Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,713
Động cơ
227,080 Mã lực
Giá xăng tiếp tục tăng
Từ 15h hôm nay, mỗi lít xăng tăng 129-165 đồng trong khi dầu quay đầu giảm nhẹ.

Liên Bộ Công Thương – Tài chính cho biết giá xăng RON 95 từ 15h ngày 27/3 tăng 165 đồng một lít, lên cao nhất 19.045 đồng. Giá xăng E5 RON 92 tăng 129 đồng lên tối đa 17.851 đồng một lít.

Trong khi đó, giá các mặt hàng dầu lại quay đầu giảm nhẹ. Diesel giảm 158 đồng còn 14.243 đồng, dầu hoả giảm 169 đồng còn 13.004 đồng và giá dầu mazut giảm 12 đồng còn 13.757 đồng.

Cơ quan điều hành tiếp tục không trích quỹ bình ổn cho tất cả mặt hàng, nhưng chi quỹ 1.900 đồng với xăng E5 RON 92 và 1.050 đồng với RON95. Nếu không tiếp tục chi quỹ bình ổn, giá các loại xăng dầu sẽ tăng 331-2.029 đồng một lít hoặc kg so với hiện hành.

Trong kỳ điều hành trước, nhà điều hành chi 2.000 đồng một lít để bình ổn giá xăng dầu.
A0AB1D22-4B81-493C-8D49-14B8C7163ADD.jpeg
Nếu tình hình kênh đào Suez chậm thông tuyến thì khả năng giá dầu và nhiều mặt hàng khác sẽ tăng trong thời gian tới
76502799-3D8A-4080-85E9-666A6093EC7B.jpeg
 

Atlas113

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-772127
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
25
Động cơ
40,750 Mã lực
Tuổi
54
Nhập khẩu ồ ạt từ Trung quốc - 2 hệ lụy:
- giết chết các doanh nghiệp trong nước
- nguy cơ xuất khẩu hộ TQ, gian lận thương mại, vi phạm cam kết của Việt Nam trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương!

Hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam, hai tháng nhập siêu 7,4 tỉ đô la

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng vừa qua, Việt Nam chi đến 15,4 tỉ đô la Mỹ để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc, tăng 65,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tức tăng thêm hơn 6 tỉ đô la so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất so với các thị trường nhập khẩu khác.

Với tốc độ tăng trưởng mạnh này đã nâng tỷ lệ của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ mức 24,9% của 2 tháng đầu năm 2020 lên 32,7% trong 2 tháng đầu năm nay, tức chiếm gần 1/3 tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Đáng chú ý, giá trị kim ngạch tăng thêm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Việt Nam trong thời gian trên còn lớn hơn tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn bộ thị trường ASEAN là chỉ đạt 5,9 tỉ đô la và cao hơn gấp đôi so với nhập khẩu hàng hóa ở thị trường Mỹ (khoảng 2,3 tỉ đô la).

Theo cơ quan hải quan, Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Việt Nam tăng mạnh ở nhiều nhóm sản phẩm và lĩnh vực. Đáng chú ý là nhóm sản phẩm công nghệ và viễn thông tăng mạnh.

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Trung Quốc của Việt Nam trong 2 tháng vừa qua có mức tăng trưởng đến 78,3%, đạt 2,88 tỉ đô la. Hay nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 3,4 tỉ đô la tăng mạnh 70,7%; nhóm sản phẩm điện thoại các loại và linh kiện tăng 82,7%, đạt 1,6 tỉ đô la...

Đối với nhóm mặt hàng truyền thống như nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy), trong 2 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm mặt hàng này cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 51%, với 1,8 tỉ đô la, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, cùng thời gian trên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đông dân nhất thế giới này tăng 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 8 tỉ đô la, chiếm 16,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Dù vậy, tính ra trong 2 tháng đầu năm nay Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ thị trường Trung Quốc lên đến 7,4 tỉ đô la.

Các nhóm hàng xuất khẩu tăng mạnh ở Trung Quốc cũng liên quan đến sản phẩm điện tử và linh kiện, đáng chú ý là nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt 2,4 tỉ đô la, tăng 102,5%. Nhóm hàng tăng cao khác là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,6 tỉ đô la, tăng 12,4%; sắt thép tăng 43% và chiếm 17,7% tổng lượng xuất khẩu của nhóm hàng này.
Nhập khẩu hang hóa nguyên vật liệu về để làm việc mà cũng hệ lụy? Chỉ sợ nó không bán cho chứ nó bán thì chả mừng quá.
Ví dụ, Nếu Tq không bán vải, sợi cho thì ngành may mặc phá sản hết. VN chuyên gia công đồ may mặc mà, và cũng chỉ gia công được chứ không làm được vật lieu may.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhập khẩu hang hóa nguyên vật liệu về để làm việc mà cũng hệ lụy? Chỉ sợ nó không bán cho chứ nó bán thì chả mừng quá.
Ví dụ, Nếu Tq không bán vải, sợi cho thì ngành may mặc phá sản hết. VN chuyên gia công đồ may mặc mà, và cũng chỉ gia công được chứ không làm được vật lieu may.
Vâng cụ! Nếu nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện, vật tư đầu vào cho sản xuất thì quá hoan nghênh rồi!

