Chia sẻ với PNVN, bà N.T.K. nhân viên khoa Dược, người đã gần 10 năm công tác tại BV Bạch Mai, cho biết: Kể từ khi giám đốc mới về (ông Nguyễn Quang Tuấn) đã thay đổi nhiều chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, nhân viên y tế của BV. Do đó, nhiều người đã bất bình, trong đó có người đã chọn cách nghỉ việc, dù họ là những lao động trình độ cao chứ không phải đều là lao động phổ thông. Ví như, có người là tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân Dược,…
Không những thế, thu nhập của người động giảm đến 50%, trong khi khối lượng công việc tăng lên gấp đôi, gấp ba. Cụ thể, trước khi ông Tuấn về, thu nhập của những nhân viên nhà thuốc (khi đó chưa bị sáp nhập vào khoa Dược) khoảng 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, nhân viên khoa Dược không phải trực đêm. Nếu có trực đêm hoặc làm thứ 7, chủ nhật thì tiền lương được tính theo quy định của Luật Lao động (tăng từ 150%- 200% tùy ngày lễ, Tết).
Nhưng từ khi giám đốc mới về, chính sách đã thay đổi nhiều. Nhiều nhà thuốc của BV phải sáp nhập. Số người nghỉ việc nhiều hơn, vì thế những người ở lại cũng phải làm việc vất vả hơn trước. "Như chúng tôi, hiện nay công việc bắt đầu từ 6h30 đến 18h (trưa 1 tiếng để ăn trưa). Còn lại thời gian là cắm mặt vào đơn thuốc và nhặt thuốc. Tôi còn không cầm được đến điện thoại, không nói chuyện được với đồng nghiệp bởi đầu tắt mặt tối", chị K. chia sẻ.
Cũng theo chị K. mỗi tháng chị phải trực đêm 2 ngày nhưng cũng không có chế độ trực đêm. Thứ 7, chủ nhật nếu phải làm thì cũng không có chế độ, nhưng nếu nghỉ thì bị trừ vào tiền lương. Tiền ăn trưa thì đã bị cắt từ khoảng 4-5 tháng nay.
Làm cật lực như vậy, nhưng tổng thu nhập của chị K. hiện chỉ được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng. Không những thế, BV không trả lương đúng hạn. Có thời điểm BV chậm lương đến mấy tháng. "Từ tháng 10, 11,12/2020, chúng tôi không nhận được đồng lương nào hết. Đến ngày 29 Tết Nguyên đán, BV mới chuyển cho tôi 9 triệu đồng cả lương và thưởng. Trong số đó, tiền thưởng Tết dương lịch 500.000 đồng (trước đây được gần 10 triệu); Thưởng Tết Nguyên đán được thưởng gần 5 triệu, còn lại là lương.
"Chúng tôi quần quật như thế nhưng thu nhập cũng chỉ như giúp việc. Anh chị thử tính, người giúp việc lương giờ cũng 6-7 triệu, cơm 3 bữa, quần áo hỗ trợ, ngày lễ Tết có quà. Còn chúng tôi, làm như vậy mà tổng thu nhập cũng chỉ được hơn 9 triệu đồng thì sao đủ nuôi con", chị K. bức xúc.
Không chịu nổi áp lực, nhiều người đã xin nghỉ việc khiến những người ở lại càng phải gánh thêm việc. Như nhà thuốc, hiện tất cả khoảng 100 người, trong đó lãnh đạo và người nghỉ chế độ thai sản khoảng 20 người. Như thế, số người thực tế làm chỉ khoảng 70-80 người. Cũng vì thế, giờ bệnh nhân mua thuốc BV cũng phải chờ từ 30 phút đến 1 tiếng vì không có nhân lực. "Thử tính, một nhà thuốc chúng tôi mỗi ngày bán ra hơn 1 tỷ tiền thuốc, nhưng nhân lực chỉ có 12-13 người/nhà thuốc làm việc. Như thế phải làm việc thế nào", chị K. nói.
Cũng theo chị K. trước đây nhân viên nhà thuốc không bao giờ dám trả lời hết thuốc với bệnh nhân. Nhưng giờ, chúng tôi không ngại ngần khẳng định là "hết thuốc" vì trong kho không có thuốc. Buộc lòng, bệnh nhân phải ra ngoài mua thuốc. "Như thế, chỉ khổ bệnh nhân, vì bên ngoài BV rất nhiều cò thuốc, mà giá cao hơn bên trong gấp nhiều lần. Bệnh nhân ở quê thì đâu biết đâu để mua".
Một điểm vô lý nữa là BV yêu cầu nhân viên khoa Dược phải đi học sơ cứu, cấp cứu. Vấn đề này chẳng liên quan gì đến mua thuốc, bán thuốc cả, trong khi học thì mất thêm 1-2 người đi học (mỗi người học 3 ngày). BV thì bảo học sơ cứu để chẳng may đi đường gặp người bị nạn thì cấp cứu. Tuy nhiên, nếu ngoài đường thấy người bị nạn chúng tôi cũng không dám sơ cứu. Vì kể cả có học xong cũng đâu có được ai cấp bằng, chẳng may người bị nạn chết thì gia đình họ ăn vạ thì chúng tôi làm sao, chị K. bức xúc.
Có lẽ đội ngũ đây quen với việc nhàn lương cao rồi nên giờ sếp mới về làm thật ăn thật thì bị áp lực ? Các cụ nghĩ sao