bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,659
Động cơ
405,080 Mã lực
Cho dù có phạm tôi phải đi tù, nhưng cách chống dịch cực kì hiệu quả mà CT Chung thể hiện thật sự đã giúp ko để con virus này lây lan sau sự kiện BN 162 ở Bạch Mai mà lỗi ở đây hoàn toàn thuộc về các anh lãnh đạo bộ ê tí đã liều lĩnh, sai lầm cho toàn bộ bệnh nhân bất kể là có mắc corona hay ko xuất viện. Nghĩ đến lúc này thấy thất kinh, tưởng chắc chắn sẽ toang rồi; ko có bản lĩnh và quyết liệt của anh Chung thì ko biết HN và cả nước sẽ ra sao. Thấy bảo tặng danh hiệu gì cho anh Chung mà thấy cũng ko thấy đâu cả, công tội phân minh chớ. Các anh LĐ bộ ê tí có công sau này nên chắc dân cũng quên đi và người dân thì càng kính trọng các bác sĩ sau năm 2020 này như năm nay cả năm ko ai nghe thấy vụ đánh bác sĩ nào, nhưng nhớ rằng ko có sự kiện bạch mai thì cả nước sẽ ko bị giãn cách xã hội cả tháng, dẫn đến GDP cả quý II tăng trưởng ko đến 1%, đến giờ chả thấy có lời nhận lỗi nào cả.
Bác Phúc với câu chống dịch chông giặc đã truyền cảm hứng cho toàn dân, lại lãnh đạo VN phát triển hàng đầu trên TG, em là em ủng hộ bác Phúc đại hội tới làm tiếp, dù ở vị trí này vị trí kia, vì rõ ràng đây là LĐ đất nước cần.
Kết đoạn còm của cụ về ông Phúc, đúng là ông ý đã tạo cảm hứng cho người dân với phong cách làm việc có trách nhiệm trong vụ chống dịch.
VN không có truyền thống vinh danh các lãnh đạo chính trị lúc còn sống chứ lẽ ra ông Phúc ông Đam cũng nên có sự vinh danh nào đó.
Còn xét về đội ngũ trực tiếp chống dịch, theo e phải có hình thức vinh danh cho những nhân vật như Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, lãnh đạo và bác sỹ điều trị bệnh viện Nhiệt đới TW, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhiệt đới Tp.HCM, CDC Hồ Chí Minh.
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực

Các nhà khoa học trong nước đang khẩn trương nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 biến thể từ mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam /// ẢNH LIÊN CHÂU
Các nhà khoa học trong nước đang khẩn trương nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 biến thể từ mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam
ẢNH LIÊN CHÂU​

Thông tin mới nhất lúc 10 giờ 30 sáng nay, 2.1, từ Bộ Y tế cho biết, các nhà khoa học tại Viện Pasteur TP.HCM đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam. Chủng biến thể này được phân lập từ mẫu xét nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 là ca nhập cảnh.

Theo Bộ Y tế, trước đó, ngày 22.12.2020, sân bay Cần Thơ tiếp nhận chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam có 305 hành khách, trong đó 147 người được chuyển cách ly tập trung tại tỉnh Trà Vinh, 137 người cách ly tại Vĩnh Long và 17 người được cách ly tại TP.Cần Thơ và 4 người cách ly tại TP.HCM.

Các địa phương đã tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm lần 1 và phát hiện 6 trường hợp mắc bệnh gồm các bệnh nhân 1429 - 1432 (tại Vĩnh Long); 2 bệnh nhân 1434 và 1435 (tại Trà Vinh).

Ngay sau đó, Viện Pasteur TP.HCM đã đánh giá, phân loại và giải trình tự gien. Kết quả đã ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân 1435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01.

Đây là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho bệnh nhân 1435 cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho là lây lan nhanh từ cách đây 4 - 5 tháng.

Bệnh nhân 1435 (nữ, 45 tuổi, sinh năm 1976) quê quán tỉnh Trà Vinh. Bệnh nhân này về Việt Nam ngày 22.12.2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Bệnh nhân 1345 có tiền căn tăng huyết áp 10 năm nay đang điều trị ổn định. Trước khi về Việt Nam, bệnh nhân có sức khỏe ổn định.

Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam  - ảnh 1

Thực hiện truy vết phát hiện các ca tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 trên các chuyến bay nhập cảnh về từ vùng dịch
ẢNH LIÊN CHÂU​

Sau khi nhập cảnh và cách ly 1 ngày, bệnh nhân có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ và được lấy mẫu chuyển về Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm, kết quả khẳng định dương tính ngày 24.12.2020. Đồng thời, bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Trà Vinh với chẩn đoán viêm amydal cấp. Sau đó, các triệu chứng bệnh giảm dần từ ngày 24.12.2020 đến 30.12.2020.

Ngày 31.12.2020, bệnh nhân có ho nhẹ, không đau họng, không sốt, chưa ghi nhận khó thở, hình ảnh X-quang có tổn thương mờ không đồng nhất hai đáy phổi. Hiện, bệnh nhân 1345 được chẩn đoán theo dõi viêm phổi và tiếp tục được điều trị theo dõi sát tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Trà Vinh.

Đối với người chồng sống cùng nhà với bệnh nhân 1435, hiện đang ở Anh, đã tự đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Viện Pasteur TP.HCM đã báo cáo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) để tổng hợp và trình xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo trong các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và đáp ứng phòng chống dịch.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,933 Mã lực

Các nhà khoa học trong nước đang khẩn trương nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 biến thể từ mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam /// ẢNH LIÊN CHÂU
Các nhà khoa học trong nước đang khẩn trương nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 biến thể từ mẫu bệnh phẩm bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam
ẢNH LIÊN CHÂU​

Thông tin mới nhất lúc 10 giờ 30 sáng nay, 2.1, từ Bộ Y tế cho biết, các nhà khoa học tại Viện Pasteur TP.HCM đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam. Chủng biến thể này được phân lập từ mẫu xét nghiệm trên bệnh nhân Covid-19 là ca nhập cảnh.

Theo Bộ Y tế, trước đó, ngày 22.12.2020, sân bay Cần Thơ tiếp nhận chuyến bay VN50 từ Anh tới Việt Nam có 305 hành khách, trong đó 147 người được chuyển cách ly tập trung tại tỉnh Trà Vinh, 137 người cách ly tại Vĩnh Long và 17 người được cách ly tại TP.Cần Thơ và 4 người cách ly tại TP.HCM.

Các địa phương đã tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm lần 1 và phát hiện 6 trường hợp mắc bệnh gồm các bệnh nhân 1429 - 1432 (tại Vĩnh Long); 2 bệnh nhân 1434 và 1435 (tại Trà Vinh).

Ngay sau đó, Viện Pasteur TP.HCM đã đánh giá, phân loại và giải trình tự gien. Kết quả đã ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân 1435 nhiễm chủng virus SARS-CoV-2 - biến thể VOC 202012/01.

Đây là chủng mới được ghi nhận ở Anh gần đây. Đồng thời chủng gây bệnh cho bệnh nhân 1435 cũng có đột biến D614G vốn là chủng được cho là lây lan nhanh từ cách đây 4 - 5 tháng.

Bệnh nhân 1435 (nữ, 45 tuổi, sinh năm 1976) quê quán tỉnh Trà Vinh. Bệnh nhân này về Việt Nam ngày 22.12.2020 và được cách ly tập trung ngay tại Trà Vinh. Bệnh nhân 1345 có tiền căn tăng huyết áp 10 năm nay đang điều trị ổn định. Trước khi về Việt Nam, bệnh nhân có sức khỏe ổn định.

Phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Việt Nam  - ảnh 1

Thực hiện truy vết phát hiện các ca tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 trên các chuyến bay nhập cảnh về từ vùng dịch
ẢNH LIÊN CHÂU​

Sau khi nhập cảnh và cách ly 1 ngày, bệnh nhân có triệu chứng đau họng, sốt nhẹ và được lấy mẫu chuyển về Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm, kết quả khẳng định dương tính ngày 24.12.2020. Đồng thời, bệnh nhân được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Trà Vinh với chẩn đoán viêm amydal cấp. Sau đó, các triệu chứng bệnh giảm dần từ ngày 24.12.2020 đến 30.12.2020.

