Cái chết của bác sĩ da đen gây chấn động ở Mỹ
Susan Moore, bác sĩ da đen vừa qua đời do Covid-19, là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia.
Bà đã lột tả sự phân biệt chủng tộc trong các video đăng trên mạng xã hội được chia sẻ rộng rãi vài ngày trước khi bà qua đời vì Covid-19.
Do khó thở và phải ngừng lại nhiều lần khi nói, Susan Moore cần rất nhiều năng lượng để ghi hình lại quá trình trên giường bệnh của bản thân.
Bà muốn chia sẻ một thông điệp: Ngay cả với tư cách là một bác sĩ, bà vẫn phải chịu đựng sự tệ hại trong chăm sóc y tế mà những người Mỹ gốc Phi phải hứng chịu từ lâu.
Vị bác sĩ da trắng của Moore không tin khi bà phản ánh bị hụt hơi - mặc dù biết mình đang điều trị cho một bác sĩ có bằng cấp. Nhân viên bệnh viện ở Indianapolis đã cố gắng cho bà xuất viện sớm, và chế nhạo khi bà xin thêm thuốc để giảm cơn đau ở cổ, bác sĩ Moore chia sẻ trong video.
Phân biệt đối xử
"Tôi rất khó chịu. Anh ta khiến tôi cảm thấy mình như một kẻ nghiện ngập. Và anh ta biết tôi là bác sĩ. Tôi không dùng chất gây nghiện", bà Moore chia sẻ trong một video có hàng triệu lượt xem, sau khi được đăng tải ngày 4/12.
"Tôi khẳng định rằng nếu tôi là người da trắng, tôi sẽ không phải chịu đựng điều đó", bà Moore nói trong video.
Những video của bà Susan Moore đã được chia sẻ lần đầu trong các nhóm Facebook của bác sĩ và lan rộng hơn sau cái chết của bà. Chúng trở thành lời kêu gọi chống lại sự thiên vị trong hệ thống y tế.
Hệ thống Y tế Đại học Indiana, nơi điều hành bệnh viện nói trên, đã từ chối bình luận về chi tiết điều trị của bà Moore. Tuy nhiên, họ cho biết sẽ thực hiện "đào tạo mới về chống phân biệt chủng tộc, chống thành kiến và phép lịch sự cho tất cả nhân viên".
Các bác sĩ theo dõi vụ việc không thấy sự liên hệ trực tiếp giữa cái chết của bà Moore và những việc bà kể lại trong quá trình điều trị của mình. Song, câu chuyện đau đớn của Moore củng cố cho kết quả nghiên cứu: Ngay cả khi có tài sản, tri thức và bảo hiểm, các bệnh nhân da màu vẫn phải chịu chế độ chăm sóc y tế tệ hơn, dẫn đến kết quả xấu hơn.
Người Mỹ gốc Phi thường bị điều trị hời hợt hơn so với những người da trắng có tình trạng y tế tương tự.
Một phát hiện đáng chú ý là khi đại dịch khiến bệnh viện quá tải và bác sĩ làm việc quá sức, họ có xu hướng phân biệt chủng tộc hơn.
Loucresie Rupert, bác sĩ thành lập Physician Women SOAR - một nhóm chuyên giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong y học - cho biết: "Dựa trên các nghiên cứu, chúng tôi nhận thức rằng phân biệt chủng tộc không dừng lại chỉ vì tình trạng kinh tế xã hội hay trình độ học vấn của bạn".
"Xem xét điều đó trong thực tế và hậu quả của chúng, phân biệt chủng tộc trong y học thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến các bác sĩ da đen mà tôi biết", bác sĩ Rupert cho biết thêm.
Hệ thống Y tế Đại học Indiana đã gửi lời chia buồn đến bà Susan Moore.
"Là một tổ chức cam kết công bằng và giảm chênh lệch chủng tộc trong chăm sóc sức khỏe, chúng tôi rất coi trọng các cáo buộc về phân biệt đối xử và sẽ điều tra mọi cáo buộc", theo một tuyên bố của Hệ thống Y tế Đại học Indiana.
"Các liệu trình điều trị thường được các chuyên gia y tế từ nhiều khoa khác nhau thống nhất và xem xét. Chúng tôi tin tưởng cam kết và chuyên môn của nhân viên chăm sóc cũng như chất lượng chăm sóc hàng ngày cho bệnh nhân của chúng tôi", theo tuyên bố.
Chữa trị hời hợt
Trong video của mình, bà Moore cho biết các bác sĩ sẵn sàng cho bà xuất viện chỉ sau 2 liều Remdesivir - một loại thuốc kháng virus do một số bác sĩ kê đơn và nói rằng bà không cần dùng thuốc nữa.
Tuy nhiên, những cơn đau của bà đã được xác thực khi kết quả chụp CT cho thấy bà có các vết thương bị nhiễm trùng và viêm ở cổ và phổi. Sau khi được các bác sĩ đồng ý kê thuốc giảm đau, bà Moore đã phải đợi hai tiếng rưỡi để được nhận thuốc, và một y tá đã cáu kỉnh với bà khi bà chỉ ra sự chậm trễ ấy.