Còn tăng tốc nhập khẩu hàng tiêu dùng hoặc nhập hàng Tàu rồi xuất khẩu hộ thì đáng lo ngại!
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2021
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tổng cục Thống kê cho biết bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa phương, GDP Việt Nam trong quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, bước sang quý II, kinh tế - xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Dịch Covid-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Do đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% là thách thức lớn, cần sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Trước mắt, cần thực hiện kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, tiếp tục thực hiện các giải pháp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả các gói hỗ trợ, tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công.
1616984170059.png

1616984217809.png

1616984269375.png

1616984314495.png

1616984350668.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,713
Động cơ
227,080 Mã lực
Một quỹ đầu cơ vỡ nợ hàng tỷ đô gây náo loạn ngành ngân hàng toàn cầu

Hai ngân hàng cảnh báo về những khoản lỗ lớn sau vụ vỡ nợ của một quỹ đầu cơ. Tổng thống Joe Biden chuẩn bị đưa ra kế hoạch chi tiêu xanh của mình, nhưng các kế hoạch khác về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ em sẽ phải đợi đến tháng 4. Đại dịch bùng phát trở lại ở châu Âu, Nam Mỹ và tiểu lục địa Ấn Độ, và giá dầu giảm sau khi con tàu chặn kênh đào Suez được giải phóng một phần khỏi các bức tường của kênh đào. Dưới đây là những điều bạn cần biết trên thị trường tài chính vào thứ Hai, ngày 29 tháng 3.

h2 1. Nomura, Credit Suisse cảnh báo về những khoản lỗ lớn sau thất bại của một quỹ đầu cơ/h2
Hai ngân hàng Nomura và Credit Suisse đã cảnh báo về những thiệt hại nặng nề do cho một một quỹ đầu cơ duy nhất vay, quỹ này bị vỡ nợ trong các cuộc gọi ký quỹ đã kích hoạt đợt bán tháo khiến thị trường mất gần 30 tỷ đô hôm thứ sáu.

Gã khổng lồ ngân hàng Nhật Bản Nomura cho biết họ có thể phải đối mặt với mức thiệt hại 2 tỷ đô la, thông tin này khiến cổ phiếu của họ giảm 16% trong phiên giao dịch ở Tokyo, trong khi cổ phiếu của Credit Suisse (NYSE: CS) giảm 14% ở châu Âu sau khi họ cảnh báo về một cú sốc rằng "Có thể cực kỳ quan trọng đối với kết quả quý đầu tiên của chúng tôi."

Credit Suisse cảnh báo rằng “các ngân hàng khác” cũng đang giải quyết những vị thế còn lại đối với khách hàng này, mà theo Bloomberg xác định là Archegos Capital Management, quỹ đầu tư của gia tộc cựu giám đốc quỹ đầu cơ Bill Hwang. Sự biến động mạnh mẽ của các cổ phiếu như ViacomCBS (NASDAQ: VIAC) và Discovery (NASDAQ: DISCA), Baidu (NASDAQ: BIDU) và Tencent Music Entertainment (NYSE: TME) vào thứ Sáu đã làm dấy lên lo ngại rằng các công ty môi giới hàng đầu có thể thắt chặt các quy tắc cho vay của họ, thắt chặt thanh khoản tổng thể trên thị trường.

Một số nguồn tin cho rằng quỹ Archegos Capital cố gắng mua vào những cổ phiếu công nghệ tại Mỹ và Trung Quốc để buộc những người bán khống phải bù lỗ cho vị thế. Tuy nhiên do đơn độc trong cuộc chiến chống lại những người bán khống, quỹ này đã phải nhận lại hậu quả đau thương.

 
Chỉnh sửa cuối:

Limlem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738658
Ngày cấp bằng
8/8/20
Số km
276
Động cơ
67,278 Mã lực
Vâng, mỡ đấy, mời cụ húp ;))
Cụ viết rõ dài nhưng em đọc mỗi chữ GDP tăng 8-9% là em deck muốn đọc tiếp ;))
Cả cái câu gì mà KT tăng mạnh dân số tăng mạnh còn đất thì ko nở.. nữa ạ.
Cái kiểu giọng nghe quen ơi là quen =P~

Diện tích VN hơn 30k km2, chịu khó đóng khố lên rừng thì vẫn rộng lắm 😇
 

Messi33

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-767444
Ngày cấp bằng
18/3/21
Số km
352
Động cơ
45,261 Mã lực
Tuổi
37
Cả cái câu gì mà KT tăng mạnh dân số tăng mạnh còn đất thì ko nở.. nữa ạ.
Cái kiểu giọng nghe quen ơi là quen =P~

Diện tích VN hơn 30k km2, chịu khó đóng khố lên rừng thì vẫn rộng lắm 😇

Cụ xem ai là người chơi bds lớn nhất và hưởng lợi lớn nhất từ sốt đất ???


giờ đất là 1 nguồn thu quan trọng của ngân sách, nên còn nhiều cơn sốt đất, đầu tư hạ tầng mới, đấu giá mới khắp cả nước cụ nhé
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên triển vọng 'tích cực'

Ngày 1/4, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings công bố xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB và nâng triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực.”