Ngày 31.12.2020, bệnh nhân có ho nhẹ, không đau họng, không sốt, chưa ghi nhận khó thở, hình ảnh X-quang có tổn thương mờ không đồng nhất hai đáy phổi. Hiện, bệnh nhân 1345 được chẩn đoán theo dõi viêm phổi và tiếp tục được điều trị theo dõi sát tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Trà Vinh.

Đối với người chồng sống cùng nhà với bệnh nhân 1435, hiện đang ở Anh, đã tự đi xét nghiệm và cũng cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Viện Pasteur TP.HCM đã báo cáo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) để tổng hợp và trình xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế để chỉ đạo trong các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và đáp ứng phòng chống dịch.
Vậy là biến thể mới có tốc độ lây nhiễm mạnh của Anh đã xuất hiện ở VN...căng quá
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,597
Động cơ
904,466 Mã lực
Cụ nói đúng, dịch bệnh chỉ ảnh hưởng đến người nghèo, hoặc những DN làm ăn kém, tích lũy ít, chứ hội nhà giàu, tiềm lực mạnh thì Covid có kéo dài thêm vài năm đối với họ chỉ là muỗi đốt inox
Có vẻ bác viết sai nhiều!
Làm ăn nhỏ thường dựa trên vốn trong túi mình, ít khả năng vay ngân hàng.
Càng to, tỷ lệ vốn vay/vốn sở hữu càng cao. Khi vay nhiều, tiền lãi suất vẫn phải trả mà tiền làm ra không đủ thì sẽ cụt vốn rất nhanh.
Nhưng cũng vì họ to, đang vay nợ nhiều, nên các ngân hàng không thể cho họ chết, đành thay nhau bơm tiếp tiền nuôi họ.
Để nhận tiếp tiền từ ngân hàng thì phải tiếp tục đi đánh golf.
BĐS hay cả chứng đang tăng là do được kích lên. Nhưng kích được đến bao lâu nữa mới là điều mà mấy ông vĩ mô phải lo nghĩ!
 

Mainboard o_o

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-720718
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
352
Động cơ
81,940 Mã lực

Biến thể virus mới phát hiện đáng sợ thế nào, Việt Nam có cần ngưng chuyến bay từ Anh? - Ảnh 1.
Nhân viên y tế làm xét nghiệm tìm virus gây bệnh COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN​

Ngày 2-1, Bộ Y tế phát thông báo phát hiện biến thể mới của virus corona từ Anh trên bệnh nhân nữ 45 tuổi mới từ Anh về nước.

Biến thể này nguy hiểm thế nào? Việt Nam cần làm gì để phòng chống biến thể mới lây lan? Có cần tạm ngưng các chuyến bay từ Anh?

"Trong lúc tìm F1 thì có thể F1 đã lây F2"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 2-1, TS.BS Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - cho biết chủng mới của virus corona được phát hiện đầu tiên tại Anh có khả năng lây truyền mạnh hơn rất nhiều lần so với chủng virus trước đây nhưng độc lực không thay đổi.

Theo đó, chủng mới này có khả năng bám chặt vật chủ nhiều hơn so với chủng cũ nên khả năng nhiễm bệnh và lây truyền sớm hơn dù người bệnh có tải lượng virus thấp. Ví dụ chủng virus corona trước đây thường mất khoảng 5 ngày thì có khả năng lây bệnh, còn chủng mới này chỉ mất 3 ngày.

Tương tự, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - chia sẻ theo các thông tin nghiên cứu khoa học, biến thể mới của virus corona từ Anh có tốc độ lây lan rất nhanh so với chủng cũ nên cực kỳ nguy hiểm nếu có người nhiễm chủng mới này mà không được phát hiện, cách ly kịp thời.

"Với các ca nhiễm chủng virus cũ, qua 1-2 ngày truy vết các trường hợp tiếp xúc gần thì đã an toàn. Còn với chủng mới có tốc độ lây lan nhanh nên có thể trong lúc tìm F1 thì F1 đã lây cho F2" - TS.BS Châu nói.

Theo TS.BS Châu, tuy các nghiên cứu cho hay tỉ lệ ca bệnh nặng và tử vong ở người nhiễm chủng virus corona mới không tăng, nhưng trong tình huống số người nhiễm chủng mới tăng thì sẽ có ca bệnh nặng, kéo theo đó nguy cơ tử vong cũng sẽ cao.

