[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,806
Động cơ
163,051 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Điểm đáng chú ý tiếp theo là mục phát triển công nghiệp đường sắt. Có yêu cầu liên doanh liên kết với nước ngoài phải kèm theo điều kiện chuyển giao công nghệ.

1698981657833.png
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,806
Động cơ
163,051 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bắt đầu từ năm 2024 sẽ đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho đường sắt tốc độ cao

1698981734622.png
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,319
Động cơ
269,201 Mã lực
Có vẻ các cụ đa số thích chém gió là chính, không thích đọc các nguồn tin chuẩn chỉ nhỉ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị Quyết 178 về Chương trình hành động của Chính phủ định hướng phát triển đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đó, trong đó gợi mở rất nhiều nội dung quan trọng.

Về nguồn vốn:
Sẽ dồn nguồn lực vốn ngân sách cho các dự án đường sắt.
View attachment 8180225

Một nguồn lực đáng chú ý khác là đang đề xuất áp dụng lại hợp đồng theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) riêng cho dự án Đường sắt.

View attachment 8180231

Những món khác như vay vốn ưu đãi nước ngoài, TOD, kêu gọi doanh nghiệp thì bàn nhiều rồi, em không trích dẫn nữa.
Cứ theo nghị quyết mà thành công thì Việt Nam hóa rồng lâu rồi cụ đọc cho biết định hướng chung thế thôi chứ thực tế có làm được hay không thì xét sau. Theo nghị quyết phấn đấu 2030 Hà Nội, Sài Gòn chạy được 50% tuyến metro đô thị đấy nhìn thực tế xem có đạt được không :)) Bao cái nghị quyết chung xong để đấy rồi không biết như 2020 thành nước công nghiệp, xây nhà máy điện hạt nhân... kể ra thì cả đống
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,806
Động cơ
163,051 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cứ theo nghị quyết mà thành công thì Việt Nam hóa rồng lâu rồi cụ đọc cho biết định hướng chung thế thôi chứ thực tế có làm được hay không thì xét sau. Theo nghị quyết phấn đấu 2030 Hà Nội, Sài Gòn chạy được 50% tuyến metro đô thị đấy nhìn thực tế xem có đạt được không :)) Bao cái nghị quyết chung xong để đấy rồi không biết như 2020 thành nước công nghiệp, xây nhà máy điện hạt nhân... kể ra thì cả đống
Thế thì cụ không biết quy trình vận hành của CP rồi. Từ Nghị Quyết mới triển khai đến các món khác cụ ạ.

Dễ thì đã không cần NQ, khó thì mới phải có NQ để quyết chung.

Đợt Covid không thực hiện theo NQ thì có mà chết như ngả rạ.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,669
Động cơ
273,641 Mã lực
nếu để thay cho máy bay ngoại nhập thì vẫn lời chán! Ở VN nên làm chiến thuật hốt hết khách cả của xe khách lẫn máy bay. Muốn hốt của máy bay thì thời gian phải gần đó, không nhất thiết phải ngang với đi máy bay nhưng không chậm hơn quá nhiều. Có thể chậm hơn 1-2 giờ không sao cả. Vì ngồi trên tàu vẫn làm việc thoải mái, internet đầy đủ.
Tức là chưa làm, cụ đã lên kế hoạch tiêu diệt hàng không nội địa? Nhóm lợi ích hàng không chịu để yên?
Hài hòa nhất là phát huy thế mạnh tự nhiên của từng loại phương tiện.

- Xe khách chạy đường bộ cao tốc: khoảng cách lợi thế đến dưới 400km là mạnh nhất. Từ khi lên đến khi xuống xe đến nơi chỉ trong 1 buổi. Sau khoảng cách này ai đi là vì lựa chọn cá nhân.
- Đường sắt tốc độ cao 160km/h: biên độ khoảng cách lợi thế dao động từ 300km đến 700km là mạnh nhất. Từ khi lên đến khi xuống tàu đến nơi cũng chỉ trong 1 buổi. Trước và sau khoảng cách này ai đi là vì lựa chọn cá nhân.
- Máy bay: biên độ khoảng cách lợi thế dao động từ 600km đến 2000km. Từ khi lên đến khi xuống máy bay đến nơi cũng chỉ trong 1 buổi. Ngắn hơn khoảng cách này ai đi là vì lựa chọn cá nhân.
...

Nếu Việt Nam tròn như Pháp hay TBN, như TQ, và có công nghệ đường sắt phát triển, thì hẵng làm.
Nếu làm ĐSCT 250km/h trở lên, thì toàn bộ công nghệ cũng nhập ngoại, đã thế lại độc quyền nên giá cao còn hơn mua máy bay.
Còn máy bay, VN có thể deal được giá phù hợp. Cứ hỏi chị Thảo Vietjet. Làm hơn mười năm nay rồi cụ.
Ngay cả TQ chỉ do bị hạn chế tiếp cận công nghệ phát triển hàng không dân dân dụng, nên mới quyết tạm thay thế hàng không nội địa (vì bị bắt mua máy bay và không cho tiếp cận kỹ thuật hàng không) bằng DSCT.
Nay TQ cũng hoàn thành phát triển con máy bay dân dụng nội địa rồi cụ. Rồi HK nội địa TQ cũng sẽ phát triển. DSCT dài 3000km chạy 14 giờ không thể bằng máy bay bay 4h được (cả check-in check-out).
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,590
Động cơ
351,977 Mã lực
Cái đường sắt 350kmh nếu theo ước tính hiện có thì để hòa vốn (trừ đi lãi vay + phí bảo trì + phí vận hành) cần đạt doanh thu bán vé khoảng 4-5 tỉ USD / năm, ~ 100,000 tỷ đồng theo thời giá hiện nay.

