Làm sao cụ chắc chắn "không hiệu quả", hơn nữa số tiền bơm ra có đủ lớn để dẫn đến tiền thừa so với hàng không?
Em không phải chuyên gia kinh tế nên không thể đủ khả năng đánh giá tổng thể.
Tuy nhiên, trên góc độ người dân nhận định thế này:
- Như hiện nay, các hoạt động đang diễn ra không theo thông lệ chung. Nhiều nhà máy, công ty đang phải giãn cách xã hội, thì rõ ràng năng suất sẽ bị xuống, chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn mức bình thường. Nếu xét trên tổng thể thì tổng giá trị thực của hàng hóa thấp hơn tổng số tiền đã phải bỏ ra để làm => Đây chính là vấn đề không hiệu quả (so với mức thông lệ chung, chứ không phải không hiệu quả là không có gì).
Còn có thể trong tương lai, khi công nghệ phát triển, mọi người làm việc tự giác... cứ nằm ở nhà ấn nút, rồi trao đổi hàng hóa qua mạng thì chưa nói, nhưng trong giai đoạn hiện nay thì chắc chắn không hiệu quả như việc đang diễn ra.
- Còn về số tiền bơm ra có đủ lớn để dẫn đến thừa không?
+ Chỉ có những chuyên gia, người đứng đầu điều hành mới có thông tin chính xác, còn lại tất cả chúng ta thì cũng chỉ là người dự đoán. Mỗi người sẽ có một góc nhìn, trình độ, thông tin được cung cấp để đưa ra những nhận định mang tính chủ quan cá nhân.
+ Trên góc nhìn của em thì có thể việc bơm tiền không đúng liều hoặc bơm nhầm chỗ thì có thể vẫn gây ra thừa tiền. Còn để phân tích cụ thể thì khá dài và có thể trình độ em chưa đủ tầm để giải thích. Nhưng có thể hiểu đơn giản như sau: Giả sử công ty cụ đang sản xuất một mặt hàng A, để đảm bảo đủ bù đắp chi phí cụ sẽ bơm thêm tiền để thúc đẩy phục hồi quá trình sản xuất, mà quên đi rằng sản xuất xong thì có bán được không... nếu không có cầu thì vẫn vỡ nợ. Ngược lại, cụ duy ý chí rằng trước đây tao chỉ sản xuất như này, và bây giờ cũng cứ thế mà làm (không vay mượn, bơm vá gì thêm)... trong khi đó cầu đang yếu thì lấy đâu tiền để cụ dùng để khuyến mại, thúc đẩy tiêu thụ hàng?
Nếu cụ đi vay thêm tiền, hay in thêm cổ phiếu để bán lấy tiền để kích cầu (trong khi giá trị thực của công ty cụ vẫn vậy, năng suất lao động vẫn thế) thì cụ sẽ rơi vào trạng thái mất cân đối hoặc giá trị công ty của cụ sẽ giảm đi (giống như kiểu ngày trước chỉ số lợi nhuận trên/vốn là 10%, nhưng khi in thêm cổ phiếu, vốn tăng lên => chỉ số lợi nhuận sẽ giảm đi).
Vấn đề này phụ thuộc và chính người điều hành doanh nghiệp. Trên quy mô lớn hơn thì em cho rằng nó cũng như thế, dù cách giải thích sẽ phải khác đi, nhưng bản chất thì không khác nhau.