Tóm lại thế này cụ ợ: ĐSCT Đài loan bắt đầu chạy năm 2008 lúc GDP đầu người Đài loan đã là 16.500 USD/năm và khoảng cách chỉ có 350km, lý tưởng cho ĐSCT. Vậy mà năm đầu tiên chỉ có hơn 20 triệu khách, trong khi lượng khách hòa vốn là 65 triệu. Con số này phải 11 năm sau (2019) mới đạt được, năm 2019 GDP đầu người Đài loan là 30 ngàn đô/năm.
Ngân sách VN đã bỏ mấy chục tỉ ra làm đường sắt cao tốc, liệu có thể bỏ tiếp mỗi năm 4-5 tỉ bù lỗ liên tục 10-15 năm không?
Cụ nói khơi khơi!
Cụ thể không thể so sánh thuần về giá vé với GDP 1 cách tịnh tiến vậy được. GDP đầu người TQ bằng chưa tới 1/2 Đài Loan lãi nhiều tuyến không phải chỉ mỗi Bắc Kinh- Thượng Hải.
Giá vé rẻ nhất tuyến Đài Bắc- Cao Hùng là 800k VNĐ. Đây là giá vé nó tính cả chi phí khấu hao, lãi vay và cả sinh lợi nhuận. Như vậy nêư như đsct ở 1 nước XHCN như VN, thì đsct là tài sản quốc gia nhà nước coi như đầu tư công( xây các quốc lộ, xây đường mòn HCM, đường vành đai biên giới, xây bảo tàng,tượng đài bla bala..)
Vậy nếu bây giờ chỉ tính chi phí vận hành và bảo dưỡng là báo nhiêu?? Nếu mà Hà Nội - Vinh, SG- Nha Trang giá vé 500k thì người ta có chấp nhận đi hem?? Đi xe khách giường nằm mất 7- 8 h với đi cao tốc mất 1 h thì người ta chọn gì??
4h là 1/2 ngày công tức là 500k đấy!
Vậy tuyến SG- Nha Trang và HN-Vinh với giá vé đó khách chấp nhận đi thì có lượng khách có thể là bao nhiêu?? Lượng dân dọc tuyến Đài Bắc- Cao Hùng thua xa 2 tuyến trên vậy cớ gì lượng khách thua??
Giời tôi tạm tính là bằng nhau đi thì nội 2 tuyến ngắn này sẽ có 160 triệu lượt khách x 500k= 80 nghìn tỉ same same hơn 3 tỉ đô.
Tiếp nữa tuyến trực tiếp HN- SG bèo lắm là 20 triệu lượt x 2 triệu Vnđ 40 nghìn tỉ.
Và như tôi đã nói trên. Vùnh Nam sông Hồng kêu gào làm sân bay vì chỗ này nó có hơn 5 tr dân nhưng để đi máy bay thì nó mất 2 h rưỡi mới đến sân bay nên nó cắn răng leo xe. Vậy nếu có đsct thì Ninh Bình- Biên Hòa có tầm 10 triệu lượt, cứ cho vé bằng tuyến HN- SG thì người ta sẵn sàng đi đsct. 10tr x2tr =20 nghìn tỷ.
Đài Loan mất 10 năm không có nghĩa là VN mất 10 năm.