Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,481
Động cơ
3,838,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
CD8E6374-9E3A-47CD-BAC2-8086E6EB4F72.jpeg

Buồn quá! Hay là ông cty này chủ định "lừa" công nhân? Hy vọng là cty chỉ tạm đóng cửa???
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,889 Mã lực
Buồn quá! Hay là ông cty này chủ định "lừa" công nhân? Hy vọng là cty chỉ tạm đóng cửa???
Em nghĩ chắc do tình hình dịch bệnh, kinh tế khó khăn, lượng đơn hàng giảm mạnh nên họ đứng dậy thôi cụ, những công ty FDI đứng dậy kiểu này là họ cũng tính toán hết cả rồi, nhà xưởng, máy móc là những thứ ko cầm đi đc khả năng họ thế chấp ngân hàng từ trước
 

xe-tac-to

Xe tải
Biển số
OF-384487
Ngày cấp bằng
27/9/15
Số km
226
Động cơ
243,348 Mã lực
Chào cả nhà, em có chút việc phải đi Quảng Ninh, thấy bảo phải có xet nghiệm âm tính ( kết quả phải gần nhất 3-5 ngày trước khi vào) mới được vào, không thì đi cách ly tập trung.
Em Cầu Giấy giờ ra chỗ nào test nhỉ. Test lại nào thì kết quả được QN công nhận, thời gian test Chiều này làm thì sang mai lấy được kết quả không.
Cụ nào biết chia sẻ em với. Em đa tạ trước ah.
 

Thangvjt

Xe buýt
Biển số
OF-91015
Ngày cấp bằng
6/4/11
Số km
583
Động cơ
409,322 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cụ sang Đức Giang nhé! Rẻ nhất ở HN ( bà chị e làm ở đó bảo tầm 700-800k hay sao ấy) hôm trước hôm sau có luôn!
 

StarCity_81

Xe hơi
Biển số
OF-443071
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
190
Động cơ
211,876 Mã lực
Bọn Meadlatec hình như có dịch vụ đến nhà, cụ gọi qua hotline xem sao.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,481
Động cơ
3,838,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thủ tướng: Tôn trọng quy luật thị trường để phát triển kinh tế tư nhân

KINH DOANH18/02/2021 19:20 GMT+7
TTO - Quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chiều 18-2, Thủ tướng NXP đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận đề án về đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thực hiện Nghị quyết Trung ương số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhântrở thành một động lực quan trọng.

Việc đổi mới quản lý nhà nước cần được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt kinh tế cần đi trước một bước đưa đất nước phát triển. Do đó, Thủ tướng cho rằng đây là đề án quan trọng, quy mô và phạm vi rất rộng, tác động, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong bối cảnh phát triển mới của đất nước sau Đại hội Đảng XIII.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh việc giải phóng mọi nguồn lực phát triển, coi trọng các thành phần kinh tế, trong đó đặt vấn đề về kinh tế tư nhân một cách đúng mức. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại, hạn chế và ràng buộc nhất định cho phát triển, nên ông nhấn mạnh tinh thần là phải đổi mới quản lý để kinh tế phát triển tốt, bền vững hơn.

Thông tin báo cáo tóm tắt đề án, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết đề án tập trung vào chức năng quản lý và phát triển kinh tế của Nhà nước thuộc nhóm cơ quan hành pháp và chức năng có tính chất tổng hợp, liên ngành.

Theo đó, mục tiêu tổng quát là đến năm 2030, đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước theo hướng Chính phủ số, chuyển từ kiểm soát sang quản lý và kiến tạo; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp; từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để đạt mục tiêu về phát triển kinh tế tư nhân.

Chính sách được xây dựng trên nền tảng tôn trọng quy luật của thị trường, đảm bảo tính thống nhất, toàn diện. Đảm bảo tính công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tổ chức không phân biệt thành phần kinh tế. Đổi mới thanh kiểm tra, áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại nhằm giảm chi phí, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

Thủ tướng **************** nhấn mạnh thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều tập đoàn lớn, có nhiều đóng góp vào tăng trưởng. Với những rào cản, Thủ tướng lưu ý các yếu tố mới như tình hình đất nước, bối cảnh quốc tế, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, đại dịch và sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học công nghệ, cách mạng công nghệ 4.0.

