Chán các anh, Quyết thì không quyết luôn, vì sắp tới có cả 100km nữa thành hình, Khi nâng lên 90 thì hệ thống biển báo, cách tổ chức an toàn giao thông cũng hơi khác chút.
Thậm trí nếu cần thiết kéo dài thêm các đoạn làn dừng khẩn cấp ra, không cần thảm bê tông nhựa cũng đc
Dù Cục Đường cao tốc cho rằng, có cơ sở khoa học và thực tiễn để tăng tốc độ khai thác một số đoạn cao tốc Bắc - Nam từ 80 km/h lên 90km/h, nhưng Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần thêm thời gian để đánh giá lưu lượng xe, thói quen tài xế trước khi quyết định, vì tốc độ khai thác phải an toàn...
cafef.vn
Dù Cục Đường cao tốc cho rằng, có cơ sở khoa học và thực tiễn để tăng tốc độ khai thác một số đoạn cao tốc Bắc - Nam từ 80 km/h lên 90km/h, nhưng Bộ Giao thông vận tải cho rằng cần thêm thời gian để đánh giá lưu lượng xe, thói quen tài xế trước khi quyết định, vì tốc độ khai thác phải an toàn, hạn chế tai nạn.
Đi cao tốc chậm hơn quốc lộ
Hàng loạt dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đã đưa vào khai thác, dù gắn mác cao tốc, nhưng hầu hết cao tốc mới chỉ cho ô tô chạy tối đa 80 km/h (tối thiểu 60 km/h). Điều này khiến nhiều tài xế băn khoăn vì đi cao tốc nhưng tốc độ thấp hơn cả quốc lộ 1A (một số đoạn ngoài khu dân cư được chạy tối đa 90 km/h).
Hầu hết các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 chỉ cho phép xe chạy tối đa 80km/h. (Ảnh: Phạm Thanh).
Anh Trịnh Văn Quý (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết vừa qua anh có việc về Thanh Hóa, đi cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình chạy từ 100 - 120 km/h, nhưng tới đoạn cao tốc mới Cao Bồ - Mai Sơn - Quốc lộ 45 chỉ được tối đa 80 km/h, thấy rất “hụt hẫng” dù đường khá vắng.
“Đoạn cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình xe đông nhưng tốc độ đều trên 100 km/h, trong khi đoạn cao tốc mới xe ít hơn nhiều tốc độ lại rất thấp, trong khi tên gọi vẫn là cao tốc, với số vốn đầu tư lớn. Tôi đi qua thấy rất lãng phí, cả về chi phí đầu tư lẫn thời gian của xã hội, nếu được chạy tốc độ cao hơn sẽ phù hợp và hiệu quả hơn”, anh Quý nói và thừa nhận, đoạn cao tốc mới không có làn dừng khẩn cấp toàn tuyến nên cảm giác xe chạy rất sát với dải phân cách và hộ lan, khi vượt cũng cảm thấy hai xe khá gần nhau, không thấy thoải mái và tự tin khi vượt.
Vì sao chưa tăng tốc?
Đại diện Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết đã nhận được văn bản đồng thuận của Cục Đường cao tốc về việc tăng tốc độ khai thác một số đoạn cao tốc từ 80km/h lên 90km/h . Tuy nhiên, để quyết định tăng tốc độ khai thác với các đoạn tuyến cụ thể cần nghiên cứu thêm. Trước mắt, cần chờ để đánh giá lưu lượng phương tiện sau thời gian đưa vào khai thác ổn định, thu thập thói quen tài xế, sau đó mới quyết định có tăng tốc độ khai thác hay không.
“Hiện một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam mới đưa vào khai thác thời gian ngắn nên lưu lượng còn thấp, nhiều người đi vào thấy tốc độ 80 km/h quá chậm vì đường vắng, nhưng nếu lưu lượng tăng thêm sẽ khác. Do đó, việc điều chỉnh tốc độ ra sao cần thời gian khai thác để đánh giá, từ đó đưa ra phương án tổ chức giao thông và tốc độ khai thác hợp lý nhất. Tất cả phương án đưa ra phải có cơ sở khoa học, vì sự an toàn, không phải theo cảm tính, nâng lên vài hôm lại hạ xuống cũng không được”, đại diện Bộ GTVT nói.
Về điều kiện hạ tầng như tầm nhìn, mặt đường, đại diện Bộ GTVT khẳng định đã được xây dựng theo điều kiện khai thác được với tốc độ 100 - 120 km/h khi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước mắt ở giai đoạn phân kỳ đầu tư nên hạn chế tốc độ để đảm bảo an toàn giao thông.
Trước đó, trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 1 đã và sắp đưa vào khai thác hoàng loạt dự án thành phần. Hầu hết các dự án này chỉ cho phép phương tiện lưu thông tốc độ tối đa 80 km/h, gồm: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm. Thậm chí, một số cao tốc chỉ có 2 làn xe chạy (mỗi chiều 1 làn xe), tốc độ khai thác tối đa một số đoạn chỉ 50 - 60 km/h như: Cam Lộ - La Sơn - Hòa Liên, Nội Bài - Lào Cai…
Bộ GTVT cho biết, việc chỉ cho phép ô tô chạy tối đa 80 km/h các cao tốc trên phù hợp với giai đoạn phân kỳ đầu tư, với 2 làn xe chạy, chưa có làn dừng khẩn cấp toàn tuyến, khi lượng xe còn thấp (nhưng tối đa không quá 90 km/h). Ở giai đoạn đầu tư hoàn chỉnh, với 4-6 làn xe, tốc độ khai thác tối đa sẽ từ 100 km/h - 120 km/h.
Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ đầu tư và vận hành hệ thống tổ chức giao thông thông minh, trong đó có việc điều chỉnh tốc độ xe chạy cao tốc thay đổi theo lưu lượng phương tiện thực tế trên tuyến (tốc độ tăng khi xe ít và ngược lại).
Về lý do tốc độ xe chạy chỉ 80km/h, thấp hơn cả Quốc lộ 1A nhưng vẫn có tên cao tốc, phía Bộ GTVT cho rằng, theo quy định hiện hành, khái niệm đường cao tốc chỉ đề cập về thiết kế, tổ chức giao thông, không căn cứ theo tốc độ chạy xe.
Theo Luật Giao thông đường bộ và Quy chuẩn Việt Nam về đường ô tô cao tốc: Đường cao tốc là đường dành riêng cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra/vào ở những điểm nhất định.