Bác vào các viện tw khám bệnh thì sẽ thấy. Ví dụ chuyện xét nghiệm, cứ vào là đè ra xét nghiệm. Một cái hiện tượng lâm sàng nào đấy, bác sĩ biết thừa đáng nhẽ chỉ cần xét nghiệm 1-2 thông số, thì vẫn kê cho xét nghiệm 4-5 thứ. Cháu bé hơi sốt vào viện, xét nghiệm từ máu, nước tiểu, phân, riêng máu thì cũng xét nghiệm chục chỉ số chia làm vài hóa đơn. Tuần sau tái khám, cũng cho xét nghiệm lại y hệt. Để cuối cùng nhận tập kết quả toàn chữ "bình thường"
Thứ 2 là chuyện thuốc, kê vô tội vạ toàn thuốc phải mua ở nhà thuốc bệnh viện mới có, đắt lòi kèn.
Mua nơi khác không có thuốc, còn thuốc cùng loại và tính năng thì nhà thuốc bệnh viện không bán.
Mỗi lần đi khám bệnh, thì phí khám chữa bệnh chỉ chiếm tầm 10-15%, còn lại là phí xét nghiệm chiếm 70-80%, thêm vài triệu tiền thuốc. Mà đi 1 lần vẫn không khỏi, đi vài lần vẫn không khỏi là bình thường.
Thế gọi là "làm tiền".
Vâng, đúng là có những chuyện đó nhưng chúng t aphari bình tĩnh phải xem xét vấn đề sâu hơn một chút.
1) Vấn đề xét nghiệm. Xét nghiệm nhiều, xét nghiệm thừa, đúng là đang diễn ra. Nhưng ở thái cực ngược lại, xét nghiệm ít, sờ-nắn-nghe-hỏi rồi chẩn đoán bệnh, phương pháp điều trị, thì cũng hỏng bét. Cân bằng ở giữa hai thái cực thái quá là tốt cho bệnh nhân và gia đình. Nhưng thế nào là cân bằng thì quá khó, nó phụ thuộc vào cả chất lượng chuyên môn, kinh nghiệm và cái tâm của BS điều trị. Cùng một số triệu chứng nhưng có thể có hàng chục khả năng bệnh khác nhau. Xét nghiệm nhiều là để loại trừ các nguyên nhân dù có xác suất thấp (chỉ vài phần trăm). Bỏ qua nhiều xét nghiệm, chẩn đoán vẫn đúng trong 70%-80% các trường hợp, nhưng có thể sẽ sai nghiêm trọng trong 20%-30% còn lại.
Thiếu chỉ định xét nghiệm, không tìm được đúng nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai? Vậy tôi nói đến cần kinh nghiệm, chuyên môn tốt và cái tâm tốt.
Theo tôi ko nên tiếc tiền xét nghiệm. ĐỐi với xét nghiệm, thì các BV nên chấp nhận kết quả xét nghiệm của các cơ sở uy tín, có máy móc hiện đại và nhân lực đạt chuẩn. Đây là trách nhiệm của BYT phải có văn bản hướng dẫn.
Về mặt quản lý, BHXH-BHYT đã có hạn chế chặt thanh toán cho các xét nghiệm được chỉ định vu vơ (sẽ ko được thanh toán), còn xét nghiệm theo yêu cầu tự chi trả thì đương nhiên tự do rồi, còn xét nghiệm của những người ko có bảo hiểm thì đang được thả nổi.
Không chỉ BV công, các BV tư họ cũng kiếm tiền nhiều từ xét nghiệm. Lấy ví dụ mức khám của BV tư vd 300k/lượt, mà họ vẫn phải kiếm tiền từ xét nghiệm (chỉ định xn rất nhiều). Còn mức khám ở BV công TW, BHYT trả 37k/lượt, nếu không chỉ định xét nghiệm thì họ phá sản chỉ trong thời gian ngắn, hoặc nhân lực mũ áo ra đi hết. Lấy ví dụ đơn giá BHYT thanh toán BV cho 1 ca chọc rửa màng phổi là 204k. Hai trăm nghìn cho tất tật, phòng thủ thuật, điện nước điều hòa, nhân viên, vật tư tiêu hao, vv. Chắc BS thực hiện phải ăn cháo bác nhỉ? Đơn giá hài hước phải không bác?
Quy định dịch vụ y tế giá thấp hơn thực tế, có lợi cho các nhà chính trị, sớm đạt được mục đích BHYT toàn dân; nhưng sẽ làm hệ thống y tế công kiệt quệ và đủ các loại tệ nạn phát sinh mạnh.
2) Vấn đề kê thuốc. Đó là sự trục lợi của cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên cũng có khả năng là BV nợ nần thanh toán cho các công ty dược, trả tiền rất chậm, và chỉ còn lại ít lựa chọn cho các loại thuốc. Công tác đấu thầu thuốc cũng có thể là nguyên nhân chính, dàn lãnh đạo BV có lợi ích trong đó, còn BS điều trị vô can, họ phải chỉ định các loại thuốc mà kho thuốc BV có.
Người bệnh nếu hiểu biết có thể dùng các loại thuốc tương đương có giá mềm hơn.