Theo đó, quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Nhấn mạnh việc tập trung tháo gỡ về thể chế chính sách, pháp luật, giải phóng sức sản xuất và nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng cũng nhất trí đưa các nội dung của đề án vào chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII./.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,299
Động cơ
247,955 Mã lực
Tuổi
34
CD8E6374-9E3A-47CD-BAC2-8086E6EB4F72.jpeg


Đặc điểm của công ty Hàn Xẻng là thấy biến là giải tán luôn tắp lự, không chần chờ một giây....có thể chiều nay sếp bảo "tao phá sản rồi, mai chúng mày tự xử thế là xong".....Tầu Đài cũng gần rứa.


Nói thế chứ G7 nó còn cư xử đàng hoàng hơn bọn Che Bòi chán. =))
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,808
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Anh Bamboo airways vẫn lái 400 tỷ mới kinh.. :D
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,481
Động cơ
3,838,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xác định công tác chống dịch hết cả năm
D9A153C5-1E75-432F-AA74-88BAA479C233.jpeg

Khó khăn còn kéo dài! CCCM nên có phương án cầm cự và bảo toàn vốn! Mệt thật😌😌😌
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,319
Động cơ
96,648 Mã lực
Tuổi
50
Nút thắt tăng trưởng: Lao động của ta đông nhưng 70% chưa qua đào tạo!

Muốn lót tổ đại bàng. lôi kéo đại gia thế giới về VN mở công xưởng, thì phải có lao động lành nghề. Rõ ràng là nhiều lao động phổ thông, công nhân chưa được "đào tạo bài bản".

Muốn có lao động lành nghề, thì CP nên bỏ NS tài trợ cho các trường trung cấp, trường nghề đào tạo miễn học phí + học bổng với các HS đã tốt nghiệp cấp 2, cấp 3 nhưng không có năng lực học ĐH. Đặc biệt là các HS học hết cấp 2 nhưng học lực yếu, hoặc HS có điều kiện KT khó khăn được học trường trung cấp nghề 4 năm (đầu ra là bằng tốt nghiệp bổ túc VH cấp 3 và bằng trung cấp nghề). Như vậy sẽ có 1 đội ngũ công nhân lành nghề, tuổi trẻ trong 3-4 năm nữa. Sau khi đội ngũ này ra trường và làm việc, sẽ đóng thuế + tao thu nhập

Hiện nay các trường trung cấp nghề vẫn thu học phí
 

tramy2809

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-366780
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
49
Động cơ
255,645 Mã lực
Cơ hội cho cụ nào trường vốn
 

vjtcon

Xe điện
Biển số
OF-87141
Ngày cấp bằng
2/3/11
Số km
2,748
Động cơ
429,732 Mã lực
E thấy hàng quán ăn nhậu chiếu vtv vẫn tập nập
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,481
Động cơ
3,838,981 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thủ tướng yêu cầu kiên định thực hiện "mục tiêu kép"

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 06/CT-TTg đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Chỉ thị nêu rõ, trước những khó khăn, thách thức lớn của năm 2020, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều mặt của đại dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ lịch sử ở miền Trung, nhưng với sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, đất nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá rất cao và biểu dương tinh thần quyết tâm và sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các bộ, cơ quan, địa phương, các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trong dịp Tết, đặc biệt là đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, lực lượng công an, quân đội, các tình nguyện viên và các địa phương đã chủ động, quyết liệt triển khai kịp thời Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Để phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra theo Kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quán triệt nghiêm túc, tập trung triển khai ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết các nhiệm vụ, công việc.

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương quán triệt và kiên định thực hiện "mục tiêu kép", tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh, chủ động theo dõi, bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để ứng phó hiệu quả với diễn biến dịch bệnh.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung khoanh vùng nhanh nhất các ổ dịch, truy vết thần tốc, xác định các ca nghi nhiễm, xét nghiệm trên diện rộng; quản lý chặt chẽ các khu cách ly, phong tỏa, không để lây nhiễm chéo; kịp thời tổ chức giãn cách xã hội khi phát hiệm ca nhiễm mới với phạm vi phù hợp; tăng cường khai báo y tế tại các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm thông điệp 5K, đặc biệt là bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng; dập triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu cách tiếp cận mới phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 ở trong nước và trên thế giới; khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về nhập khẩu vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19 của nước ngoài, đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất vắc-xin COVID-19 trong nước; sớm ban hành quy trình nhập khẩu và tiêm chủng vắc-xin COVID-19.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, quyết liệt hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh.

