[Funland] Tổng hợp tất cả nghiên cứu, sản xuất, mua bán và bình luận về VACCINE điều trị COVID-19

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Chúc mừng đất nước Nga, mừng cho nhân loại đã được cứu vì Covid-19.
Mỹ còn sắp ra cả mấy loại Vaccine Covid cụ nhé. Có hẳn chiến dịch THẦN TỐC đốt cháy giai đoạn để ra được Vaccine trong thời gian nhanh nhất có thể.
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Theo quan điểm của phía Nga, sản phẩm vắc xin Nga phát triển trên nền một số loại vắc xin đã có sẵn và cách phát triển vắc xin của Nga cũng khác so với các nước phương Tây vì vậy khó có thể dùng chuẩn của phương Tây để đánh giá vắc xin của Nga.

Vắc xin Covid-19 của Nga mang đến hy vọng lớn cho nhiều nước đang phát triển


Sẽ còn cần phải chờ để biết xem vắc xin của Nga có hiệu quả đến đâu, thế nhưng thông tin này đã mang đến cho thế giới những nước đang phát triển một niềm hy vọng vô cùng lớn.

Điều này cũng dễ hiểu bởi các nước đang phát triển chẳng thể nào lấy đâu ra nhiều tỷ USD để tham gia vào cuộc chạy đua phát triển vắc xin vốn vô cùng tốn kém thời gian và tiền bạc, đồng thời họ cũng thừa hiểu chắc chắn chờ mua được vắc xin của các nước phương Tây cũng rất phức tạp và tốn kém.

Vắc xin của Nga hiện đang vô cùng hấp dẫn các nước đang phát triển. Theo thông tin từ hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty R-Farm, Alexei Repik cho biết giá bán vắc xin Sputnik V của Nga ra thị trường quốc tế ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Tuy nhiên ông cũng chia sẻ thêm những lô hàng đầu tiên có thể có giá khá đắt.

Sự xuất hiện của vắc xin Covid-19 của Nga thực sự đang là một niềm hy vọng cho nhiều nước đang và kém phát triển. Ngay sau khi Nga công bố có vắc xin, hơn 20 nước trên thế giới đã lập tức đặt mua. Báo Ấn Độ India Times mới đây đưa tin hơn 20 nước, chủ yếu các nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có UAE, Saudi Arabia, Indonesia, Philippines, Mexico, Brazil and India.

Cũng dễ hiểu, sau khoảng thời gian các nền kinh tế nhóm nước này bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19, việc có được vắc xin là giải pháp duy nhất để giúp cuộc sống có thể trở lại bình thường.

Nga cũng đã thể hiện quan điểm hợp tác với nhóm 20 nước trên. Cụ thể phía quỹ đầu tư của chính phủ Nga công bố sẽ thử nghiệm vắc xin giai đoạn 3 tại nhiều nước khác nhau, trong đó có Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Brazil, Ấn Độ và Philippines.

Nga cũng sẽ có thể sản xuất vắc xin với số lượng lớn tại nhiều nước thông qua hợp đồng ký kết với các quỹ thịnh vượng, trong đó có Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Cuba. Cụ thể kế hoạch sẽ là sản xuất khoảng 200 triệu liều vắc xin trước thời điểm cuối năm 2020, trong đó có 30 triệu liều tại Nga.
 

yuh2105

Xe tăng
Biển số
OF-595603
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
1,159
Động cơ
136,317 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hà Nội
  • Vodka
Reactions: NVV

Dọn vườn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736536
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
162
Động cơ
67,152 Mã lực
Tuổi
54
em hóng xem chuột bạch tiêm xong có bị sao kg đã
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
AC2E91A5-74EB-4142-A347-64057AF8C3BD.png
Việc có cộng đồng cư dân hay nhân viên y tế từ chối dùng vaccine là chuyện thường cụ nhé. Nước nào cũng có những người không muốn dùng vaccine, kể cả ở Mỹ.
Một cuộc thăm dò của CNN vào tháng trước cho thấy khoảng 30% người Mỹ cho biết họ sẽ không tiêm vaccine Covid-19, ngay cả khi nó được đưa vào sử dụng rộng rãi, có sẵn và phân phối với chi phí thấp.
 

