Tình hình kinh tế mới ấm ấm lên được chút thì lại thế này, căng quá các cụ mợ. Mong sao chỉ là do thời tiết nồm ẩm nhiều người bị bệnh đường hô hấp đi khám chữa vài hôm khỏi chứ con Covid quay lại lần nữa thì toang hẳn.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó đơn nguyên Truyền nhiễm (Bệnh viện Thanh Nhàn), trong những ngày gần đây bệnh nhân mắc COVID-19 đã tăng mạnh. Tính trong tháng 3 bệnh viện ghi nhận 25 bệnh nhân, nhưng trong 10 ngày đầu tháng 4 đã tăng gấp 3 lần, với 75 bệnh nhân.
Đến nay, số bệnh nhân nội trú đã tăng lên, tháng trước bệnh viện chỉ ghi nhận lác đác 1-2 bệnh nhân, nhưng nay có khoảng 10 bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân tăng lên đa phần phải thở oxy, tập trung ở người cao tuổi có bệnh nền. Tính riêng trong ngày 10/4, bệnh viện tiếp nhận 10 bệnh nhân mắc COVID-19 nội trú, trong số này có cụ bà 102 tuổi.
Bác sĩ Hưng chia sẻ, so với đợt trước, bệnh viện chưa ghi nhận bệnh nhân mắc COVID-19 nguy kịch, nhưng số bệnh nhân nhập viện tương đối nặng, đa phần các bệnh nhân đều phải thở oxy.
Nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 tăng đột biến có thể là do người dân gần đây đã bỏ qua tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 nên dẫn đến đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, lây lan dịch có xu hướng trở lại. Bên cạnh đó, do thời tiết nóng ẩm cũng làm cho dịch bệnh tăng lên.
Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, theo bác sĩ Hưng, người dân cần phải tuân thủ đeo khẩu trang ở nơi công cộng, vẫn luôn giữ khoảng cách và tiêm vaccine phòng chống COVID-19 đầy đủ.
Cụ ko phải xoắn:
Bs: Nguyễn Việt Hùng:
ĐÔI ĐIỀU VỀ TÌNH HÌNH ĐẠI DỊCH COVID-19 HIỆN NAY
1. Chúng ta vừa trải qua 3 năm chống chọi với đại dịch Covid-19, một thảm họa lớn chưa từng có trong lịch sử dịch bệnh của nhân loại. Dịch diễn ra ở mọi quốc gia, hàng trăm triệu người mắc, hàng triệu người tử vong. Mọi quốc gia đều thiết lập tình trạng khẩn cấp, nhiều biện pháp chưa từng áp dụng đã được triển khai. Dịch đã được kiểm soát. Các biện pháp "bình thường" đã được tái thiết lập ở hầu hết các quốc gia. Việt Nam mình cũng vậy. Hầu hết người dân không còn "sợ" Covid-19, cũng không phải chủ quan mà là thấy Covid-19 gần như trở nên "vô hại" đối với sinh hoạt, lao động và sức khỏe mỗi người. Có thể nói chúng ta đã chiến thắng đại dịch này. Nói chiến thắng không có nghĩa là không còn Covid-19. Nói chiến thắng có nghĩa là Covid-19 giờ chỉ là một bệnh dịch thông thường, không gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt, lao động và sức khỏe của người dân, không gây ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển kinh tế của đất nước. Hầu hết các quốc gia đã thực sự chiến thắng đại dịch này.
2. Vài ngày gần đây truyền thông rầm rộ nói về sự gia tăng ca mắc mới Covid-19 gấp mấy lần những ngày trước đó. Bộ Y tế cũng có những chỉ đạo về việc không chủ quan với đại dịch Covid-19. Sự thực, gần 1 năm nay số ca mắc mới trong cả nước hầu hết ở con số mấy chục ca. Giờ tăng gấy mấy lần tức là ở con số vài trăm ca. Xin thưa, với số mắc này so với các bệnh dịch khác (sốt xuất huyết, cảm cúm, tiêu chảy...) liệu có cao hơn? Hoàn toàn không. Vẫn biết, số mắc thực nhất định là cao hơn nhiều vì giờ hầu hết mọi người không TEST, không khai báo, không nghỉ học, nghỉ làm. Chả sao cả. Tính cả nước hiện nay có vài trăm ca trong đó vài chục ca phải thở oxy và không tử vong thì đâu còn là đại dịch. Dân nói "không đáng lo" là đúng rồi. Lo kế sinh nhai quan trọng hơn nhiều!
3. Dân không chủ quan nên rất nhiều người đưa ra những câu hỏi như "Vậy tại sao tự nhiên mấy ngày nay số mắc lại tăng?", "Tại sao tiêm mấy mũi vắc xin rồi mà vẫn mắc?", "Vài năm đầu số ca nặng nhiều, tử vong nhiều giờ toàn nhẹ không khác gì cúm mùa. Liệu có phải do tiêm vắc xin nên bệnh ít nặng, không chết?", v.v. Xin thưa, những câu hỏi kiểu này WHO và BYT cũng đang cố gắng lý giải. Cá nhân tôi mạo muội có một vài ý kiến.
