1. Không thể dồn chuơng trình cả năm trong 1 học kỳ dù về lý thuyết thì học ngày 2 buổi sẽ đủ thời lượng học. Học sinh cần có thời gian để hấp thu kiến thức, ôn luyện, tái tạo sức ghi nhớ... giáo viên cần thời gian hướng dẫn, kiểm tra, sửa lỗi cho học sinh.
2. Chuơng trình của thành phố hay nông thông đều dựa trên căn bản kiến thức 1 buổi - tuơng đuơng 4-5 tiết lên lớp. Thời lượng cả ngày là do các cháu còn thực hiện những hoạt động khác tại trường: ngủ nghỉ, làm bài tập về nhà, giải lao, hoạt động ngoại khóa... Cái này sinh ra vì các phụ huynh không thể cho con học nửa ngày rồi đi đón và chăm nom trong thời gian còn lại được. Nhịp sống và văn hóa ở thành phố khác với nông thôn. Thực tế không phải cứ ở thành phố là nghiễm nhiên học bán trú. Nhiều trường chỉ dạy một buổi, dẫn đến rất vất vả cho phụ huynh. Nhiều gia đình phải đăng ký cho các em học nối với các trung tâm giáo dục khác để “câu giờ” cho bố mẹ.
3. Bộ chưa có tính toán cơ sở khoa học cho việc học ngoại ngữ từ nhỏ. Việc các trường và phụ huynh đăng ký cho con học ngoại ngữ từ cấp 1 là không trong chủ truơng. Nên hiểu rằng việc học ngoại ngữ quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ, khiến kiến thức phân bổ bất hợp lý và hiệu quả trên tổng thể là không cao. Nói nôm na thì phải học bò rồi hẵng học chạy - phải sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thành thạo mới trang bị ngoại ngữ.
4. Google class không cần phụ huynh phải mua bản quyền, những cái khác em không rõ có cần bản quyền không nhưng chúng chỉ là phuơng tiện kết nối. Cái mấu chốt cần quan tâm là:
- Bộ GD đã đưa ra lộ trình học chi tiết như thế nào? Phuơng pháp sư phạm ra sao?
- Giáo viên đã chuẩn bị giáo án, cách tuơng tác và kết nối với học sinh ra sao.
Trên thế giới thì học từ xa có hai cách chính:
- Học gián tiếp: học sinh tự truy cập thông tin kiến thức, giáo viên chỉ giao bài và chấm để kiểm tra kiến thức. Thông tin kiến thức có đầy rẫy trên youtube, trên web. Bộ cũng thừa khả năng tạo một giáo trình bài giảng online làm sườn nội dung cho các lớp học.
- Học trực tiếp: học sinh và giáo viên học theo thời gian thật thông qua kết nối video trực tuyến.
Hai kiểu đều có ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều có liên quan chặt chẽ đến văn hóa học tập, sự tự giác của gia đình và học sinh, trang thiết bị và khả năng kết nối.
Tất cả những thứ này cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không phải cú hứng lên là làm được. Ngay kể cả khi bộ đã chuẩn bị phuơng pháp, giáo trình, giáo viên... thì gia đình học sinh cũng phải chuẩn bị điều kiện vật chất. Không lẽ nhà nào không có internet, không có máy tính thì phải cho các em dí mắt vào điện thoại bé tí hoặc lưu ban?
5. Đoạn cuối cùng của cụ, về phần mềm giáo dục có thể coi là một ý riêng. Thực tế có nhiều chuơng trình giáo dục rất tốt, nhưng mất tiền đăng ký. Còn các chuơng trình mà bộ phát triển hoặc phát hành thì hầu hết đều có chất lượng tệ. Lý do thì dễ hiểu: tư nhân kinh doanh và nhà nước bao thầu. Bộ sẽ không thể dung hòa được vấn đề này. Có thể nói trước là việc học online sẽ rơi vào tình trạng “giật gấu vá vai” bởi Bộ hoàn toàn bị động. Nhưng có thể chẳng còn lựa chọn nào toàn vẹn hơn khi so với việc phải nghỉ học hết trong thời gian không xác định vì đơn giản là tình hình dịch quá phức tạp. Nếu để cho các em học chậm 1 năm, nghĩa là sẽ có một khoảng trống 1 năm không ai tốt nghiệp và 1 năm có gấp đôi só học sinh ra trường cần đi làm, đi học ở cấp lớp mới. Sẽ rất nhiều hệ lụy cho xã hội và hạ tầng.