Theo đại diện Bộ Tài chính, cơ sở tổ chức Fitch Ratings nâng triển vọng lên “tích cực” phản ánh khả năng phục hồi tăng trưởng của Việt Nam, một trong rất ít nền kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thuộc nhóm các nước hạng BB có thể duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,91% vào năm 2020 trước bối cảnh đại dịch Covid-19.

Cụ thể, Fitch Ratings ghi nhận các thành quả về tài khóa, nợ công của Việt Nam, thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát nhanh chóng dịch Covid-19 ngay từ ngày đầu cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm sớm hồi phục hoạt động kinh tế xã hội. Kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng.

Ngoài ra, tổ chức này dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam khoảng 7% vào năm 2021-2022 và đà phục hồi kinh tế toàn cầu giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu, hoạt động kinh tế trong nước được bình thường hóa và Chính phủ sẽ tiếp tục ngăn chặn thành công dịch Covid-19.

Cùng với đó, Fitch Ratings cho rằng các nỗ lực của Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao, giảm chênh lệch GDP bình quân đầu người so với các nước cùng xếp hạng đồng thời cải thiện hơn nữa tài chính công thông qua củng cố tài khóa bền vững, ổn định nợ trong trung hạn sẽ là những yếu tố tích cực giúp cải thiện hơn nữa xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong thời gian tới.

Được biết, trước đó, Moody’s cũng đã nâng hai bậc triển vọng đối với Việt Nam, điều chưa từng có tiền lệ trong xếp hạng tín nhiệm của tổ chức này trên toàn cầu kể từ đại dịch Covid-19. Đồng thời, việc Fitch Ratings nâng triển vọng cho Việt Nam thể hiện sự tin tưởng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với điều hành chính sách hiệu quả của Chính phủ, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ cũng như dư địa tài khóa ngày càng vững chắc.

Theo đại diện Bộ Tài chính, sự cải thiện trong triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia là kết quả của việc triển khai tích cực các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường hệ thống tài chính-ngân hàng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đồng thời cũng là kết quả của các bộ, ngành trong việc giải thích, trao đổi, chia sẻ các thông tin cập nhật với Fitch Ratings.

“Bộ Tài chính tin rằng Fitch Ratings, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng như tổ chức quốc tế khác sẽ có thông tin đầy đủ và cơ sở xác thực để đưa ra nhìn nhận sát thực, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam,” đại diện của Bộ này cho biết.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4

Từ tháng 4/2021, nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực, bao gồm miễn thuế hàng xuất nhập khẩu, tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao, quy định mới về thu phí hải quan, thay đổi mẫu thẻ bảo hiểm y tế...

MIỄN THUẾ HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU THEO ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

Nghị định 18/2021/NĐ-CP ban hành ngày 11/3/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 25/4/2021.

Trong đó, bổ sung Điều 29a miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm chủng loại, định lượng hàng hóa được quy định tại điều ước quốc tế; văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, cơ quan quản lý chuyên ngành trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định chủng loại, định lượng miễn thuế.

Trường hợp cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế không phải là cơ quan quản lý chuyên ngành thì căn cứ theo văn bản xác nhận của cơ quan đề xuất ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế.

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao có hiệu lực từ 30/4/2021.

Theo đó, doanh nghiệp công nghệ cao phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14. Đồng thời, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 tiêu chí, trong đó có tiêu chí doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ THU PHÍ HẢI QUAN

Có hiệu lực từ ngày 5/4/2021, Thông tư số 14/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh.

Theo đó, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh có một số điểm mới so với quy định trước đây.

Cụ thể, Thông tư bổ sung thêm đối tượng nộp phí hải quan là: Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập theo Nghị định số 64/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 của Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Đồng thời, Thông tư cũng bổ sung quy định mức thu phí hải quan cấp sổ ATA và phí hải quan cấp lại sổ ATA như sau: Phí hải quan cấp sổ ATA, mức thu 1.000.000đ/sổ; Phí hải quan cấp lại sổ ATA, mức thu 500.000đ/sổ.