Bà trở nên tức gận hơn khi nhớ lại cách mà y tá này nói với bà rằng anh ta đã diễu hành trong một cuộc biểu tình thuộc phong trào Black Lives Matter.
Video của bà đã gây chú ý trong một nhóm Facebook của các bác sĩ. Một số thành viên đã thay mặt bà kêu gọi hỗ trợ và can thiệp.
Christina Council, một bác sĩ ở Maryland và là thành viên của nhóm, cho biết bà đã nghĩ về một người đồng nghiệp da trắng nhận morphin kịp thời khi phàn nàn về những cơn đau đầu, trái ngược với việc bà Moore phải chờ kết quả chụp CT. Bà cũng nghĩ về những người Mỹ gốc Phi - những người không thể dựa vào hàng trăm chuyên gia y tế để đấu tranh cho mình.
"Đây là lý do chúng ta có sự nghi ngờ và không tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các nhóm thiểu số", bà Council cho biết.
Moore cập nhật thông tin định kỳ bằng các bài đăng trên Facebook cùng với video. Bà chia sẻ rằng việc chăm sóc sức khỏe của bà đã được cải thiện và một giám đốc y tế tại bệnh viện hứa sẽ đào tạo lại nhân viên của mình.
Chưa đầy 12 giờ sau khi Moore trở về nhà, cơn sốt và nhịp tim của bà tăng vọt, khiến bà phải đến một bệnh viện khác để được chăm sóc.
"Những người đó đã cố giết tôi", bà viết. "Rõ ràng là họ đã cho tôi xuất viện quá sớm".
Trong lần cập nhật cuối cùng, bà cho biết mình đang được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt với thiết bị trợ thở. Tuy nhiên, không thể liên lạc với người thân của bà Moore để bình luận.
Con trai bà, Henry Muhammed, trả lời tờ New York Times rằng trước đây bà Moore đã phải đấu tranh để có sự chăm sóc y tế thích hợp khi điều trị viêm phổi.
Tình trạng của bà Moore xấu đi vào ngày 10/12 khi bà được đặt nội khí quản, Muhammed cho biết, và bà qua đời vào ngày 20/12, hai ngày sau khi phải sử dụng máy thở.
Susan Moore, bác sĩ da đen vừa qua đời do Covid-19, là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia.
Bà đã lột tả sự phân biệt chủng tộc trong các video đăng trên mạng xã hội được chia sẻ rộng rãi vài ngày trước khi bà qua đời vì Covid-19.
Do khó thở và phải ngừng lại nhiều lần khi nói, Susan Moore cần rất nhiều năng lượng để ghi hình lại quá trình trên giường bệnh của bản thân.
Bà muốn chia sẻ một thông điệp: Ngay cả với tư cách là một bác sĩ, bà vẫn phải chịu đựng sự tệ hại trong chăm sóc y tế mà những người Mỹ gốc Phi phải hứng chịu từ lâu.
Vị bác sĩ da trắng của Moore không tin khi bà phản ánh bị hụt hơi - mặc dù biết mình đang điều trị cho một bác sĩ có bằng cấp. Nhân viên bệnh viện ở Indianapolis đã cố gắng cho bà xuất viện sớm, và chế nhạo khi bà xin thêm thuốc để giảm cơn đau ở cổ, bác sĩ Moore chia sẻ trong video.
Phân biệt đối xử
"Tôi rất khó chịu. Anh ta khiến tôi cảm thấy mình như một kẻ nghiện ngập. Và anh ta biết tôi là bác sĩ. Tôi không dùng chất gây nghiện", bà Moore chia sẻ trong một video có hàng triệu lượt xem, sau khi được đăng tải ngày 4/12.
"Tôi khẳng định rằng nếu tôi là người da trắng, tôi sẽ không phải chịu đựng điều đó", bà Moore nói trong video.
Những video của bà Susan Moore đã được chia sẻ lần đầu trong các nhóm Facebook của bác sĩ và lan rộng hơn sau cái chết của bà. Chúng trở thành lời kêu gọi chống lại sự thiên vị trong hệ thống y tế.
Hệ thống Y tế Đại học Indiana, nơi điều hành bệnh viện nói trên, đã từ chối bình luận về chi tiết điều trị của bà Moore. Tuy nhiên, họ cho biết sẽ thực hiện "đào tạo mới về chống phân biệt chủng tộc, chống thành kiến và phép lịch sự cho tất cả nhân viên".
Các bác sĩ theo dõi vụ việc không thấy sự liên hệ trực tiếp giữa cái chết của bà Moore và những việc bà kể lại trong quá trình điều trị của mình. Song, câu chuyện đau đớn của Moore củng cố cho kết quả nghiên cứu: Ngay cả khi có tài sản, tri thức và bảo hiểm, các bệnh nhân da màu vẫn phải chịu chế độ chăm sóc y tế tệ hơn, dẫn đến kết quả xấu hơn.