Trong đó, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung nghiên cứu, xử lý hài hòa, có hiệu quả các cân đối lớn trong phát triển đất nước để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và 5 năm 2021 - 2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục duy trì ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; điều hành lãi suất, tín dụng phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường, hỗ trợ thúc đẩy tín dụng vào các ngành, lĩnh vực trọng yếu, tạo đà cho khôi phục kinh tế trong bối cảnh diễn biến mới của dịch COVID-19; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng mới, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,614
Động cơ
481,901 Mã lực
Nơi ở
..
DIỄN ĐÀN VNF
PGS.TS Phạm Thế Anh: ‘Tăng trưởng GDP nhờ đầu tư công và FDI, vậy tiền đã chảy đi đâu?’
ÁI CHÂU TỬ - 14/02/2021 15:59

(VNF) – PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra: tăng trưởng GDP năm 2020 chủ yếu đến từ đầu tư công và FDI – những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng, tuy nhiên tín dụng lại tăng tới 12,13%. Nhiều khả năng, dòng tiền đã chảy vào các kênh tài sản và tạo ra rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
1

PGS.TS Phạm Thế Anh

Là một năm đầy sóng gió nhưng 2020 đã khép lại với nền kinh tế Việt Nam bằng kết quả tăng trưởng GDP 2,91%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Như vậy, “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đã đạt được. Đây được xem là thành tựu nổi bật của Chính phủ không chỉ trong năm 2020 mà còn của cả nhiệm kỳ 2016 – 2020.

Để có cái nhìn sâu hơn về bức tranh kinh tế Việt Nam 2020 và dự báo triển vọng cho 2021, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Thế Anh – Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, khoa Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế Quốc dân:

- Ông nhìn nhận như thế nào về kết quả tăng trưởng GDP 2,91% năm 2020?

PGS.TS Phạm Thế Anh
: Đó là một con số tích cực, xét trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, động lực tăng trưởng tới từ đâu lại là một câu chuyện khác.
Thông thường, tăng trưởng tới từ 3 trụ cột: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư. Về tiêu dùng, năm 2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh, do thu nhập của người dân giảm sút, tâm lí tiết kiệm dự phòng lên cao và sự biến mất của du khách quốc tế từ quý II/2020.

Về đầu tư, chúng ta thấy rất rõ bệ đỡ cho tăng trưởng là đầu tư công, còn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng rất thấp và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì suy giảm.

Về xuất khẩu hàng hóa, năm 2020 có thặng dư rất lớn, 19,1 tỷ USD, nhưng thành tích này chủ yếu được tạo ra bởi khu vực đầu tư nước ngoài.

Như vậy, khi nhìn sâu vào con số 2,91%, chúng ta thấy động lực tăng trưởng tới từ đầu tư công và xuất khẩu của FDI. Hai động lực này có những giới hạn nhất định, bởi đầu tư công phụ thuộc vào ngân sách, còn FDI thì tùy thuộc vào tình hình thế giới và lợi ích tạo ra từ khu vực này phần lớn thuộc về người nước ngoài. Giả sử năm tới dịch bệnh vẫn hoành hành trên thế giới, các quốc gia vẫn đóng cửa thì động lực tăng trưởng đầu tư công và FDI có được duy trì không?! Do vậy, tôi nghĩ rằng tăng trưởng cho năm tới là khá khó khăn nếu bệnh dịch còn kéo dài.

- Như vậy, ông khá quan ngại trước mục tiêu tăng trưởng 6,5% của năm 2021?

Đó là một mục tiêu rất thách thức! Kinh tế thế giới có thể hồi phục 4 - 5%, vì người ta tăng trưởng trên nền thấp, còn Việt Nam tăng trưởng trên nền cao. Thử hình dung, trong điều kiện bình thường cũ (không có dịch), Việt Nam mới đạt được mức tăng trưởng 6,5 – 7%, vậy trong điều kiện có dịch thì sẽ thế nào?!

Khi đặt mục tiêu tăng GDP 6,5%, tôi cho rằng Việt Nam đang đặt kỳ vọng rất lớn vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, mà sự phục hồi này là rất bất định.

- Quay trở lại với năm 2020, trong “cỗ xe tam mã” (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư), ông đã chỉ ra bản chất của tiêu dùng và đầu tư, vậy còn xuất khẩu thì sao?

Chúng ta khá hồ hởi với thành tích xuất siêu kỷ lục 19,1 tỷ USD, nhưng xin lưu ý đây chỉ là xuất siêu hàng hóa. Cán cân thương mại gồm hai bộ phận là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa xuất siêu nhưng dịch vụ lại nhập siêu. Năm 2020, Việt Nam nhập siêu dịch vụ tới 12 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2019. Như vậy, về thực chất, Việt Nam chỉ xuất siêu 7,1 tỷ USD thôi.