'Đóng cửa' với chuyến bay từ Anh để chống dịch?

Trước tình hình nhiều quốc gia hạn chế người nhập cảnh từ Anh, đặc biệt nhiều nước châu Âu đã không cho người từ Anh nhập cảnh, theo TS.BS Hùng, Việt Nam thật sự không cần thiết đóng hẳn các chuyến bay từ Anh.


Cùng quan điểm, TS.BS Châu cho rằng chủng mới của virus corona không chỉ phát hiện ở Anh mà còn nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu Việt Nam chỉ đóng cửa các chuyến bay từ Anh thì chưa đủ, có khi virus được "mang theo" từ những nước khác, hoặc theo đường mòn, lối mở.

Vì thế, tất cả các trường hợp nhập cảnh cần phải kiểm tra, cách ly nghiêm ngặt ngay từ khi nhập cảnh. Tuy nhiên, đáng lo nhất là những trường hợp nhập cảnh trái phép.

"Nếu họ cũng mang chủng mới virus corona thì sẽ lây ra cộng đồng rất nhanh, đến lúc phát hiện thì có thể đã lây cho nhiều người, khi đó tốc độ truy vết của hệ thống y tế dự phòng không kịp", TS.BS Châu nói.

Để khống chế chủng virus mới lây lan tại Việt Nam, các bác sĩ cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ ngay từ bước đầu bằng cách chọn lọc những người ở Anh thực sự cần thiết nhập cảnh vào Việt Nam và cách ly ngay khi nhập cảnh; siết chặt tất cả các cửa khẩu, đường tiểu ngạch, đường mòn, lối mở để "triệt" những trường hợp nhập cảnh trái phép.

Theo TS.BS Hùng, để kiểm soát, phòng bệnh do chủng virus corona mới, người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt thông điệp 5K của Bộ Y tế: "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế".

Tuy nhiên vì khả năng lây lan của chủng mới rất mạnh nên chúng ta cần tuân thủ 5K nghiêm túc hơn, triệt để hơn với cường độ cao hơn (ở tất cả mọi nơi) thì sẽ khống chế được chủng mới của virus corona.

Quan trọng nhất là sự đồng lòng, hợp tác của người dân với cơ quan chức năng, hệ thống ngành y tế. Nếu phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, cần báo cáo cơ quan chức năng.

Bộ Y tế: Sẽ giám sát cách ly chặt chẽ hơn

Trả lời phóng viên về việc nhiều nước đã quyết định dừng cho nhập cảnh từ Anh và Nam Phi, liệu Việt Nam có quyết định tương tự, Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này chưa quyết định dừng, cũng chưa thay đổi về thời gian cách ly, mà vẫn cách ly 14 ngày như cũ.

Tuy nhiên để phản ứng sớm với tình hình, Bộ Y tế cho biết sẽ giám sát cách ly chặt chẽ hơn, đồng thời theo dõi tình hình virus biến chủng xâm nhập thông qua việc giải trình tự gen.

Theo ông Đặng Đức Anh - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đến nay virus biến chủng chưa có dấu hiệu gia tăng về độc lực, nhưng có tăng về khả năng lây nhiễm (tăng 70% khả năng lây lan so với chủng cũ).

LAN ANH

Biến thể mới đã lan tới 34 quốc gia, vùng lãnh thổ

Biến thể virus corona mới có tên VUI-202012/01 được phát hiện tại Anh lần đầu tiên vào tháng 9-2020. Đến tháng 11-2020, khoảng 1/4 ca nhiễm mới ở London là do VUI-202012/01, và đến giữa tháng 12 con số này tăng lên gần 2/3.

Ngày 8-12, Anh phát cảnh báo về biến thể này. Biến thể sau đó được phát hiện ở nhiều quốc gia khác.

Tính tới sáng nay 2-1, đã có 34 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận biến thể này, gồm: Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Ấn Độ, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản, Jordan, Lebanon, Malta, Hà Lan, Na Uy, Pakistan, Bồ Đào Nha, Singapore, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và mới nhất là Việt Nam.

Hiện nhiều quốc gia đã cấm hoặc hạn chế đi lại với Anh và Nam Phi - nơi cũng phát hiện biến thể nguy hiểm của virus corona chủng mới.