Velociraptor

Xe tăng
Biển số
OF-457017
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
1,116
Động cơ
190,343 Mã lực

Thế này thì còn phải cân nhắc nhiều nhé, mời thì đặt thôi, có thể cũng mua một ít để ngoại giao, chứ dùng thì ....
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Alexander Gintsburg, viện trưởng Viện nghiên cứu Gamaleya - nơi phát triển vaccine Sputnik V, chia sẻ với hãng thông tấn TASS rằng các bác sĩ từ chối dùng vaccine Covid-19 phải hiểu rõ hậu quả.

Theo ông Gintsburg, nếu từ chối tiêm vaccine Sputnik V, cách duy nhất để y bác sĩ có kháng thể là "họ phải bị nhiễm Covid-19 ở thể nặng vì ở thể nhẹ không giúp sản sinh kháng thể bảo vệ lâu dài".

"Việc nhiễm phải một dạng covid-19 ở thể nặng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng trong suốt quãng đời còn lại của họ, thậm chí là tử vong. Vì vậy, họ nên biết phải chọn lựa thế nào trước 2 phương án: từ chối tiêm vaccine và chấp nhận hậu quả như đã nói ở trên hoặc tình nguyện sử dụng vaccine", người đứng đầu Viện Gamaleya nói.


 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Theo Sputnik, ông Murashko hôm 12/8 tuyên bố, lô vaccine Covid-19 đầu tiên của Nga sẽ được sản xuất và sẵn sàng cho sử dụng sau 2 tuần nữa.
"Hôm nay, các cuộc kiểm tra chất lượng đang được thực hiện. Sau khoảng 2 tuần nữa, lô vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ được 'ra lò'. Nhân viên y tế thuộc các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ là những người được sử dụng lô vaccine đầu tiên này", Bộ trưởng Y tế Nga tuyên bố.

Ông Murashko nhấn mạnh vaccine "Sputnik V" sẽ dành cho mọi người nhưng dựa trên tinh thần tự nguyện
. Ngoài lô vaccine mới, ông Murashko cho biết một ứng dụng lần dấu đặc biệt đang được phát triển, cho phép người dân Nga xác nhận tình trạng sức khỏe của mình. Ứng dụng cũng có chức năng theo dõi các tác dụng phụ của vaccine với những người được tiêm chủng.

Bộ trưởng Y tế Nga cho biết vaccine "Sputnik V" sẽ được sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu của người Nga, nhưng cũng không loại trừ khả năng vaccine này được xuất khẩu ra nước ngoài. Ông Murashko còn nhấn mạnh một số chỉ trích, nghi ngờ của nước ngoài về vaccine "Sputnik V" là vô căn cứ, xuất phát từ nỗi sợ cạnh tranh công bằng.

"Một số đồng nghiệp nước ngoài, những người nhận thấy được tiềm năng của vaccine Nga, đang cố thể hiện một vài quan điểm và nhận định mà chúng tôi cho là không có cơ sở", ông Murashko nói.

Bộ trưởng Y tế Nga cho biết nền tảng của vaccine mới đã được sử dụng trong nhiều loại vaccine trước đó và nhấn mạnh "Sputnik V" là loại vaccine an toàn nhất, được lựa chọn sau nhiều thử nghiệm.


Vaccine “Sputnik V” được phát triển bởi Viện Gamaleya, Bộ Quốc phòng Nga và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga. Tổng sản lượng vaccine dự kiến đạt 500 triệu liều trong 12 tháng đầu tiên kể từ thời điểm được phép sản xuất hàng loạt.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,005
Động cơ
590,795 Mã lực
Cứ để thực tế chứng minh thôi.
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Tất cả các loại vaccine mà được sản xuất cuối năm 2020 - đầu năm 2021, tức trước tháng 6 năm 2021 đều là do đốt cháy giai đoạn,,không đúng quy trình. Kể cả vaccine của Mỹ hay Anh hay Đức hay Pháp. Vì chỉ đủ thời gian thử nghiệm chứng tỏ có khả năng kháng thể. Không đủ thời gian để kiểm chứng xem có biến chứng hay tác dụng phụ hay không, quy trình này đòi hỏi sau 2 năm kể từ lúc thử nghiệm mới biết được kết quả.
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Bác sĩ bác bỏ nghi ngờ về vaccine Covid-19 của Nga
Tiến sĩ y học Sergei Tsarenko khẳng định Nga đã tạo được một loại vaccine an toàn, đồng thời phản đối sự hoài nghi và chế giễu của các chuyên gia phương Tây.

