Báo Ấn Độ India Times mới đây đưa tin hơn 20 nước, chủ yếu các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Philippines, Mexico, Brazil và India.
Trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp của chính phủ Nga đã chính thức “đăng đàn”công bố một thông tin gây sốc.
Ông tuyên bố với thế giới Nga đã trở thành nước đầu tiên sản xuất
vắc xin Covid-19 , ông khẳng định vắc xin nàyó hiệu quả chống lại loại virus chết người đó, đồng thời ông công bố rằng một trong các con gái của ông cũng đã tiêm vắc xin này, theo tin từ Bloomberg.
Trong một chương trình được truyền hình vào ngày thứ Ba, Tổng thống Nga Putin nói: “Theo tôi được biết, trong buổi sáng hôm nay, loại vắc xin đầu tiên chống Covid-19 cũng đã được hoàn tất để lưu hành”.
Vaccine Sputnik V được phát triển bởi Viện nghiên cứu Gamaleya và việc sản xuất hàng loạt đã bắt đầu tại nhà máy dược phẩm Binnopharm của tập đoàn AFK Sistema. Tổng sản lượng thuốc dự kiến đạt 500 triệu liều cho năm 2021.
Thứ trưởng Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết vaccine này được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. Đặc phái viên của Nga tại Liên hợp quốc cho biết sau khi đăng ký vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, Matxcơva sẵn sàng hợp tác với bất kỳ đối tác nào quan tâm đến việc phát triển và sản xuất vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2.
Hiện tại, khắp thế giới đang cố gắng chạy đua để có được vắc xin chống Covid-19. Covid-19 cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 750.000 người trên khắp thế giới, lây nhiễm ra hơn 20 triệu người và tàn phá nhiều nền kinh tế.
Việc Nga công bố có vắc xin Covid-19 đầu tiên trên thế giới không khỏi khiến người ta có rất nhiều hoài nghi. Theo quan điểm của các học giả, nhà nghiên cứu phương Tây, quy trình phát triển vắc xin cần trải qua đủ các bước thử nghiệm cần thiết với số lượng tình nguyện viên đủ lớn để có thể chứng minh được hiệu quả của nó, cũng như đo đếm được đầy đủ các phản ứng có thể xuất hiện.
Ngay cả PhRMA, tổ chức vận động hành lang lớn nhất của ngành dược phẩm, khẳng định quá trình phát triển vắc xin thông thường mất 10 năm, CEO của Novartis và Johnson & Johnson thì cho rằng mất nhiều hơn 12 tháng.
Nhiều "tay chơi" đang chạy đua sản xuất vắc xin
Nhiều công ty công nghệ sinh học và dược trên khắp thế giới đang cố gắng tìm kiếm một loại vắc xin Covid-19 an toàn nhất, loại vắc xin này được kỳ vọng như “cứu tinh” duy nhất cho bệnh lây nhiễm chết chóc này.
Danh sách các “tay chơi” đang chạy đua để có được vắc xin Covid-19 bao gồm Pfizer, BioNTech, Johnson & Johnson, Merck & Co, AstraZeneca PLC kết hợp với đại học Oxford, Moderna, Sanofi, GlazoSmithKline GSK.
Quan điểm của phương Tây là vậy bởi bao nhiêu năm nay, phương Tây luôn có tâm lý hoài nghi, đối đầu với phía Nga. Và việc Nga công bố phát triển được vắc xin Covid-19 đầu tiên (dù chưa biết hiệu quả đến đâu) không khỏi như một “cái tát” khiến cho nhiều chính trị gia và nhà khoa học phương Tây “mất mặt”.
Vì thế không ngạc nhiên khi mà ngay lập tức trong cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại việc việc đã dành ít nhất 1,5 tỷ USD để đầu tư vào hoạt động nghiên cứu cho Moderna nhằm có được lô vắc xin Covid-19 đầu tiên.
Theo quan điểm của phía Nga, sản phẩm vắc xin Nga phát triển trên nền một số loại vắc xin đã có sẵn và cách phát triển vắc xin của Nga cũng khác so với các nước phương Tây vì vậy khó có thể dùng chuẩn của phương Tây để đánh giá vắc xin của Nga.
Vắc xin Covid-19 của Nga mang đến hy vọng lớn cho nhiều nước đang phát triển
Sẽ còn cần phải chờ để biết xem vắc xin của Nga có hiệu quả đến đâu, thế nhưng thông tin này đã mang đến cho thế giới những nước đang phát triển một niềm hy vọng vô cùng lớn.
Điều này cũng dễ hiểu bởi các nước đang phát triển chẳng thể nào lấy đâu ra nhiều tỷ USD để tham gia vào cuộc chạy đua phát triển vắc xin vốn vô cùng tốn kém thời gian và tiền bạc, đồng thời họ cũng thừa hiểu chắc chắn chờ mua được vắc xin của các nước phương Tây cũng rất phức tạp và tốn kém.
Vắc xin của Nga hiện đang vô cùng hấp dẫn các nước đang phát triển. Theo thông tin từ hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty R-Farm, Alexei Repik cho biết giá bán vắc xin Sputnik V của Nga ra thị trường quốc tế ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Tuy nhiên ông cũng chia sẻ thêm những lô hàng đầu tiên có thể có giá khá đắt.
Sự xuất hiện của vắc xin Covid-19 của Nga thực sự đang là một niềm hy vọng cho nhiều nước đang và kém phát triển. Ngay sau khi Nga công bố có vắc xin, hơn 20 nước trên thế giới đã lập tức đặt mua. Báo Ấn Độ India Times mới đây đưa tin hơn 20 nước, chủ yếu các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Philippines, Mexico, Brazil and India.
Cũng dễ hiểu, sau khoảng thời gian các nền kinh tế nhóm nước này bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, việc có được vắc xin là giải pháp duy nhất để giúp cuộc sống có thể trở lại bình thường.
Nga cũng đã thể hiện quan điểm hợp tác với nhóm 20 nước trên. Cụ thể phía quỹ đầu tư của chính phủ Nga công bố sẽ thử nghiệm vắc xin giai đoạn 3 tại nhiều nước khác nhau, trong đó có Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Brazil, Ấn Độ và Philippines.
Nga cũng sẽ có thể sản xuất vắc xin với số lượng lớn tại nhiều nước thông qua hợp đồng ký kết với các quỹ thịnh vượng, trong đó có Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Cuba. Cụ thể kế hoạch sẽ là sản xuất khoảng 200 triệu liều vắc xin trước thời điểm cuối năm 2020, trong đó có 30 triệu liều tại Nga.