Đối với con số xuất siêu hàng hóa 19,1 tỷ USD, chúng ta nhìn kỹ có thể thấy kỷ lục này đến từ FDI. Khu vực này không chỉ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mà còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cho thấy một tín hiệu không vui rằng các doanh nghiệp FDI đang thích ứng tốt hơn với tình hình hiện tại và tận dụng các ưu thế FTAs (hiệp định thương mại tự do) tốt hơn các doanh nghiệp Việt Nam.

- Lại nói chuyện xuất khẩu, báo cáo kinh tế vĩ mô quý III/2020 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) xuất bản đã bày tỏ sự nghi ngờ về kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng, rằng không loại trừ khả năng Việt Nam chỉ là điểm trung chuyển, tạm nhập tái xuất của hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ. Với tư cách là Kinh tế trưởng của VEPR và với số liệu cả năm 2020 đã có, ông có còn bảo lưu sự nghi ngờ này?

Nói về xuất khẩu, hãy xét cả cơ cấu thị trường và mặt hàng. Về thị trường, xuất siêu của Việt Nam tới từ Mỹ, hơn 60 tỷ USD. Nghĩa là nếu loại trừ Mỹ, Việt Nam nhập siêu hơn 40 tỷ USD. Xuất siêu sang Mỹ đã kéo toàn bộ cán cân thương mại của Việt Nam sang trạng thái thặng dư. Điều này cho thấy một xu hướng là có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam sản xuất chỉ để xuất khẩu sang Mỹ.
Xuất siêu sang Mỹ cố nhiên là tốt nhưng cũng đi kèm rủi ro, đó là rủi ro phụ thuộc vào một thị trường, mà thị trường này chúng ta chưa có FTA. Giả sử có kịch bản trừng phạt thương mại thì rất gay go cho nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Mỹ đang điều tra Việt Nam về việc thao túng tiền tệ. Tất nhiên, việc cáo buộc của Mỹ có nhiều vấn đề để bàn luận, nhưng đó cũng là một loại rủi ro đối với Việt Nam.
Trong khi xuất siêu sang Mỹ thì Việt Nam lại nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Và điều này làm dấy lên những nghi ngại. Nghi ngại này có cơ sở hơn khi nhìn vào cơ cấu mặt hàng. Cụ thể, cả xuất khẩu và nhập khẩu năm 2020 có sự tăng trưởng đột biến ở một số mặt hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị… Các mặt hàng này, Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc và lại xuất nhiều sang Mỹ.

Nhìn chung, ở các mặt hàng nêu trên, Việt Nam được hưởng lợi rất ít, chủ yếu là công lao động. Điều này phơi bày một thực trạng đau xót là là khi có lợi ích thì FDI hưởng gần hết còn nếu xảy ra rủi ro thì doanh nghiệp Việt Nam hứng chịu phần nhiều.

Trong câu chuyện xuất khẩu, chúng ta cũng thấy một thực tế đáng buồn khác là các mặt hàng truyền thống của Việt Nam bị sụt giảm như: dệt may, da giày, nông sản… Muốn năm 2021 tăng trưởng cao thì các mặt hàng truyền thống này phải lấy lại phong độ như trước, bởi lực cầu máy móc, thiết bị điện tử có thể không kéo dài bởi chúng là hàng lâu bền. Tuy vậy, việc các mặt hàng truyền thống có khôi phục được hay không lại phải trông đợi hoàn toàn vào việc các nước Âu – Mỹ – Nhật có mở cửa trở lại hay không.

- Một vấn đề nổi bật khác trong năm 2020 là tăng trưởng tín dụng. Tính đến ngày cuối năm 2020, tín dụng tăng 12,13%. Nhưng điều đáng nói là chỉ trước đó 10 ngày, Ngân hàng Nhà nước cho biết tín dụng năm 2020 tăng 10,14%. Có nghĩa là trong 10 ngày cuối năm, tín dụng tăng tới 2 điểm %. Ông có bình luận gì về những con số này?

Tăng trưởng tín dụng năm 2020 gần bằng năm trước đó, nhưng tăng trưởng GDP lại thua xa, vậy tiền đã chảy đi đâu?

Tôi đặt ra câu hỏi này bởi tăng trưởng GDP 2020 đến từ đầu tư công và FDI, tức là những khu vực hầu như không sử dụng tín dụng.