Ông Tsarenko, Phó trưởng khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện số 52 Moskva, nói tiêm chủng là cách an toàn và đáng tin cậy để ngăn ngừa nguy cơ tử vong, nhấn mạnh vaccine do Viện Gamaleya (Viện nghiên cứu Vi sinh và Dịch tễ Quốc gia Nga) phát triển là đáng tin cậy.

Tổng thống Nga Putin hôm qua tuyên bố Viện Gamaleya đã thành công trong phát triển vaccine Covid-19 và sẽ sản xuất đại trà, tiêm rộng rãi cho người dân. Tuyên bố này lập tức kích hoạt những lời hoài nghi, thậm chí chế giễu từ các chuyên gia từ châu Âu và Mỹ, với lý do Nga chưa thử vaccine một cách rộng rãi ở giai đoạn ba, mà đã "đốt cháy giai đoạn".

Bác sĩ Tsarenko đặt câu hỏi về động cơ của những lời chỉ trích.

"Đến nay, chỉ những người từng mắc và hồi phục mới có khả năng chống lại mầm bệnh. Song vẫn có giải pháp an toàn hơn, đó là tiêm chủng", ông nói. "Viện Gamaleya đã tạo ra một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Trong giới dịch tễ, Viện này được ví như Mercedes của ngành ôtô".
Vaccine Sputnik gồm hai thành phần: virus vô hại và một đoạn của bộ gene nCoV. Tiến sĩ Tsarenko sử dụng hình ảnh "phóng tên lửa" để giải thích ý tưởng này rõ hơn. Virus cúm đóng vai trò như "tên lửa đẩy", mang theo một phần của nCoV vào cơ thể người, từ đó hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh.

Tuy nhiên hai thành phần của vaccine chỉ tạo được phản ứng miễn dịch ngắn hạn cho cơ thể, vì vậy cần tiêm mũi bổ sung.

"Để làm dài thời gian miễn dịch, 28 ngày sau mũi đầu tiên, một đoạn gene tương tự của nCoV được đưa vào cơ thể, sử dụng ‘tên lửa’ khác. Kết quả, cơ thể không kháng được virus vô hại ban đầu, nhưng lại hình thành hàng rào bảo vệ mạnh mẽ chống lại nCoV", bác sĩ Tsarenko giải thích.
Phương pháp này còn được gọi là vector virus, được Viện Gamaleya phát triển một thời gian dài trước đó. Công nghệ từng được sử dụng trong điều chế vaccine Ebola và MERS.

Về rủi ro phơi nhiễm nCoVgiữa hai lần tiêm, khi người dùng chưa sinh đủ miễn dịch, ông Tsarenko nhận định điều này "nghe có vẻ khủng khiếp", nhưng thực ra không đáng sợ đến thế. Bác sĩ nói hiện tượng trên không liên quan đến vaccine, và chỉ từng được phát hiện ở các bệnh nhân sốt xuất huyết.

Theo Tsarenko, câu hỏi thực sự bây giờ không phải là liệu vaccine Sputnik có an toàn và hiệu quả hay không, mà là tại sao truyền thông lại đón nhận nó một cách tiêu cực thế. Ông bày tỏ nghi ngờ "những lực lượng đứng sau các chuyên gia độc lập" đang chỉ trích vaccine của Nga.
"Điều đó gây hại cho các bác sĩ, những người đang điều trị bệnh nhân Covid-19 và chỉ mong mỏi đại dịch sớm kết thúc", ông nói.

Nguyễn Ngọc (Theo Sputnik)
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Nga lý giải việc phát triển vaccine "thần tốc", bác bỏ chỉ trích từ phương Tây
Thứ Bảy, 15/08/2020, 10:54 [GMT+7]

Các nhà khoa học Nga đã lý giải về quá trình phát triển thần tốc vaccine ngừa Covid-19 "Sputnik V", cũng như tính an toàn và hiệu quả của vaccine này.

Nikolay Briko, người đứng đầu bộ phận dịch tễ học của Bộ Y tế Nga khẳng định với TASS, không có cơ sở nào để trì hoãn việc đăng ký vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới của Nga do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh học liên bang N. F. Gamaleya phát triển.
Theo chuyên gia Nikolay Briko: "Loại vaccine này không phải được phát triển từ con số 0. Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya đã có bề dày nghiên cứu nghiêm túc về các loại vaccine. Công nghệ phát triển một loại vaccine như vậy đã được hoàn thiện. Vì thế, có lẽ quy trình này được đẩy nhanh do thực tế là vaccine này không phải được tạo ra từ con số 0. Việc tuân thủ tất cả các giai đoạn và các yêu cầu quốc tế có ý nghĩa quan trọng".