Người Mỹ gốc Phi thường bị điều trị hời hợt hơn so với những người da trắng có tình trạng y tế tương tự.
Một phát hiện đáng chú ý là khi đại dịch khiến bệnh viện quá tải và bác sĩ làm việc quá sức, họ có xu hướng phân biệt chủng tộc hơn.
Loucresie Rupert, bác sĩ thành lập Physician Women SOAR - một nhóm chuyên giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong y học - cho biết: "Dựa trên các nghiên cứu, chúng tôi nhận thức rằng phân biệt chủng tộc không dừng lại chỉ vì tình trạng kinh tế xã hội hay trình độ học vấn của bạn".
"Xem xét điều đó trong thực tế và hậu quả của chúng, phân biệt chủng tộc trong y học thực sự ảnh hưởng rất nhiều đến các bác sĩ da đen mà tôi biết", bác sĩ Rupert cho biết thêm.
Hệ thống Y tế Đại học Indiana đã gửi lời chia buồn đến bà Susan Moore.
"Là một tổ chức cam kết công bằng và giảm chênh lệch chủng tộc trong chăm sóc sức khỏe, chúng tôi rất coi trọng các cáo buộc về phân biệt đối xử và sẽ điều tra mọi cáo buộc", theo một tuyên bố của Hệ thống Y tế Đại học Indiana.
"Các liệu trình điều trị thường được các chuyên gia y tế từ nhiều khoa khác nhau thống nhất và xem xét. Chúng tôi tin tưởng cam kết và chuyên môn của nhân viên chăm sóc cũng như chất lượng chăm sóc hàng ngày cho bệnh nhân của chúng tôi", theo tuyên bố.
Chữa trị hời hợt
Trong video của mình, bà Moore cho biết các bác sĩ sẵn sàng cho bà xuất viện chỉ sau 2 liều Remdesivir - một loại thuốc kháng virus do một số bác sĩ kê đơn và nói rằng bà không cần dùng thuốc nữa.
Tuy nhiên, những cơn đau của bà đã được xác thực khi kết quả chụp CT cho thấy bà có các vết thương bị nhiễm trùng và viêm ở cổ và phổi. Sau khi được các bác sĩ đồng ý kê thuốc giảm đau, bà Moore đã phải đợi hai tiếng rưỡi để được nhận thuốc, và một y tá đã cáu kỉnh với bà khi bà chỉ ra sự chậm trễ ấy.
Bà trở nên tức gận hơn khi nhớ lại cách mà y tá này nói với bà rằng anh ta đã diễu hành trong một cuộc biểu tình thuộc phong trào Black Lives Matter.
Video của bà đã gây chú ý trong một nhóm Facebook của các bác sĩ. Một số thành viên đã thay mặt bà kêu gọi hỗ trợ và can thiệp.
Christina Council, một bác sĩ ở Maryland và là thành viên của nhóm, cho biết bà đã nghĩ về một người đồng nghiệp da trắng nhận morphin kịp thời khi phàn nàn về những cơn đau đầu, trái ngược với việc bà Moore phải chờ kết quả chụp CT. Bà cũng nghĩ về những người Mỹ gốc Phi - những người không thể dựa vào hàng trăm chuyên gia y tế để đấu tranh cho mình.
"Đây là lý do chúng ta có sự nghi ngờ và không tin tưởng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ở các nhóm thiểu số", bà Council cho biết.
Moore cập nhật thông tin định kỳ bằng các bài đăng trên Facebook cùng với video. Bà chia sẻ rằng việc chăm sóc sức khỏe của bà đã được cải thiện và một giám đốc y tế tại bệnh viện hứa sẽ đào tạo lại nhân viên của mình.
Chưa đầy 12 giờ sau khi Moore trở về nhà, cơn sốt và nhịp tim của bà tăng vọt, khiến bà phải đến một bệnh viện khác để được chăm sóc.
"Những người đó đã cố giết tôi", bà viết. "Rõ ràng là họ đã cho tôi xuất viện quá sớm".
Trong lần cập nhật cuối cùng, bà cho biết mình đang được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt với thiết bị trợ thở. Tuy nhiên, không thể liên lạc với người thân của bà Moore để bình luận.
Con trai bà, Henry Muhammed, trả lời tờ New York Times rằng trước đây bà Moore đã phải đấu tranh để có sự chăm sóc y tế thích hợp khi điều trị viêm phổi.
Tình trạng của bà Moore xấu đi vào ngày 10/12 khi bà được đặt nội khí quản, Muhammed cho biết, và bà qua đời vào ngày 20/12, hai ngày sau khi phải sử dụng máy thở.
Cái chết của bác sĩ da đen gây chấn động ở Mỹ
Susan Moore, bác sĩ da đen vừa qua đời do Covid-19, là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của quốc gia.
zingnews.vn