Tôi cho rằng ngoài việc trái phiếu chính phủ được phát hành đã hút bớt một lượng vốn trong nền kinh tế, thì ít nhất còn hai lí do khiến tín dụng năm nay tăng trưởng 12,13%.

Một là tăng trưởng tín dụng chủ yếu do đảo nợ, gia hạn, cơ cấu nợ. Ví dụ, một doanh nghiệp năm 2019 vay 100 đồng, lãi suất 10%. Năm 2020, doanh nghiệp không có năng lực trả, ngân hàng cơ cấu nợ, đem lãi nhập gốc thành khoản nợ mới trị giá 110 đồng. Như vậy, tín dụng tăng trưởng 10%. Nhưng tín dụng này không đi vào sản xuất, không tạo ra công ăn việc làm, không thúc đẩy tăng trưởng. Đó chỉ là tăng trưởng tín dụng trên sổ sách.
Hai là có thể tín dụng không trực tiếp đi vào sản xuất mà đi vào các kênh tiêu dùng hàng nhập khẩu (ô tô) và giao dịch tài sản (bất động sản và chứng khoán). Điều này thấy khá rõ: giao dịch chứng khoán năm 2019 trung bình 4.000 tỷ đồng/phiên, năm nay những tháng cuối năm đã lên tới 20.000 tỷ đồng/phiên, rất khủng khiếp; giá bất động sản cũng tăng vòn vọt.

Tất nhiên, các ngân hàng thương mại có thể không cho vay đầu tư chứng khoán hay bất động sản một cách trực tiếp. Nhưng tín dụng có thể đi đường vòng để đổ vào các kênh tài sản này. Ví dụ, một doanh nghiệp có lợi nhuận tích lũy, trong điều kiện bình thường sẽ dùng lợi nhuận đó tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Nhưng do dịch bệnh, lãi vay thấp, chủ doanh nghiệp đi vay ngân hàng để có tiền hoạt động, còn đem lợi nhuận tích lũy đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Trường hợp khác là chủ doanh nghiệp đáng lẽ lấy tiền trả nợ, nhưng do được ngân hàng tái cơ cấu nợ, đã đem tiền đó đi đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Do đó, rất khó để cơ quan quản lý nhà nước có thể tự tin rằng tín dụng đã đi vào sản xuất, kinh doanh. Nếu quả thực tín dụng đi vào sản xuất, kinh doanh thì thật đáng lo ngại, vì chất lượng tín dụng kém quá, tăng tới 12,13% mà GDP chỉ tăng 2,91%. Tôi không nghĩ hiệu quả sử dụng vốn thấp như vậy đâu.

- Vậy khuyến nghị của ông về chính sách tiền tệ và tài khóa cho năm 2021 sẽ là gì?

Quan điểm của tôi không thay đổi: tài khóa vẫn cần tập trung vào những gì cần thiết, thiết thực. Những gói hỗ trợ như miễn giảm thuế (thu nhập doanh nghiệp) hay giảm phí (trước bạ ô tô) đều là những biện pháp lãng phí, ai hưởng lợi vẫn hưởng, ai chết vẫn chết.

Nguồn lực tài khóa của Việt Nam hạn hẹp nên rất cần giữ trọng tâm. Ưu tiên hàng đầu vẫn là chi trả an sinh cho người lao động mất việc làm. Thứ hai là đầu tư công, nhưng phải trọng điểm, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm đã có kế hoạch, vì đấy là nền tảng cho tăng trưởng trong tương lai, không để tái diễn tình trạng chậm tiến độ, đội vốn; kiên quyết nói không với những dự án không cần thiết như quảng trường, tượng đài.

Về chính sách tiền tệ, tôi khuyến nghị hai chữ “thận trọng”. Cuối năm 2020, hiện tượng bong bóng giá tài sản đã xuất hiện rồi. Chính phủ càng hạ lãi suất thì càng kích thích tiền chảy sang kênh tài sản.
Tăng trưởng tín dụng cũng cần tận trọng, đừng ham thành tích. Tăng trưởng tín dụng 12 – 13% mà tiền không vào sản xuất kinh doanh thì tăng để làm gì. Nới lỏng tiền tệ chỉ làm giàu cho các chủ ngân hàng, công ty tài chính. Trong thời kì dịch bệnh, doanh nghiệp sản xuất hết sức khó khăn mà các ngân hàng vẫn báo lãi rất lớn, đó là hiện tượng kinh tế rất phản cảm.