Nếu giá vé 2tr một lượt HN-SG thì cần khoảng 50 triệu lượt khách / năm. Đường bay HN-SG đông thứ 4 thế giới hiện có lượng khách khoảng 8-9 triệu / năm.

Nói chung cũng không dễ giải trình tính khả thi tài chính cho phương án này, trừ khi ta có đơn giá (xây dựng + bảo trì + vận hành) mềm hơn.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,319
Động cơ
269,201 Mã lực
Thế thì cụ không biết quy trình vận hành của CP rồi. Từ Nghị Quyết mới triển khai đến các món khác cụ ạ.

Dễ thì đã không cần NQ, khó thì mới phải có NQ để quyết chung.

Đợt Covid không thực hiện theo NQ thì có mà chết như ngả rạ.
Nghị quyết bao lâu nay nó vẫn thế tổng quan luôn đúng, đường lối chuẩn chỉnh nhưng hiện thực hóa không bao giờ được như kỳ vọng vụ covid còn đang xét lại một đống vấn đề phát sinh chưa xử lý. Đợt lên kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân gửi bao nhiêu nhân tài đi học về hạt nhân ở nước ngoài xong về bỏ xó gây lãng phí và bất mãn rất lớn. Giờ chỉ cần vướng vấn đề không nước nào chịu chuyển giao công nghệ thì theo nghị quyết sẽ không làm nữa 🤷
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,511
Động cơ
376,404 Mã lực
Lời kiểu gì khi đều đi nhập vậy cụ @@ Kinh doanh hàng không trừ đợt covid ra thì auto lãi cả DN tư nhân lẫn nhà nước nhé. Còn ĐSCT trên 300km/h theo dự toán của Nhật kể cả đạt mức hành khách lý tưởng cũng vẫn phải bù lỗ hàng năm 2-3 tỷ $ tính thêm khoản trả lãi vay không ối giời ơi à. Giá vé tàu cao hơn giá vé máy bay với xe khách thì chưa hiểu hốt được bao nhiêu % đâu
CỤ nhầm rồi, biên độ lãi ngày hàng không đối với các Airlines rất thấp, các chuyến quốc tế và đường trục HAN-SGN mới có lợi nhuận còn các chặng lẽ thì toàn gánh lỗ
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,669
Động cơ
273,641 Mã lực
CỤ nhầm rồi, biên độ lãi ngày hàng không đối với các Airlines rất thấp, các chuyến quốc tế và đường trục HAN-SGN mới có lợi nhuận còn các chặng lẽ thì toàn gánh lỗ
Nên cơ hội cho đường sắt là các chặng dưới 800km. Có thế thôi mà các cụ cứ loanh quanh.
Nhưng dưới 800km thì tốc độ 300km/h là thừa. Chỉ cần 160km/h. Lên tàu 4-5 tiếng tới nơi là rẻ bền đẹp.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,468
Động cơ
221,885 Mã lực
Tức là chưa làm, cụ đã lên kế hoạch tiêu diệt hàng không nội địa? Nhóm lợi ích hàng không chịu để yên?
Hài hòa nhất là phát huy thế mạnh tự nhiên của từng loại phương tiện.