Phí hải quan kiểm tra giám sát, hoặc tạm dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mức thu 200.000 đồng/01 đơn; Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường thủy (gồm: tàu, ca nô, xà lan) là 500.000 đồng/phương tiện…

ĐỔI MẪU THẺ BẢO HIỂM Y TẾ MỚI

Quyết định 1666 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/4, trong đó thay đổi kích thước từ 98 x 66mm trước đây thành 85,6 x 53,98 mm - tương đương thẻ ATM. Bên cạnh đó, thẻ mới cũng sử dụng chất liệu nhựa thay vì giấy như hiện nay. Mã số trên thẻ cũng được điều chỉnh từ 15 ký tự xuống còn 10 ký tự.

Một điểm mới nữa là mặt sau của thẻ bảo hiểm y tế có in thông tin hướng dẫn kiểm tra chi phí khám chữa bệnh, thông tin thẻ và thắc mắc liên hệ Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện cấp thẻ hoặc Tổng đài 19009068.

Thẻ bảo hiểm xã hội cũ sẽ vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến khi hết thời hạn sử dụng. Thẻ mẫu mới sẽ do bảo hiểm xã hội các tỉnh cấp khi đã sử dụng hết phôi thẻ cũ.

PHẠT TIỀN VỚI VI PHẠM QUY ĐỊNH XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

Có hiệu lực từ ngày 1/4, Nghị định 14/2021/NĐ-CP được ban hành ngày 1/3 quy định biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng với trang trại quy mô vừa, từ 5-7 triệu đồng với trang trại quy mô lớn.

Vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng với trang trại quy mô nhỏ, từ 5-7 triệu đồng với trang trại quy mô vừa và từ 7-10 triệu đồng với trang trại quy mô lớn. Ba mức phạt này cũng được áp dụng tương ứng với hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.

Mức phạt tiền trên áp dụng với cá nhân. Còn với tổ chức, mức phạt tiền tăng gấp 2 lần.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ngành gỗ và dệt may đã có đơn hàng dài hạn trở lại

(KTSG Online) - Bất chấp những gián đoạn của chuỗi cung ứng và diễn biến dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, nhiều ngành sản xuất của Việt Nam vẫn đang lấy lại đà tăng trưởng cao khi doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực sản xuất đang nhận đơn hàng trở lại và thậm chí còn tăng vượt cả thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Đơn hàng chuyển từ Trung Quốc qua Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Sang, Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng Việt (Viet Products), chủ hệ thống cửa hàng đồ gỗ Furnist, cho biết hiện công ty đã có nhiều đơn hàng để hơn 300 người lao động thực hiện đến hết năm 2021.

Ông Sang chia sẻ những khách hàng là nhà nhập khẩu ở thị trường Mỹ và các nước châu Âu của Viet Products đã đặt nhiều đơn hàng trở lại so với năm 2019, thời điểm chưa diễn ra dịch do Covid-19. Không chỉ thế, trong năm nay công ty ông còn có thêm một số khách hàng mới ở thị trường Mỹ dẫn đến đơn hàng năm 2021 đã tăng khoảng 30% so với thời điểm này của năm 2019. Theo ông Sang, những khách hàng mới này chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc qua Việt Nam.

Không riêng Viet Products mà nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ khác cũng cho biết đến nay họ đã nhận được nhiều đơn hàng của nhà nhập khẩu tăng cao trở lại.

Trao đổi với KTSG Online, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cũng cho biết nhiều doanh nghiệp là thành viên của HAWA cho biết đến nay họ đã nhận đơn hàng làm việc đến tháng 7-8, và một số ít thì đã đạt đến cuối năm và được xem là bước tăng trưởng khá tốt ngay cả so sánh với thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh.

Tương tự, với ngành dệt may, vào thời điểm này năm ngoái nhiều doanh nghiệp của ngành đã lao đao bởi các nhà nhập khẩu ở các thị trường chính như Mỹ và châu Âu,... yêu cầu dừng thực hiện việc sản xuất theo hợp đồng đồng thời cho lưu kho những sản phẩm đã sản xuất vì dịch bệnh do Covid-19 ập đến.

Nhiều tháng liên tiếp sau đó doanh nghiệp còn chật vật hơn khi đơn hàng cạn kiệt và phải xoay xở nhiều cách nhằm cố gắng tạo việc làm để giữ chân người lao động.

Thế nhưng hiện nay ngành này đã cho thấy sự phục hồi rõ rệt khi kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng dương. Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 3, Tổng cục Hải quan ghi nhận, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu ngành này của Việt Nam tăng thêm 565 triệu đô la, tăng gần 80% so với thời điểm của nửa cuối tháng 2-2021.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần May Sài Gòn 3 và là Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (AGTEX), cũng cho biết hầu hết các doanh nghiệp hội viên hiện đã có đơn hàng đến hết tháng 6, một số doanh nghiệp có đơn hàng đến tháng 7 và tháng 8. "Nhà nhập khẩu chính vẫn là những thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Số đơn hàng nhận hiện nay tương đương với thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh", ông Hồng nói, và cho rằng: "Phần lớn doanh nghiệp đã có đơn hàng, có thể do năm ngoái tiêu thụ sụt giảm mạnh nên năm nay tăng trở lại".