Năm tới, Việt Nam vẫn đối diện với rủi ro tài khóa, đã thành cố hữu, khi thâm hụt ngân sách cao và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp/thu ngân sách chạm trần. Chính sách tiền tệ mà tạo ra bong bóng tài sản nữa thì vô cùng rủi ro. Khi dịch bệnh qua đi, kinh tế hồi phục, sức ép lạm phát sẽ tăng lên. Khi đó, Chính phủ không còn cách nào khác là tăng lãi suất để chống lạm phát, chống bong bóng giá. Hậu quả là cộng đồng doanh nghiệp sản xuất sẽ nai lưng ra chịu trận.

Cái chúng ta cần là giảm lãi suất cho vay chứ không phải giảm lãi suất huy động. Hạ lãi suất tiền gửi, ở một khía cạnh nào đó, đang giảm thu nhập của những người có thu nhập thấp trong xã hội. Khi thu nhập giảm, tầng lớp này càng thắt chặt chi tiêu khiến cầu giảm, hàng hóa bán kém. Có thể nói, công cụ lãi suất chưa chắc đã có tác dụng với kinh tế Việt Nam ở bối cảnh hiện tại…

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Bài này hay...
Các doanh nghiệp FDI ngày càng kéo dãn khoảng cách chênh lệch trình độ với cái doanh nghiệp trong nước. Ngày xưa khi không có covid đã cách một khoảng cách lớn ... bây giờ có covid thì lại càng kéo dãn hơn .. doanh nghiệp việt chết thì cứ chết .. trong khi bọn FDI sống nhăn răng... đây là điều đáng buồn hơn đáng vui
 

Tép Suối

Xe tải
Biển số
OF-758022
Ngày cấp bằng
21/1/21
Số km
333
Động cơ
50,757 Mã lực
Công ty em còn lãi to hơn chưa dịch, thế mới tếu!
Em làm bao bì :D
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,614
Động cơ
481,901 Mã lực
Nơi ở
..
Thủ tướng nói về 5 cân đối lớn trong phát triển kinh tế Việt Nam:

Trước hết, đó là cân đối giữa việc mở cửa, đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội với việc củng cố nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hay nói cách khác là cân đối giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa tuân theo các quy luật thị trường và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa nhà nước, thị trường và xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, giữa tiến bộ xã hội với bảo vệ môi trường, giữa tính độc lập và hội nhập.

Thứ hai là cân đối giữa phát triển kinh tế nhanh với việc bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội, trong đó có vấn đề gìn giữ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc, "ví dụ như trong phòng dịch phải gắn với đời sống và giải phóng hàng hóa". "Ý nói là phải phát triển cân bằng, hài hòa, bao trùm không ai bỏ lại phía sau, không để địa phương nào bị tụt lại, đánh mất cơ hội phát triển, nhất là địa phương có điều kiện phát triển".

Thứ ba, cân đối giữa nội lực và ngoại lực, giữa kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài, giữa nội thương với ngoại thương, giữa xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực cũng như toàn cầu. Thủ tướng lấy ví dụ như vấn đề mua vaccine ở nước ngoài với đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất trong nước, xây dựng nền kinh tế tự cường, hội nhập sâu rộng, giữa thu hút FDI mạnh mẽ với phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ tư là cân đối giữa ưu tiên ngắn hạn với những mục tiêu dài hạn. "Chúng ta không được chủ quan, tránh chạy theo mục tiêu ngắn hạn thiếu tính bền vững, bỏ mục tiêu dài hạn, có tính xuyên suốt". Thủ tướng lưu ý, đồng thời đề nghị các bộ, cơ quan giữ vững, kiên định niềm tin vào lý tưởng và những nguyên tắc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ năm là cân đối nguồn lực tài chính quốc gia, cán cân ngân sách, nợ công, cán cân thanh toán quốc tế và nhiều cân đối vĩ mô khác. "Bây giờ chúng ta đang có một hệ thống chỉ tiêu vĩ mô tốt nhưng phải bảo đảm ngày càng vững chắc hơn, thậm chí năm sau phải tốt hơn năm trước",
Em rất dị ứng nói kiểu Hô hào chung chung như thế này.....mà không đưa được giáp pháp cụ thể 😂
Bộ trương Y tế nói rõ .. dịch còn kéo dài đến hết tháng 6 năm sau ( hết quý II ) mà còn kéo dài thì còn rất nhiều trường hợp lockdown ( ở bất kỳ tỉnh nào kể cả thành phố lớn ) ====> thì bây giờ trả ai ngu gì đi vay vốn ... vay là chết... chết cả thằng vay + thằng cho vay 8-x
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top