Chán thật ko muốn tranh luận nữa mà vẫn phải nói.
Mình không quan tâm Nhật hay Âu làm nhưng có lẽ như một cụ nói hình như thớt này toàn seeder cố tình nhét chữ vào miệng người khác.
Xin thưa phương án chọn lần này cũng nói rõ công nghệ động lực phân tán nhé.
Vâng vẫn chỉ là quan điểm chủ quan của tư vấn thẩm tra thôi.
Arup nó cũng muốn đẩy tiền lên cho cao. Mất gì của bọ đúng không?
Quan trọng, chủ đầu tư cần điều gì.
1. Hệ thống vận tải hàng hoá và hành khách đường sắt đường đôi khổ rộng không giao cắt cùng cốt, xuyên Việt kết nối với TQ-Asean.
2. Vận tốc khai thác phù hợp chi phí, phù hợp với đặc điểm giao thông-kho vận-kinh tế-tự nhiên của Việt Nam. Không cạnh tranh trực tiếp với đường bộ cao tốc lẫn hàng không hay hàng hải trong trung hạn và dài hạn.
3. An toàn về tài chính và nhiều lựa chọn (không bị triệt buộc phải/chỉ được 1 lựa chọn).
...
Dựa trên 3 tiêu chí đó, nên đầu tư hệ thống hạ tầng đường sắt phổ dụng (tiếng Anh gọi là conventional railways) khổ rộng, đường đôi, không giao cắt (đường sắt "ngồi bệt", đường bộ băng qua bằng cầu cạn ở vùng đồng bằng), tốc độ khai thác chở hàng 120km/h (gấp 2.5 lần hiện tại, gấp 1.5 lần đường bộ cao tốc tương lai) và 160km/h (gấp gần 3 lần đường bộ hiện tại, gấp 1.8 lần đường bộ cao tốc tương lai).
Với tốc độ này, nếu không dùng động lực điện thì diesel vẫn chạy tốt. Nhà máy xe lửa Gia Lâm đã được chuyển giao công nghệ đóng đầu máy và toa xe tốc độ 160km/h trên khổ 1m từ 15 năm trước.
Chi phí toàn bộ hệ thống này bằng 60% chi phí hệ thống lấy tiêu chuẩn mà tư vấn thẩm tra đề xuất.
Nếu cụ từng là Tổng kiểm toán Nhà nước và là đương kim Chủ tịch Quốc Hội, cụ chọn cái nào.
Biết rằng 150 năm nữa hệ thống tôi chọn vẫn hữu dụng, nâng cấp tốt.