Mợ nói phải. VN với đặc điểm khí hậu phong phú + quĩ đất cho nông nghiệp còn rất nhiều. Nếu nói về thế mạnh, thì phát triển nông nghiệp cũng là một giải pháp. Nếu được quan tâm tốt và hỗ trợ tốt cho người làm nông nghiệp, thì đảm bảo nghành nông nghiệp sống khỏe. Không những dư sức cho nhu cầu nội địa và còn mở rộng cho xuất khẩu.
EU với đặc điểm địa lý, mất nửa năm thời tiết lạnh, nông nghiệp bị hạn chế phát triển, cùng với chất đất không hợp cho trái cây nhiệt đới, nên họ phải nhập từ khắp nơi trên thế giới. Họ có tiền, nên bất cứ trái cây gì, dù có đắt, họ cũng vẫn cứ nhập.
Chuối, vải, xoài.....họ nhập kìn kịt từ Nam Mỹ. Hầu như hộ gia đình nào cũng có chuối trong nhà. VN hoàn toàn có thể trồng chuối tốt, nhưng không hiểu sao không thấy chuối Việt trên thị trường EU.
Một quả khế, na, thanh long, xoài.....họ bán trong siêu thị khoảng 50.000 VND/quả. Đắt hơn các trái cây khác đến từ Nam Mỹ. Nếu trái cây Việt được bán với giá rẻ hơn, thì em nghĩ số lượng tiêu thụ sẽ tăng rất cao.
Ví như gạo, cách nay 2-3 chục năm họ ăn không nhiều. Giờ thì họ đã quen với cơm châu Á và rất thích ăn. Họ cho rằng món ăn châu Á tốt cho sức khỏe và tốt hơn các món ăn nhanh kiểu châu Âu. Giới trẻ họ cũng khoái ăn dần đồ châu Á, tụi nó kêu, chắc đồ Á tốt, nên nhìn người châu Á chúng mày luôn trẻ hơn tuổi.
Vai trò của cp là rất quan trọng trong việc đưa các sản phẩm nông nghiệp tới EU. C.hính p.hủ quản lý tốt từ đầu vào tới đầu ra thì dư sức cạnh tranh trên thị trường EU. Sản xuất nông nghiệp là một chuỗi và là một vòng tuần hoàn. Quản lý tốt vòng quay này là nông nghiệp sống khỏe.