- Nói về dịch, đại dịch khi chưa được loại bỏ hoàn toàn thì số ca mắc lên xuống là chuyện bình thường. Theo thống kê của BYT vài tuần nay thấy số mắc nhập cảnh chiếm gần 50%. Đây là một lý do. Một lý do khác, chắc chắn, là do việc người dân, tổ chức buông lỏng việc tuân thủ 2K (khẩu trang và khử khuẩn). Dịch còn tức là còn người mắc. Người nhiễm và người tiếp xúc không mang khẩu trang, không rửa tay thì lây nhiễm gia tăng là đương nhiên. Các nhà khoa học đã chứng minh Covid-19 chủng Omicron rất dễ lây.
- Khác biệt lớn nhất hiện nay về bệnh nặng và tử vong thấp (so với thời gian đầu của dịch) không phải do tiêm vắc xin, mà là do độc tính của SARS-CoV-2. Chủng Delta trước kia có độc lực cao, thường xâm nhập sâu vào các cơ quan chức năng của cơ thể, ngoài gây viêm phổi còn gây suy đa phủ tạng. Hậu quả là tử vong cao. Chủng Omicron hiện nay chủ yếu gây bệnh ở đường hô hấp trên (mũi họng), vì vậy mà dễ mắc nhưng bệnh nhẹ, giống cúm.
- Các dữ liệu 1 năm qua (khi xuất hiện chủng Omicron và đẩy mạnh viêm vắc xin) cho thấy hầu hết (>90-95%) người nhập viên vì Covid-19 đã được tiêm nhiều mũi vắc xin. Thực tế tôi đã gặp nhiều trẻ em không tiêm vắc xin Covid-19 khi mắc bệnh đều nhẹ. WHO và CDC khuyến nghị không tiêm liều VX tăng cường cho những người khỏe mạnh, sức khỏe bình thường. Chúng ta đang rất may mắn và thật đáng mừng vì qua giám sát thấy SARS-CoV-2 dù thường xuyên biến đổi nhưng có xu hướng ngày càng vô hại!
4. Vậy 2K (mang khẩu trang và khử khuẩn tay, khử khuẩn bề mặt môi trường) liệu có còn hữu ịch?
Có thể khẳng định luôn là cần, rất hữu ích cho sức khỏe mọi người, không chỉ để phòng covid-19 mà còn phòng ngừa nhiều bệnh dịch khác. 2K đước khuyến cáo áp dụng rất linh hoạt chứ không phải với tất cả mọi người ở mọi tình huống.
- Nhiều người dân ra đường vẫn luôn mang khẩu trang. BYT không khuyến nghị vậy, nhưng tốt. Mang khẩu trang giúp ngăn ngừa bụi chứa nhiều tác nhân dị ứng và phòng khi có tiếp xúc với người bệnh hộ hấp. Nhưng ra đường không mang khẩu trang cũng chả sao.
- Vào bệnh viện được yêu cầu phải mang khẩu trang. Đúng, tốt. Bệnh viện là nơi đông đúc, nhiều người bệnh mắc bệnh hô hấp. Mang khẩu trang quá tốt.
- Những người thường xuyên làm việc ở nơi công cộng cần luôn mang khẩu trang. Đúng. Họ nên biết bảo vệ mình và phòng bệnh cho người khác.
- Còn rửa tay? Ôi, bàn tay bẩn lắm, vì bàn tay luôn đụng chạm tới các đồ vật, bề mặt môi trường ô nhiễm, Không rửa tay mà cho tay lên mặt, mũi miêng, đồ ăn, thức uống thì có khác nào đưa vị khuẩn vào người. Rửa tay phòng được mọi bệnh nhiễm khuẩn. Rửa tay là văn minh. Người văn mình cần có thói quen rửa tay!
5. Phòng Covid-19 là tuân thủ đúng 2K, nhưng 2K còn phòng ngừa cả trăm bệnh lây nhiễm khác. Như vậy, Covid-19 có nên tiếp tục là một tình trạng khẩn cấp? Có nên tiếp tục coi là 1 đại dịch?
Tại thời điểm hiện nay, nói hết dịch Covid-19 là không đúng. Nhưng, hoàn toàn chính xác và cần thiết sớm gỡ bỏ "Đại dịch", "tình trạng khẩn cấp". Chống dịch quan trọng nhất là thời điểm. Hiện nay dịch còn nhưng không đe dọa nhiều tới tính mạng người dân, không gây ảnh hưởng đặc biệt tới đời sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân. Nếu tiếp tục đặt dịch Covid-19 là đại dịch, là tình trạng khẩn cấp thì lợi bất cập hại. Vẫn biết, chúng ta còn tiếp tục kiểm soát và phòng ngừa không chỉ với Covid-19 mà với nhiều dịch bệnh khác.
Ok