái Mép thì còn lại là cảng phục vụ nhu cầu cục bộ, cần thiết chứ?
E chỉ ước mơ sáng lên ga Sài gòn. Chiều muộn uống bia ở Hà nội.
Làm đc thế đã cụ.
 

khanhvh

Xe hơi
Biển số
OF-751896
Ngày cấp bằng
3/12/20
Số km
101
Động cơ
52,949 Mã lực
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?

E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:

- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Thời gian di chuyển: Khoảng cách HN-Tp. HCM là khoảng 1.700 km, với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h + thời gian dừng đỗ (ví dụ: Hà Nội - Thanh Hóa - Nghệ an - Đà Nẵng - Nha Trang - Phan Thiết - Tp. HCM - mỗi ga dừng 5 phút, tổng khoảng 40 phút dừng đỗ) sẽ mất khoảng 7 tiếng, cộng thêm 30-40p thời gian đến ga (trong nội thành) là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).

Đi máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau: 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp.
Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.

Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Trên thực tế khi sống ở Nhật e thấy nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so với MB thì người dân thường ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.

- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này thì e ko phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Còn VN với số tiền đó nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, còn hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích kinh tế.
Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên thì khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.

- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
E mới tạm nghĩ được như thế, mời các cụ vào phân tích..:)
Em cũng đã có may mắn từng đi du lịch ở Nhật, và được đi shinkanshen từ tokyo tới kyoto. Quả thật với những khoảng cách dưới 1000km thì đi shinkanshen tiện và nhanh hơn rất nhiều so với máy bay. Nhưng nghĩ đến cảnh VN mà bỏ gần 60 tỷ đô ra làm ĐSCT thì theo truyền thống là chi phí nộp lên trên 10% tức khoảng 6 tỷ đô đã bị ăn rồi. Bao giờ VN hết tham nhũng thì mới nên làm ĐSCT cụ à
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,064
Động cơ
349,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cụ yên tâm, dân cứ chửi CL-HĐ thôi, cứ vào vận hành rồi sẽ biết nó hiệu quả như thế nào. Rồi bao giờ tuyến Nhổn - Ga HN, và thêm 2 tuyến nữa kết nối thì sẽ thấy cực kỳ thuận lợi
Dân chả ai chửi về cái hiêụ quả hay không của tuyến này. Họ chỉ chửi bọn bố láo hứa hết ngày này tháng nọ đưa tàu vào khai thác mờ rồi vẫn im lìm như đá thôi ợ
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Dân chả ai chửi về cái hiêụ quả hay không của tuyến này. Họ chỉ chửi bọn bố láo hứa hết ngày này tháng nọ đưa tàu vào khai thác mờ rồi vẫn im lìm như đá thôi ợ
E nhớ có cụ còn thề sẽ ko đi tuyến CL-HĐ của TQ đấy.
Tuyến này vận hành được cách đây cả 2 năm rồi, nhưng vì chưa quyết toán được nên ko ô nào dám ký cho nó vận hành cả. Còn về kt thì nó hoàn toàn có thể vận hành cả năm rồi
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,060
Động cơ
120,231 Mã lực
Em cũng đã có may mắn từng đi du lịch ở Nhật, và được đi shinkanshen từ tokyo tới kyoto. Quả thật với những khoảng cách dưới 1000km thì đi shinkanshen tiện và nhanh hơn rất nhiều so với máy bay. Nhưng nghĩ đến cảnh VN mà bỏ gần 60 tỷ đô ra làm ĐSCT thì theo truyền thống là chi phí nộp lên trên 10% tức khoảng 6 tỷ đô đã bị ăn rồi. Bao giờ VN hết tham nhũng thì mới nên làm ĐSCT cụ à
Khi nào hết tham nhũng thì cũng là lúc thu nhập bình quân đầu người cao, chi phí xây dựng cũng cao theo. Có thể là hiệu quả lao động và trình độ quản lý cũng cao.
Tuy nhiên cái gì cũng đợi hết tham nhũng là bất khả thi vì tham nhũng luôn phổ biến ở các nước chưa phát triển dù có là thể chế gì đi nữa. Ngay cả bọn phát triển cũng có nhưng chỉ là hiện tượng và chủ yếu là tham nhũng tiền tấn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,226
Động cơ
504,348 Mã lực
Chia sẻ với các cụ là hiện nay ta đang xây dựng Tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao. Chủ yếu sẽ lấy tiêu chuẩn châu Âu làm gốc, có tham khảo một số tiêu chuẩn của Nhật, TQ,...

