Hình như cụ đang mắc giữa 2 việc: Mua bán và hối lộ.
Nếu cụ bán cao hơn giá mua, nộp thuế đầy đủ, không bàn tính tiền đi gầm bàn thì chả ai sờ được cụ cả.
Nhưng nếu cụ bán cao hơn giá mua một chút, nhưng có bàn bạc tính toán cùng nhau thịt 1đ của NSNN thì cũng đi tù.
Ở vụ này thì cả nhóm đã bàn bạc chia tiền ngay trước khi ký kết hợp đồng thì không biết còn oan cái gì???
Vâng cụ.
Doanh nghiệp hướng việc sản xuất kinh doanh đến lợi nhuận thì giá bán ra cao hơn giá mua vào là đương nhiên. Giá bán bao nhiêu do doanh nghiệp tự quyết định cũng là đương nhiên.
Nhưng phần lớn các cụ kia hiểu chỉ được một phần nhỏ trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ nói là họ không kinh doanh nên không hiểu bản chất của vụ việc là đúng, nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là các cụ ấy cần có những kiến thức pháp luật tối thiểu thôi, phân biệt được các vấn đề hành chính, quản lý nhà nước (thuế, điều kiện kinh doanh, về hợp đồng lao động, về tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các khoản thu, chi của từng hoạt động mua vào, bán ra của doanh nghiệp), các vấn đề dân sự (thuận mua, vừa bán), các vấn đề hình sự (vi phạm nghiêm trọng tất cả các vấn đề hành chính, dân sự).
Sản xuất - phân phối - tiêu dùng là một quá trình khép kín, về cơ bản cái này là kết quả của cái kia.
Vậy mà ngay từ đầu các cơ quan quản lý đã vi phạm nghiêm trọng trách nhiệm quản lý trong việc nghiên cứu, chuyển giao, cấp phép.
Đến ông Việt Á thì nâng khống một cách thô thiển chi phí đầu vào: lập các tài khoản cá nhân để giả danh các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư y tế. Chi phí này chắc chắn là bất hợp pháp vì các “nhà cung cấp” này không có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực y tế, chỉ sử dụng để “rửa tiền”.
Ngay cả phần chi phí được cơ quan điều tra cho rằng “hợp lý” thì cũng là ý kiến chủ quan, còn phải có sự phối hợp của các cơ quan quản lý khác như thuế, hải quan, công thương,… kiểm tra tính hợp pháp thì mới khẳng định được.