Thời gian tới người đứng đầu AGTEX dự báo đơn hàng sẽ tiếp tục tăng khi các nước xuất khẩu như Trung Quốc, Indonesia,... vẫn còn khó khăn vì giá nhân công tăng và ảnh hưởng dịch bệnh...

Tương tự đối với ngành da giày, các doanh nghiệp trong ngành cũng cho biết hiện đã có đơn hàng sản xuất dài hạn trở lại. Đáng chú ý, theo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), hiện ngành đang có bước tiến lớn khi các tập đoàn phân phối, chuỗi cung ứng thế giới đã tin tưởng vào khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam. Điều này cho thấy niềm tin của các đối tác quốc tế vào doanh nghiệp Việt Nam đang được duy trì và củng cố.

Doanh nghiệp lạc quan với đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất kể từ cuối năm 2018

Trên thực tế, việc gia tăng đơn hàng và sản xuất gia tăng trở lại cũng được các công ty, tổ chức nghiên cứu xác nhận qua các cuộc khảo sát của doanh nghiệp.

Ngày 1-4, IHS Markit công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam đã tăng lên 53,6 điểm trong tháng 3-2021 so với 51,6 điểm của tháng trước đó, cho thấy "sức khỏe" của lĩnh vực sản xuất Việt Nam cải thiện mạnh mẽ. Và trên thực tế, theo công ty chuyên cung cấp các thông tin, phân tích và các giải pháp quan trọng cho các ngành và thị trường lớn này, các điều kiện kinh doanh đã cải thiện thành mức tốt nhất trong 27 tháng.

Các dấu hiệu cải thiện này, theo IHS Markit là do nhu cầu khách hàng và thành công trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 của Việt Nam đã giúp hỗ trợ tăng số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng trong tháng 3.

Theo dữ liệu của IHS Markit, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng suốt 7 tháng liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7-2019. Trong một số trường hợp, khách hàng thậm chí còn tăng quy mô đơn hàng trong tháng. Cũng có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu quốc tế đã cải thiện, từ đó số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 11-2018.

Trong khi đó, sản xuất tăng nhanh hơn so với tháng trước. Số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản xuất tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng trong tháng 3.

Số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản xuất tăng đã khuyến khích các nhà sản xuất tăng số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng trong tháng 3. Tuy việc làm tăng ở mức khiêm tốn, nhưng IHS Markit cho rằng đây là một mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6-2019. Tương tự như vậy, hoạt động mua hàng hóa đầu vào đã tăng thành mức cao nhất trong 20 tháng.

Tuy nhiên, theo IHS Markit, những khó khăn trong việc mua nguyên vật liệu vẫn hiện hữu, khi mà thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài. Những vấn đề liên quan đến nhập khẩu hàng, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và thiếu container chở hàng đã góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng. Và năng lực của người bán hàng đã giảm thành mức thấp nhất trong 4 tháng qua và các công ty đã có thể tăng tồn kho hàng mua.

Tồn kho thành phẩm cũng tăng do nguyên nhân kết hợp của sản lượng tăng và những vấn đề liên quan đến chuyển hàng.

Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, thường do đại dịch Covid-19, khiến chi phí đầu vào tăng mạnh nhanh hơn trong tháng 3. Đặc biệt, giá thép tăng và chi phí nhập các mặt hàng từ Trung quốc cũng tăng. Trong khi đó, giá cả đầu ra đã tăng mạnh trong hơn bốn năm khi các nhà sản xuất đã chuyển bớt gánh nặng chi phí sang cho khách hàng.

Hy vọng về đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc và nhu cầu khách hàng sẽ tăng đã hỗ trợ cải thiện niềm tin vào triển vọng sản xuất trong 12 tháng tới. Hơn nữa, tâm lý kinh doanh đạt mức cao nhất kể từ tháng 7-2019 với gần một nửa số người trả lời khảo sát lạc quan về triển vọng sản lượng.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nhận định dựa trên mối liên hệ lịch sử giữa PMI và các số liệu chính thức, số liệu mới nhất cho thấy sản lượng ngành sản xuất có thể bảo đảm cho tỷ lệ tăng trưởng hai con số tính theo năm trong quý 1-2021. Điểm đặc biệt khích lệ trong bộ số liệu lần này là số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng khi nhu cầu trên thị trường quốc tế có dấu hiệu cải thiện.

“Hy vọng những xu hướng này tiếp tục và đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc đã hỗ trợ cho niềm tin kinh doanh tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2019. Do đó, lĩnh vực sản xuất có cơ sở để tiếp tục khởi sắc trong quý 2”, ông Andrew Harker dự báo.

