Đến giờ uống cafe
"
Cà phê Dostoievsky
Khi Nietszche đọc Dostoievsky, ông nói thế nào? Ông nói rằng ông chỉ tin tưởng một bác sĩ tâm lý duy nhất trên đời là Dostoievsky. Bởi từ trong vô thức, sau thời gian dài Ubermensch thủ thỉ thông điệp từ địa ngục trong tâm hồn Nietszche, ông biết ông có bệnh, ông biết ông cũng cần chữa lành, chỉ là ông không tìm ra được thầy thuốc. Người đời sau chạy theo ông, rơi vào trong ma trận ngữ nghĩa ông để lại, không biết rằng tự ông phong bế tâm hồn mình, cắt đứt mạch sống nuôi dưỡng tâm hồn ông. Họ không hiểu rằng nếu như Nietszche có thể làm lại, rất có thể ông không đi con đường ma quỷ kia, mà lên đường tìm về phương Đông.
Trong những năm tháng cuối đời, Einstein giành nhiều thời giờ suy nghĩ về một người. Đó là ai? Cũng chính là Dostoievsky.
Dostoievsky không phải là một tác giả người ta có thể đọc ở tuổi teenagers như Ayn Rand hay Victor Hugo. Khi tuổi đời còn quá nhỏ, người trẻ chỉ có thể cảm nhận sức mạnh cơ bắp đã hoàn thiện, hưng phấn tình dục giành cho người khác phái. Hai thứ đó làm cho họ cảm nhận được một sự tự tin khờ dại về những điều tốt đẹp trong tương lai. Trách sao được họ, bởi suy tưởng của họ dựa trên một lớp ký ức nghèo nàn, mọi cảm tình đều dựa theo đó mà tham chiếu. Ngoài những thứ đó, họ không có được ký ức quan trọng nhất của nhân sinh: Đau Khổ - Suffering.
Theo Dostoievsky, lúc hiểu được cội nguồn của đau khổ cũng chính là lúc tìm thấy niềm hạnh phúc vô bờ.
"Pain and suffering are always inevitable for a large intelligence and a deep heart. The really great men must, I think, have great sadness on earth."
Cho nên muốn có trách nhiệm đối với người trẻ là ta không thể lấy đi cái hành trình đau khổ của họ.
Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Oán tăng hội khổ...
Dostoievsky là giành cho những tâm hồn đã đi qua những áp lực hết sức khủng khiếp, tưởng chừng như tất cả những gì có thể tan vỡ được trong tâm hồn họ đều liên tục bị va đập, ép vỡ tan thành một thứ bột mịn của hư không, tưởng chừng như không còn gì có thể gắn kết nó nữa. Trong nắm tro tàn đầy hoang vắng đó mà rất nhiều người đã và đang trải qua, văn chương của Dostoievsky như chiếu một luồng sáng xuống đống tro tàn, để lại trong đó một cái gì đó động đậy - một quả trứng phượng hoàng!
Hình ảnh của phượng hoàng là hình ảnh của kẻ trí, rằng khi ta rong chơi trong cõi đời này, ta nhận ra rằng cuối cùng chỉ có một thứ làm ta muốn giành trọn vẹn thời gian và tâm trí cho nó - là đức tin vào các đấng vĩnh hằng. Nên kẻ trí sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi thứ, chấp nhận đau đớn tột cùng để đốt bỏ tất cả những tri kiến tìm thấy được trong cõi đời này, chỉ để dùng toàn bộ sinh mệnh của mình cống hiến cho một điều quan trọng nhất - là đức tin.
Tại sao nơi này nói người ta nên đọc Dostoievsky, đọc đi đọc lại, thay vì đọc Ayn Rand. Bởi vì các nhân vật của Ayn Rand cũng như trong trí tưởng tượng của những người chưa từng đi qua đau khổ. Các nhân vật của bà hoặc là đơn giản tốt, hoặc là đơn giản xấu. Các nhân vật phản diện trong câu chuyện của bà không quyền năng như thực tế người đời trải nghiệm. Kỳ tình, chúng ta luôn đối diện trong thực tế đời sống những nhân vật phản diện cực kỳ quyền năng. Có phải vậy không? Nhưng ma quỷ trong tâm hồn ta luôn tạo ra một phiên bản rất đơn giản của các nhân vật phản diện, rằng họ rất thấp kém, và rất dễ tấn công.
Nói đúng hơn, người ta tạo ra các bao cát hình nộm trong tâm, rồi tấn công cái bao cát đó. Cho tới khi đối diện với kẻ thù trong thực tế, ta liên tục gặp thất bại, nhiều thất bại hết sức đau đớn. Tại sao ta không làm ngược lại, rằng ta không ngừng tôi luyện bản thân mình chiến đấu với một kẻ thù quyền năng nhất mà ta có thể nghĩ tới trong tâm?