- Xe khách chạy đường bộ cao tốc: khoảng cách lợi thế đến dưới 400km là mạnh nhất. Từ khi lên đến khi xuống xe đến nơi chỉ trong 1 buổi. Sau khoảng cách này ai đi là vì lựa chọn cá nhân.
- Đường sắt tốc độ cao 160km/h: biên độ khoảng cách lợi thế dao động từ 300km đến 700km là mạnh nhất. Từ khi lên đến khi xuống tàu đến nơi cũng chỉ trong 1 buổi. Trước và sau khoảng cách này ai đi là vì lựa chọn cá nhân.
- Máy bay: biên độ khoảng cách lợi thế dao động từ 600km đến 2000km. Từ khi lên đến khi xuống máy bay đến nơi cũng chỉ trong 1 buổi. Ngắn hơn khoảng cách này ai đi là vì lựa chọn cá nhân.
...
Cái này là chung chung thôi, còn máy bay ở VN đi nhập phi công ngoại, xăng ngoại thì cứ từ từ. Chị Thảo cũng có lúc sặc gạch nhé. Về xây dựng thì như các cụ thấy sân bay Long Thành giá thành mười mấy tỉ bằng 50% đường sắt SG-HN.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,319
Động cơ
269,201 Mã lực
CỤ nhầm rồi, biên độ lãi ngày hàng không đối với các Airlines rất thấp, các chuyến quốc tế và đường trục HAN-SGN mới có lợi nhuận còn các chặng lẽ thì toàn gánh lỗ
Chặng lẻ gánh lỗ cũng chỉ có vietnam airline có chuyến thôi cụ nhưng tổng thể vẫn lãi hàng năm. Còn Vietjet, Bamboo tuyến nào có lãi mới bay làm gì có cảnh bù lỗ. Tuyến HN-SG thì là "đường bay vàng" rồi có ĐSCT trên 320km/h cũng không cạnh tranh được cả về giá với thời gian
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,468
Động cơ
221,885 Mã lực
Tuyến HN-SG thì là "đường bay vàng" rồi có ĐSCT trên 320km/h cũng không cạnh tranh được cả về giá với thời gian
lúc nào cụ đi thử Hà Nội Phan Thiết 1 chuyến thì biết tổng thời gian là bao nhiêu! Vào SG rồi đi xe ngược lại 1 quảng bằng Hà nội- Thanh Hóa nữa. HN-SG quá đông một phần là chở khách đến rồi cho họ đi xe về tỉnh.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,590
Động cơ
351,977 Mã lực
lúc nào cụ đi thử Hà Nội Phan Thiết 1 chuyến thì biết tổng thời gian là bao nhiêu! Vào SG rồi đi xe ngược lại 1 quảng bằng Hà nội- Thanh Hóa nữa. HN-SG quá đông một phần là chở khách đến rồi cho họ đi xe về tỉnh.
Sắp có sân bay Phan Thiết rồi cụ ơi :D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,468
Động cơ
221,885 Mã lực
. Theo nghị quyết phấn đấu 2030 Hà Nội, Sài Gòn chạy được 50% tuyến metro đô thị đấy nhìn thực tế xem có đạt được không :)) Bao cái nghị quyết chung xong để đấy rồi không biết như 2020 thành nước công nghiệp, xây nhà máy điện hạt nhân... kể ra thì cả đống
tính cả bắt đầu xây dựng chứ không phải chạy nhé. Nghị quyết mà có Chính nghĩa, lẽ phải thì xong thôi! :D
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,669
Động cơ
273,641 Mã lực
lúc nào cụ đi thử Hà Nội Phan Thiết 1 chuyến thì biết tổng thời gian là bao nhiêu! Vào SG rồi đi xe ngược lại 1 quảng bằng Hà nội- Thanh Hóa nữa. HN-SG quá đông một phần là chở khách đến rồi cho họ đi xe về tỉnh.
Bằng HN-SG + 2h
 
Chỉnh sửa cuối:

Twoku

Xe tải
Biển số
OF-204738
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
300
Động cơ
322,348 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mỗi tuyến Metro là 1 cha 1 mẹ khác nhau. Sao các cụ lđ ko tập trung cho 1 hãng với yêu cầu chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết và đặt NM tại Vn. Khi xong metro thì chuyển sang sx tầu cao tốc cũng dễ dàng hơn.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,668
Động cơ
285,641 Mã lực
các cụ thử tính tầu ở dải tốc độ nào mà từ Hà Nội đến tp Thanh Hóa giá vé giao động + - 50 nghìn đồng so với giá vé xe khách 16 chỗ là 250 nghìn đồng/người đi trong 2 giờ thì biết ngay là có khách hay không có khách .
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,590
Động cơ
351,977 Mã lực
các cụ thử tính tầu ở dải tốc độ nào mà từ Hà Nội đến tp Thanh Hóa giá vé giao động + - 50 nghìn đồng so với giá vé xe khách 16 chỗ là 250 nghìn đồng/người đi trong 2 giờ thì biết ngay là có khách hay không có khách .
Theo logic mà nói thì vận tải bằng tàu có chi phí nhiên liệu (tàu điện còn rẻ hơn nữa) và nhân công ít hơn xe ô tô nên hoàn toàn có thể có giá vé rẻ hơn xe khách.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,021
Động cơ
397,408 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Theo logic mà nói thì vận tải bằng tàu có chi phí nhiên liệu (tàu điện còn rẻ hơn nữa) và nhân công ít hơn xe ô tô nên hoàn toàn có thể có giá vé rẻ hơn xe khách.
hệ thống nhân công tuần tra đường
trực chốt giao cắt , tính thế nào lại ít hơn đường bộ
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,468
Động cơ
221,885 Mã lực
hệ thống nhân công tuần tra đường
trực chốt giao cắt , tính thế nào lại ít hơn đường bộ
Ở VN gần như Nhà nước sẽ bao cấp con đường, các hãng chỉ lo tàu và đóng góp 1 tí.
Nếu hãng tàu Nhà nước chỉ cần lãi 1%, không cần lãi 25% như nhà xe thì lại càng dễ.
Nếu quả thật tàu không cạnh tranh được thì phải xem lại kỹ nguyên nhân từ đâu, nếu do nhà xe phạm luật thì phải sửa. Đã có tàu tốt thì nên làm thế nào để dân đi càng nhiều càng tốt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top