Tương tự, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy dự kiến quý 2-2021 so với quý 1-2021, có 51% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 34,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 86,2% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý 2-2021 tốt hơn và giữ ổn định so với quý 1-2021; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 84,8% và 83,4%.

Về khối lượng sản xuất, xu hướng quý 2-2021 so với quý 1-2021, có 52% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 13,2% số doanh nghiệp dự báo giảm và 34,8% số doanh nghiệp dự báo ổn định.

Về đơn đặt hàng, xu hướng quý 2-2021 so với quý 1-2021, có 47,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 13,4% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 39,1% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, xu hướng quý 2-2021 so với quý 1-2021, có 37,5% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 15% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 47,5% số doanh nghiệp dự kiến ổn định.

Với những diễn biến về đơn hàng xuất khẩu quay trở lại và sự thích ứng nhanh của doanh nghiệp cùng những thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 khiến giới phân tích tin tưởng rằng ngành sản xuất có thể khôi phục và tăng tốc phát triển trở lại để có thể dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại mức 6-8% trong năm nay.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh - đạt mức cao nhât trong 20 tháng qua

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng vào cuối quý 1. Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và xuất khẩu đều tăng đáng kể dẫn đến việc làm và hoạt động mua hàng tăng mạnh hơn.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI™) Việt Nam đã tăng lên 53,6 điểm trong tháng 3 so với 51,6 điểm trong tháng 2, cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất cải thiện mạnh mẽ.

1617337574319.png


Các dấu hiệu cải thiện nhu cầu khách hàng và thành công trong việc kiểm soát đại dịch virus corona 2019 (COVID-19) đã giúp hỗ trợ tăng số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng trong tháng 3. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ bảy liên tiếp và với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7/2019. Trong một số trường hợp, khách hàng đã tăng quy mô đơn hàng trong tháng. Cũng có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu quốc tế đã cải thiện, từ đó số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2018.

Bình luận về kết quả khảo sát mới đây, Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, nói:

“Theo dữ liệu PMI mới nhất, lĩnh vực sản xuất Việt Nam đạt một mốc tăng trưởng mới trong tháng 3 khi sản lượng tăng với tốc độ nhanh nhất trong 20 tháng. Dựa trên mối liên hệ lịch sử giữa PMI và các số liệu chính thức, số liệu mới nhất cho thấy sản lượng ngành sản xuất có thể bảo đảm cho tỷ lệ tăng trưởng hai con số tính theo năm trong quý 1.

Điểm đặc biệt khích lệ trong bộ số liệu lần này là số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu tăng khi nhu cầu trên thị trường quốc tế có dấu hiệu cải thiện. Hy vọng những xu hướng này tiếp tục và đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc đã hỗ trợ cho niềm tin kinh doanh tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2019. Do đó, lĩnh vực sản xuất có cơ sở để tiếp tục khởi sắc trong quý 2”.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bí mật đằng sau khoản cho vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển

Nghiên cứu do các chuyên gia từ tổ chức Mỹ, Đức thực hiện đã chỉ ra một số bí mật liên quan tới những khoản vay Trung Quốc dành cho các nước nghèo và đang phát triển.

Theo nghiên cứu được công bố ngày 31/3, các điều khoản trong các thỏa thuận vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển được cho là thường "bí ẩn" một cách khác thường và "yêu cầu bên vay phải ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ là ngân hàng quốc doanh Trung Quốc trước các bên cho vay khác".

AidData - tổ chức nghiên cứu tại Đại học William & Mary (Mỹ), đã thu thập dữ liệu để thực nghiên cứu trên trong 3 năm, thông qua 100 bản hợp đồng cho vay giữa Trung Quốc và 24 quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Một số nước trong đó hiện đang gặp khó khăn với các gánh nặng nợ nần trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19.

Các nhà nghiên cứu tại AidData, Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) có trụ sở tại Washington, Viện Kiel của Đức và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ) đã so sánh các hợp đồng cho vay của Trung Quốc với các hợp đồng cho vay khác để đưa ra đánh giá có hệ thống đầu tiên về các điều khoản pháp lý của Trung Quốc với nước vay tiền.

Theo Reuters, Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất thế giới, chiếm 65% các khoản nợ song phương chính thức trị giá hàng trăm tỷ USD trên khắp châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latinh và châu Á.

"Trung Quốc là chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới, nhưng chúng ta đang thiếu thông tin cơ bản về các điều khoản và điều kiện cho vay của nước này", các tác giả của nghiên cứu nhận định.