Tại sao nơi này nói bạn không nên học Aikido, hay bất kỳ một môn võ nào không luyện thực chiến? Là bởi vì võ thuật chân chính mang lại cho con người ta một điều cực kỳ quan trọng, ngoài hỏa hầu, ngoài chiêu thức, là trực giác. Ở Nhật Bản, có một người xin đi học kiếm ở một danh sư. Anh hỏi vị sư phụ kia nếu anh chăm chỉ học tập thì bao nhiêu lâu:
-5 năm - vị sư phụ trả lời
Anh thấy hơi lâu, anh hỏi tiếp, rằng nếu anh tập luyện cả đêm ngày thì mất bao lâu?
-10 năm - vị sư phụ trả lời
Anh thấy rất khó hiểu, sao luyện càng nhiều lại càng mất thời gian? Anh không hỏi nữa, cũng xin học. Nhưng sư phụ kia không dạy kiếm cho anh. Anh ở đó làm các công việc lặt vặt trong gần 2 năm. Có lúc chán muốn bỏ đi, nhiều lúc lén nhìn các sư huynh tập, rồi lại thôi. Mãi sau không còn để ý tới các sư huynh nữa, anh lẳng lặng làm việc, khi nào được dạy thì học. Tới một ngày, vị sư phụ kia xuất hiện sau lưng quất roi vào lưng anh đau thấu óc. Anh không hiểu mình đã làm chuyện gì, sư phụ cũng không nói. Lần sau không để ý, anh lại bị quất một roi nữa. Dần dần anh để ý tới tiếng bước chân của sư phụ, môi trường xung quanh, lúc anh tránh được thì vị sư phụ kia cũng đồng ý truyền Kiếm Đạo cho anh.
Trực giác đi qua đau khổ và thử thách mới có. Tâm hồn Nietszche là tâm hồn của người chưa đi qua đau khổ, nên tâm hồn Nietszche là tâm hồn lãng mạn. Người trẻ thích Nietszche, vì người trẻ chưa đi qua đau khổ. Trực giác kia quý giá như thế nào? Chính là nó làm người ta cảm giác được nguy hiểm, đe dọa tới sinh mệnh. Phát hiện ra rằng kẻ thù trong đời hết sức quyền năng, và có thể quyền năng hơn rất nhiều những gì mình có thể nghĩ tới. Nên thực chiến giúp cho người luyện võ ngoài tôi luyện các miếng đánh, còn hiểu được lúc nào nên tấn công, lúc nào nên phòng thủ, lúc nào nên tung đòn quyết định, và tất nhiên, lúc nào nên chạy.
Rất nhiều môn sinh Aikido phát hiện ra rằng môn võ này thiếu thứ quan trọng đó, nên một nhánh khác của Aikido ở Nhật Bản đã tách riêng, và luyện thực chiến. Là bởi vì triết lý võ thuật tình thương của Aikido hấp dẫn những người trẻ mơ mộng, những người trẻ lãng mạn, và họ bước vào thảm tập với cái tâm thức rằng đối phương sẽ tấn công thế này, sẽ ngã thế kia.
Kỳ tình, có những kỹ thuật chiến đấu rất đơn giản như Boxing, kick boxing, hay Karate hệ phái Kyokushinkai thực chiến rất đơn giản, đơn giản tới độ chỉ có đòn đấm thẳng, đòn đá móc. Khi luyện 2 đòn này tới độ tinh thuần, uy lực rất lớn, rất khó chống đỡ. Tuy vậy, điều làm nên khác biệt giữa chiến binh thực thụ, chính là trực giác trong chiến đấu. Chỉ cần một cử động nhỏ của bên kia là họ nhìn ra được nên tấn công, hay nên phòng thủ. Ví dụ chỉ cần nhìn thấy một tia mắt lóe lên, hay cơ miệng ghìm lại, họ biết được bên kia chuẩn bị tấn công, nên ngay lập tức đánh phủ đầu.
Cái trực giác đó chỉ có thể có được qua thời gian dài chiến đấu, chịu đau đớn, canh chỉnh thời gian, tập quan sát...
Tuy vậy, ngay cả khi trực giác cho ta biết rằng ta đối diện với một kẻ thù mà khi ta đã làm tất cả những gì có thể, ta vẫn không thể nào chiến thắng. Lúc đó ta phải làm thế nào? Đức tin! Miễn là ta biết những điều ta đang làm là chính đáng, và ta đang đứng về phía chính nghĩa trong một cuộc chiến, vậy hãy bảo trì đức tin để đi tới cùng. Không quan trọng là anh có bao nhiêu lý lẽ trong đời, điều quan trọng là anh tin vào điều gì, và có dám đi tới cùng với đức tin đó hay không.
Ta thấy Bại Đăng đã đăng cơ thành công, không hề "bại" như cách người Tàu gọi. Nhưng trực giác của nhiều người vẫn cho rằng có điều gì đó hết sức quái gở vẫn đang xảy ra ở Washington.
Vậy thì nhắc lại qua ly cà phê này về tác giả Dostoievsky, để những tâm hồn mong manh có thể tìm đọc lại, trong lúc chờ đợi "the best is yet to come!"
"