"Tốc độ phát triển vaccine như vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng ta hiểu về cơ sở khoa học phía sau
",
Alexander Gintsburg, giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh học Gamaleya lý giải trên Financial Times, đồng thời cho biết thành quả của vaccine ngừa Covid-19 ngày nay là sự tiếp nối của quá trình nghiên cứu vaccine từ những năm 1980.

"Do không đối mặt với các mối đe dọa y tế toàn cầu trong những thập niên gần đây, việc nghiên cứu vaccine đã bị xem nhẹ trong ngành công nghiệp dược phẩm trên thế giới nhưng các phòng thí nghiệm của Nga vẫn duy trì hoạt động nghiên cứu của mình. Chúng tôi tự hào về uy tín của nền khoa học Nga và điều đó giúp chúng tôi phát triển vaccine Covid-19 nhanh như vậy".

Ông Gintsburg cũng bác bỏ những nhận định cho rằng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Nga gây rủi ro cao. Ông và một nhóm nhỏ các đồng nghiệp trong viện nghiên cứu đã tự thử nghiệm loại vaccine này trên chính bản thân mình hồi tháng 3.

"Sau 5 tháng, hệ miễn dịch của chúng tôi vẫn tốt và có một lượng kháng thể đáng kể giúp bảo vệ cơ thể trước bất kỳ sự xâm nhập nào của Covid-19. Vì thế, khi ở trong viện nghiên cứu, chúng tôi có thể hoàn toàn không cần đeo khẩu trang".


Để chứng minh cho việc vaccine vẫn có thể phát huy hiệu quả thậm chí mới chỉ ở trong giai đoạn thử nghiệm, chính phủ Nga dẫn ra minh chứng từ vaccine phòng Ebola do ông Gintsburg và đồng nghiệp phát triển vào năm 2015.

"Với chúng tôi, việc đăng ký vaccine như vậy không đáng ngạc nhiên bởi đây là thành quả từ quá trình nghiên cứu khoa học lâu dài", Nikolay Bespalov, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của RNC Pharma nhận định.

Ngoài ra, Bộ Y tế Nga tại Moscow cũng đánh giá rằng, nguy cơ từ dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào của loại vaccine mà Nga vừa phát triển.

Sergey Glagolev, một cố vấn của Bộ trưởng Y tế Nga giải thích trên RT, việc tiêm vaccine này có thể giảm đáng kể rủi ro khi chúng ta tiếp xúc với những người mắc Covid-19 và điều này sẽ làm giảm quy mô của đại dịch.

"Với năng lực kỹ thuật số, chúng tôi có thể giảm sát tính an toàn của loại vaccine này trong thời gian thực", chuyên gia Glagolev cho biết, đồng thời khẳng định công nghệ hiện đại giúp các nhà nghiên cứu theo dõi trong thời gian thực những người đã miễn dịch.

Việc Nga đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine ngừa Covid-19 đã bị một số quốc gia và các chuyên gia y tế phương Tây chỉ trích. Những người này cho rằng Nga đã quá vội vã đăng ký vaccine ngừa Covid-19 khi chưa trải qua đủ các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci thậm chí nhận định rằng ông "rất nghi ngờ" về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.

Phát biểu trong cuộc họp báo thông tin về loại vaccine mới tên là Sputnik V, Bộ trưởng Y tế Nga Murashko cho rằng, những chỉ trích của nước ngoài về đột phá khoa học của Nga hoàn toàn vô căn cứ và được tạo nên từ "những hạn chế cạnh tranh so với sản phẩm của Nga".

Sputnik V được đăng ký ở Nga ngày 11/8 sau khi hoàn tất 2 trong 3 cuộc thử nghiệm lâm sàng. Loại vaccine này sẽ có thể phục vụ công chúng vào tháng 1/2021 và giúp tạo ra miễn dịch trong vòng 2 năm./.

Theo VOV
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
5,879
Động cơ
221,412 Mã lực
Khi bệnh dịch xảy ra thì Nga nó đã đưa các chuyên gia hàng đầu đến vừa trợ giúp, vừa nghiên cứu. Có tầm có tâm thì nhanh có kết quả :))
Trong khi đó nhiều nước chỉ nhăm nhăm ăn chặn khẩu trang của mấy ông nghèo, với sản xuất ký ninh :))
Chắc chỉ có khỉ mới chịu tiêm vắc xin này =))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top