Theo Reuters, bản báo cáo dài 77 trang đã chỉ ra một số điểm khác biệt trong những điều khoản này. Ví dụ, trong thỏa thuận có quy định ngăn bên vay tiết lộ các điều khoản của khoản vay. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, trong những hợp đồng này cũng có các thỏa thuận về tài sản thế chấp không chính thức có lợi cho chủ nợ Trung Quốc so với các chủ nợ khác. Đồng thời, khoản vay từ Trung Quốc dường như cũng đi kèm điều khoản là khoản nợ sẽ không bị tái cơ cấu tập thể.

Các hợp đồng cũng quy định quyền lợi giúp Trung Quốc có thể hủy bỏ các khoản vay hoặc đẩy nhanh việc trả nợ.

Chuyên gia Scott Morris của CGD cho biết, kết quả nghiên cứu đặt ra câu hỏi về vai trò của Trung Quốc với tư cách là thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20. Nhóm này đã đồng thuận với một khung nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn đối phó với áp lực tài chính của Covid-19 bằng cách giúp họ giảm bớt gánh nặng nợ nần.

Khung trên kêu gọi sự đối xử công bằng giữa các chủ nợ. Tuy nhiên, ông Morris cho biết, hầu hết các hợp đồng của Trung Quốc đều có các khoản cấm các quốc gia tái cơ cấu khoản vay theo các điều khoản bình đẳng và hợp tác với các chủ nợ khác.

"Đó là một điều khoản cấm rất đáng lưu ý, và nó dường như đi ngược lại với những cam kết mà Trung Quốc đang đưa ra tại G20", ông Morris nói, mặc dù ông nhận định rằng Trung Quốc có thể sẽ không thực thi những điều khoản trên trong hợp đồng cho vay.

Trung Quốc trước đó nhiều lần tuyên bố rằng, các tổ chức tài chính của họ đang nỗ lực để giảm bớt gánh nặng nợ nần với các quốc gia châu Phi.

Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh tuyên bố họ đã gia hạn nợ cho các nước đang phát triển với tổng trị giá là 2,1 tỷ USD theo khung cam kết với G20 - mức cao nhất trong số các nước thành viên.

Hồi tháng 1, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng một số quốc gia đang rất cần được giãn nợ hoặc xóa nợ do mức độ nghiêm trọng của tình hình suy thoái toàn cầu do đại dịch Covid-19.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh🇻🇳🇺🇸
Bất chấp Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng mạnh và không có dấu hiệu chậm lại.

Wall Street Journal thông tin, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng trở lại. Số liệu từ cơ quan thống kê mới đây cho thấy, GDP quý I của Việt Nam đã tăng 4,48% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự phục hồi này được thúc đẩy nhờ vào xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tăng gần 20% trong tháng 3.

Đặc biệt, xuất khẩu sang Mỹ đang tăng nhanh, không có dấu hiệu chậm lại. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dữ liệu xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của Mỹ cũng cho biết, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 1/2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tương đương 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia châu Á, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 20% trước 2019.

Việt Nam cũng nổi lên như thị trường hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khi hàng loạt chuỗi cung ứng xem đây là bến đỗ hợp lý sau khi rời khởi Trung Quốc.

Dù đánh giá các lợi ích này là ngắn hạn, Wall Street Journal cho rằng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam vẫn ở mức cao trong một thời gian. Việc Mỹ được dự báo tăng trưởng 6,5% trong 2021 sẽ giữ nhu cầu nhập khẩu của nước này tăng mạnh, thúc đẩy các công ty Việt Nam tập trung xuất khẩu.

Việt Nam cũng có thể là một trong số những nước được hưởng lợi khi Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế mới nhất, hỗ trợ tiêu dùng.

Theo Wall Street Journal, Việt Nam dù tham gia sâu vào thương mại toàn cầu với độ mở kinh tế thuộc nhóm lớn nhất thế giới, gần 200% GDP, ít bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid-19. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực có thể phải cần nhiều thời gian hơn để phục hồi hoàn toàn các thiệt hại kinh tế phát sinh do dịch bệnh.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng cho rau quả Việt

Theo Báo cáo Bộ Công thương, trong tháng 3-2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 380 triệu USD, tăng 6,3% so với tháng 3-2020. Tính chung trong ba tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 944 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020. Bất chấp đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam diễn ra khá sôi động trong ba tháng đầu năm 2021. Kết quả đạt được nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nên hoạt động xuất khẩu không bị gián đoạn.

Trong hai tháng đầu năm, mặt hàng rau quả chủ yếu xuất khẩu thị trường Trung Quốc, đạt 352,83 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 62,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán.