Tuy nhiên 2/3 ông tư vấn đang lập cái BCNCTKT đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam cứ gợi ý lấy tiêu chuẩn NB, nhưng ngoài mấy vị này ra thì chả ai tán đồng :))
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Theo em thì cứ làm đường sắt như làm đường bộ cao tốc hiện nay thôi.
Đoạn nào hiệu quả kinh tế nhất thì làm trước. Tầm 300-500km đổ lại.
Ví dụ: đoạn Hà Nội - Vinh. Tp HCM - Nha Trang.
Ngoài ra xung quanh HN, Sài Gòn làm các tuyến lan tỏa đến các tỉnh vệ tinh.
Tầu cao tốc chưa cần xuyên Việt vội, mà nó thay cho xe bus đường dài, tốc độ cao. Dân các tỉnh xung quanh HN, SG thuạn lợi làm ăn, du lịch.
Nhà nước bán vé hiệu quả, thu hồi vốn nhanh.
Không vay vốn ODA của bất kỳ thằng nào. Thế mới chịu khó hạch toán kinh tế lỗ lãi được.
Địa hình nước ta ko hợp làm đường sắt cao tốc xuyên Việt. Muốn đi nhanh thì đi máy bay.
Nên làm đường đôi 1,435m xuyên Việt chở hàng chở khách (du lịch). Tốc độ 120km/h là OK rùi.
Đs cao tốc và đường sắt đôi là 2 đường độc lập nhé các cụ.
Trong bất kỳ trường hợp nào. Làn đường sắt cao tốc xuyên Việt là dở hơi. Giá vé cao gấp đôi giá máy bay, đi cả ngày mới tới. Chó nó mới mua vé đi thường xuyên (đi du lịch hoặc đi 1 lần xem cho biết ko tính)
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,060
Động cơ
120,231 Mã lực
Theo em thì cứ làm đường sắt như làm đường bộ cao tốc hiện nay thôi.
Đoạn nào hiệu quả kinh tế nhất thì làm trước. Tầm 300-500km đổ lại.
Ví dụ: đoạn Hà Nội - Vinh. Tp HCM - Nha Trang.
Ngoài ra xung quanh HN, Sài Gòn làm các tuyến lan tỏa đến các tỉnh vệ tinh.
Tầu cao tốc chưa cần xuyên Việt vội, mà nó thay cho xe bus đường dài, tốc độ cao. Dân các tỉnh xung quanh HN, SG thuạn lợi làm ăn, du lịch.
Nhà nước bán vé hiệu quả, thu hồi vốn nhanh.
Không vay vốn ODA của bất kỳ thằng nào. Thế mới chịu khó hạch toán kinh tế lỗ lãi được.
Địa hình nước ta ko hợp làm đường sắt cao tốc xuyên Việt. Muốn đi nhanh thì đi máy bay.
Nên làm đường đôi 1,435m xuyên Việt chở hàng chở khách (du lịch). Tốc độ 120km/h là OK rùi.
Đs cao tốc và đường sắt đôi là 2 đường độc lập nhé các cụ.
Trong bất kỳ trường hợp nào. Làn đường sắt cao tốc xuyên Việt là dở hơi. Giá vé cao gấp đôi giá máy bay, đi cả ngày mới tới. Chó nó mới mua vé đi thường xuyên (đi du lịch hoặc đi 1 lần xem cho biết ko tính)
Đa phần là đồng ý với cụ trừ đoạn giá vé cao gấp đôi mà lại đi cả ngày mới tới ạ. Nếu giá vé cao hơn vé máy bay thì tức là 350km/h thì chỉ 6h là tới nơi. Còn nếu đi cả ngày (~11-12h cho tốc độ 200km/h) thì giá vé sẽ thấp hơn vé máy bay chứ. Đấy là nói HN-SG, chứ em đồng tình là cứ làm các tuyến kết nối HN, SG với vệ tinh trước. Đoạn dưới 500km thì đường sắt 200km/h thắng máy bay gần tuyệt đối ạ. Nếu không phải cao tốc (>300km/h) thì em vẫn nghĩ nên đầu tư 200km/h.
 

cupido1

Xe tải
Biển số
OF-403313
Ngày cấp bằng
30/1/16
Số km
464
Động cơ
233,701 Mã lực
Về công thì vận tải biển và pha sông biển kinh tế hơn đường sắt nhiều, còn đường sắt cao tốc thì quên đi. Nhưng về tư thì đường sắt cao tốc lại kinh tế hơn nhiều, có khi đến đời F5 vẫn ấm bác ơi
Bác đang chở hàng gì?
Em chủ hàng nên chơi đủ thể loại rồi mỗi đg không là chưa đi thôi. Đường biển từ cảng Chùa Vẽ hp đến SP SG hết khoảng 670k tấn tất tần tật, lưu cont max 7ngày, trong khi đó nếu đi đường sắt về Sóng Thần hết 800k, lưu toa 1 ngày, quá 1 ngày lại mất chi phí dỡ hàng toa -> kho rồi lại kho -> xe của kh. Đi đường bộ chạy đường 1A thì cước tùy thời điểm nhưng vào thời điểm e chở thì khoảng 800k nhưng ko mất phí bốc loading lên cont\toa => rẻ hơn mà linh hoạt, hàng chạy thẳng về kho của kh

Bất cứ lúc nào có thể e đều né đường sắt, từ chuyện trọng tải ko đồng đêu đến mất hàng, hàng vào chậm...

Cho nên, nếu đề xuất đường cao tốc bắc nam thì em còn xem xét chứ đường sắt thì ko những nên dẹp mà nên giải thể rồi cơ cấu lại toàn bộ cả ngành đi!
 

xindungcuocchoi

Xe đạp
Biển số
OF-525356
Ngày cấp bằng
5/8/17
Số km
22
Động cơ
173,720 Mã lực
Tuổi
36
Lúc đó chắc phương Tây nó chuyển sang máy bay với tên lửa không người lái hết rồi.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,760
Động cơ
161,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái khác biệt về chi phí của phương án 350km/h hình như còn là chi phí vận hành cao, dẫn tới giá vé cao và không cạnh tranh?
Cái câu hỏi này của cụ cũng là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà tư vấn trả lời chưa thuyết phục hoặc đang né tránh trong các lần điều trần với Quốc Hội.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,060
Động cơ
120,231 Mã lực
Cái câu hỏi này của cụ cũng là câu hỏi hóc búa nhất mà các nhà tư vấn trả lời chưa thuyết phục hoặc đang né tránh trong các lần điều trần với Quốc Hội.
Để chạy được đến 250km/h thì đã phải đầu tư tuyến mới hoàn toàn rồi. Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện tại không thể cải tạo để đáp ứng được tiêu chuẩn.
Không để ý là cụ viết câu này. Lý do là gì vậy cụ? Do địa hình tuyến tàu bắc nam nhiều đoạn quá cong hay độ dốc không đáp ứng được?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top