- Biển số
- OF-192166
- Ngày cấp bằng
- 2/5/13
- Số km
- 3,462
- Động cơ
- 382,703 Mã lực
- Nơi ở
- Nadu Shop Order Japan
Em nghĩ chính quyền cũng có kinh nghiệm chống dịch rồi, chắc không lock down như trước đâu.
Ai cũng ba, bốn mũi rồi mà chẳng tác dụng gì nhỉTình hình kinh tế mới ấm ấm lên được chút thì lại thế này, căng quá các cụ mợ. Mong sao chỉ là do thời tiết nồm ẩm nhiều người bị bệnh đường hô hấp đi khám chữa vài hôm khỏi chứ con Covid quay lại lần nữa thì toang hẳn.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng – Phó đơn nguyên Truyền nhiễm (Bệnh viện Thanh Nhàn), trong những ngày gần đây bệnh nhân mắc COVID-19 đã tăng mạnh. Tính trong tháng 3 bệnh viện ghi nhận 25 bệnh nhân, nhưng trong 10 ngày đầu tháng 4 đã tăng gấp 3 lần, với 75 bệnh nhân.
Đến nay, số bệnh nhân nội trú đã tăng lên, tháng trước bệnh viện chỉ ghi nhận lác đác 1-2 bệnh nhân, nhưng nay có khoảng 10 bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân tăng lên đa phần phải thở oxy, tập trung ở người cao tuổi có bệnh nền. Tính riêng trong ngày 10/4, bệnh viện tiếp nhận 10 bệnh nhân mắc COVID-19 nội trú, trong số này có cụ bà 102 tuổi.
Bác sĩ Hưng chia sẻ, so với đợt trước, bệnh viện chưa ghi nhận bệnh nhân mắc COVID-19 nguy kịch, nhưng số bệnh nhân nhập viện tương đối nặng, đa phần các bệnh nhân đều phải thở oxy.
Nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 tăng đột biến có thể là do người dân gần đây đã bỏ qua tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 nên dẫn đến đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, lây lan dịch có xu hướng trở lại. Bên cạnh đó, do thời tiết nóng ẩm cũng làm cho dịch bệnh tăng lên.
Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, theo bác sĩ Hưng, người dân cần phải tuân thủ đeo khẩu trang ở nơi công cộng, vẫn luôn giữ khoảng cách và tiêm vaccine phòng chống COVID-19 đầy đủ.
Tức là phải tiêm phòng covid thường xuyên à, toàn dân? Và mấy tháng một lần?Nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 tăng đột biến có thể là do người dân gần đây đã bỏ qua tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 nên dẫn đến đáp ứng miễn dịch trong cộng đồng giảm đi, lây lan dịch có xu hướng trở lại. Bên cạnh đó, do thời tiết nóng ẩm cũng làm cho dịch bệnh tăng lên.
Vì vậy, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, theo bác sĩ Hưng, người dân cần phải tuân thủ đeo khẩu trang ở nơi công cộng, vẫn luôn giữ khoảng cách và tiêm vaccine phòng chống COVID-19 đầy đủ.
Chẳng có kinh nghiệm gì cụ ạ, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của con ngườiEm nghĩ chính quyền cũng có kinh nghiệm chống dịch rồi, chắc không lock down như trước đâu.
Vâng dịch bệnh thì khó nói trước được, nhưng mình cũng đỡ bỡ ngỡ như hồi đầu nên cũng tránh được việc loạn.Chẳng có kinh nghiệm gì cụ ạ, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của con người
Lock down hay ko thì khó nói được.
Em ví dụ: ngay tháng sau nhập viện tầm vài k một ngày, tới mức sập bệnh viện, thì làm thế nào?
Loạn hay ko là ở số lượng và mức độ nghiêm trọng thôi. E và cụ đang nói rất mạnh trên này, vì tình hình hiện rất ổn, nhưng thấy cảnh đốt xác ko kịp, người người chạy vạy kiếm bình oxy, là lại co rúm lại ngay thôi.Vâng dịch bệnh thì khó nói trước được, nhưng mình cũng đỡ bỡ ngỡ như hồi đầu nên cũng tránh được việc loạn.
Mà em không biết vacine đã tiêm giờ hết tác dụng chưa?
Có thể bị dính biến chủng của nó ấy cụ.Ai cũng ba, bốn mũi rồi mà chẳng tác dụng gì nhỉ
Em cũng rón rén tiêm 2 mũi thôi ạ. Cũng bị covid 2 lần rồi, giờ có bảo tiêm nữa chắc cũng chịu thôi. Sống chết có số rồi. Tiêm cái món này xong em cứ nhớ nhớ quên quên, sức khỏe suy giảm hẳn. Chán. Nhưng thôi, coi nó như cúm mùa cho nó nhẹ lòng, giờ mà lại lock down như mấy năm vừa rồi chắc khối người chết đói.Căng nhỉ , e tiêm 3 mũi rồi , không biết có an toàn ko
Tiêm nữa thì lại bảo ảnh hưởng đến sức khỏe , nhiều vụ đột quỵ tai biến bảo cũng có ảnh hưởng bởi Covid ghê răng vãi các cụ ạ
Em không sợ mà, chỉ lo căng ở chỗ vì đa số sợ mà lại quay về kiểu hồi dịch ai ở nhà đấy thì đói nhăn thôi.thì mãi nó cũng quen với dịch, sợ éo gì mấy, nên quần chúng nhân dân nó cũng bớt căng thẳng đề phòng ở mức cao, giờ giao mùa nồm ẩm nên bệnh lây gì chả tăng, nữa là Covid, cũng thường thôi, có gì mà căng? tiêm chủng rộng đạt miễn dịch cộng đồng rồi, em nghĩ ko có vấn đề gì đáng lo cho lắm.