Sau Trung Quốc, mặt hàng rau quả còn xuất khẩu tới các thị trường khác như: Hoa Kỳ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu hàng rau quả tới thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Australia và Malaysia tăng rất mạnh. Trị giá xuất khẩu sang thị trường Đài Loan đạt 12,87 triệu USD, tăng 43,1%; thị trường Australia đạt 11,9 triệu USD, tăng 30,6%; thị trường Malaysia đạt 9,2 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo các chuyên gia đánh giá, từ đầu năm 2021, ngành hàng rau quả của Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng lớn khác, như: Ai Cập, Kuwait, Ukraine, Senegal... Đây kỳ vọng sẽ là những thị trường giúp ngành hàng rau quả Việt Nam nâng cao giá trị xuất khẩu trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Theo thống kê, hiện, cả nước ta có khoảng 1,05 triệu ha cây ăn quả, sản lượng hơn 12,6 triệu tấn. Sản phẩm trái cây của Việt Nam đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ðến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp được 998 mã số vùng trồng các loại trái cây để xuất khẩu vào thị trường chất lượng cao như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, EU. Ngoài ra, cũng đã cấp 47 mã số cơ sở đóng gói cho nông sản xuất khẩu sang các thị trường này.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh doanh hồi phục giúp thu thuế xuất nhập khẩu tăng trưởng tích cực

(TBTCO) - Quý I/2021, số thu ngân sách của ngành Hải quan đạt 88.458 tỷ đồng, đạt hơn 28% dự toán, tăng hơn 12% (tăng 9.595 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến ngày 31/3/2021, tổng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đạt 88.458 tỷ đồng, bằng 28,1% dự toán được giao, bằng 26,7% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 12,2% (tăng 9.595 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Các cục hải quan đóng góp số thu lớn cho ngành cũng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với dự toán được giao năm 2021 và tăng đáng kể so với cùng kỳ. Điển hình như: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách đã đạt 28.145 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ, đạt hơn 26% dự toán. Cục Hải quan Hải Phòng thu đạt 15.124 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với cùng kỳ, đạt 27% dự toán. Cục Hải quan Hà Nội thu đạt 6.555 tỷ đồng, tăng hơn 29%, đạt hơn 28% dự toán…

Ông Lê Mạnh Hùng phân tích thêm, số thu thuế XNK trong quý I/2021 tăng mạnh bên cạnh sự chủ động nỗ lực của ngành Hải quan có có yếu tố khách quan, do Việt Nam khống chế được dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nên kim ngạch XNK của các nhóm hàng nguyên liệu sản xuất xuất khẩu tăng, nhất là kim ngạch nhập khẩu của một số mặt hàng có số thu lớn như: ô tô nguyên chiếc các loại tăng thu khoảng 2.500 tỷ đồng; điện thoại các loại tăng gần 1.000 tỷ đồng; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng tăng gần 2.500 tỷ đồng; sắt thép và kim loại thường tăng 2.400 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước...

Ngoài ra, Tết Nguyên đán vào tháng 2 nên trong tháng 1, kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng cũng tăng cao dẫn đến việc kim ngạch nhập khẩu có thuế tăng.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong quý I/2021 đạt 153,7 tỷ USD, tăng 24,9%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 78,2 tỷ USD, tăng 23,3%; kim ngạch nhập khẩu đạt 75,5 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước.
 

Dream 100

Xe lừa
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
38,949
Động cơ
5,125,087 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hơn 42% người thất nghiệp là thanh niên

Số thanh niên từ 15 - 24 tuổi thất nghiệp chiếm 42,1% tổng số người thất nghiệp năm 2019 khiến nhiều người bất ngờ, bởi đây là lực lượng lao động trẻ, khỏe, năng động, được đào tạo.

Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2019 được Tổng cục Thống kê công bố cách đây vài ngày ghi nhận trong số 1,1 triệu lao động thất nghiệp, có 42,1% là thanh niên, tương đương 466.000 thanh niên đang thất nghiệp.

Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 6 lần tỉ lệ thất nghiệp của những người từ 25 tuổi trở lên. Trên phạm vi toàn quốc thì tỉ lệ thất nghiệp của nam thanh niên và nữ thanh niên là tương đương nhau.

Điều đáng lưu ý, trong giai đoạn 2016-2019, tỉ lệ lao động thất nghiệp là thanh niên luôn ở mức cao gấp nhiều lần tỉ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Cụ thể, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp trong giai đoạn này từ 6,5-7,5% tổng số lao động.

Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động thanh niên hiện khoảng 7,2 triệu người, chiếm 12,8% tổng số lao động cả nước.

Tổng số lao động cả nước được ghi nhận khoảng 55,8 triệu người, trong đó 54,66 triệu người có việc làm.

Lao động ở nông thôn vẫn chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 67,6% tổng số lao động.

Số lao động được đào tạo khoảng 12,4 triệu người, tương ứng 22,6% lao động được đào tạo.

Thu nhập bình quân/tháng của người lao động được ghi nhận khoảng 6,7 triệu đồng/tháng, trong đó nam giới khoảng 7,1 triệu đồng/tháng, nữ giới 6,2 triệu đồng/tháng.

Về thời gian làm việc, khoảng 46,3% lao động làm từ 40-48 giờ/tuần, tỉ lệ lao động làm việc dưới 35 giờ/tuần là 12,6%.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top