HOÀNG LỘC - XUÂN MAI

Biến thể corona mới là quả bom hẹn giờ nguy hiểm? - Ảnh 1.
Nhân viên y tế Mỹ thăm khám cho một bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: The Atlantic
Bà Zeynep Tufekci, giáo sư Đại học North Carolina (Mỹ), gọi biến thể corona B117 là "quả bom hẹn giờ đang đếm ngược" - một mối nguy lớn đối với xã hội loài người.

Viết trên báo The Atlantic, giáo sư Tufekci giải thích rằng virus luôn đột biến, thường với ít thay đổi về mặt chức năng, nhưng B117 với đặc tính dễ lây hơn chủng gốc lại rất nguy hiểm, chưa bàn đến khả năng kháng vắc xin hay độc lực của nó.

Nhiều chuyên gia khác chia sẻ cùng quan điểm trên. Giáo sư Adam Kucharski, chuyên gia về dịch bệnh của Trường Khoa học vệ sinh và y học nhiệt đới London (Anh), giải thích bằng một ví dụ như sau:

Có 2 kịch bản, một là virus tăng độc lực thêm 50%, hai là virus tăng khả năng lây thêm 50%. Trong cả hai trường hợp tạm lấy hệ số lây nhiễm là 1,1 (1 người bệnh lây cho 1,1 người khác), còn rủi ro tử vong là 0,8%.

Tiếp theo, hình dung có 10.000 ca nhiễm COVID-19 vào cùng một thời điểm - con số hoàn toàn thực tế đối với nhiều thành phố châu Âu hiện nay.
Với các thông số trên, bình thường mỗi tháng sẽ có khoảng 129 người chết. Trong kịch bản virus tăng độc lực 50%, số người chết sẽ là 193. Còn kịch bản khả năng lây tăng 50%, số người chết sẽ vọt lên tới 987!

Sự gia tăng khả năng lây truyền giúp virus bùng nổ rất nhanh. Cứ mỗi người nhiễm có thể lây cho rất nhiều người khác theo cấp số nhân, trong khi mức độ nặng/nhẹ của bệnh (tức độc lực của virus) chỉ ảnh hưởng đến mỗi bệnh nhân.

B117 được xác định là không tăng độc lực - một tin tốt với bệnh nhân COVID-19, nhưng khả năng lây của nó lại là mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn với xã hội.

Nói theo kiểu khác, tỉ lệ tử vong không thay đổi nhưng số người nhiễm lớn thì sự mất mát còn khủng khiếp hơn trường hợp ngược lại.

Biến thể corona mới là quả bom hẹn giờ nguy hiểm? - Ảnh 2.
Khả năng virus corona đột biến dễ lây hơn là một tin tức xấu giữa đại dịch - Ảnh: The Atlantic​

Giáo sư Tufekci thừa nhận bản thân bà ban đầu không chú ý đến biến thể mới giữa một rừng tin tức ảm đạm mỗi ngày, nhưng bây giờ dữ liệu khoa học đã đầy đủ hơn và bà tin rằng đây là mối lo thực sự.

Ông Trevor Bedford, nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), chỉ ra rằng số ca nhiễm biến thể B117 đang tăng rất nhanh trong dân số ở Anh, đáng chú ý tỉ lệ tấn công thứ cấp (số lượng người nhiễm truy từ một ca nhiễm được xác định) của biến thể này cũng cao hơn chủng gốc.

Ngoài ra, dù chưa được xác nhận nhưng biến thể mới dường như sinh ra lượng virus trong cơ thể bệnh nhân cao hơn bình thường.

Theo giáo sư Tufekci, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc một biến thể virus trở nên phổ biến, may mắn cũng đóng vai trò, nhưng bằng chứng hiện nay cho thấy chỉ có lời giải thích đơn giản "virus dễ lây hơn" là vững chắc.

Dễ lây hơn bao nhiêu? Đây là vấn đề các nhà nghiên cứu đang tìm câu trả lời, dữ liệu ban đầu gợi ý con số dao động từ 50 - 70%. Tệ hơn nữa, không ai biết cơ chế nào khiến virus thay đổi như vậy, mặc dù số lượng gen đột biến lớn được cho là có liên quan.

"Sự mơ hồ trong hiểu biết về B117 cũng đồng nghĩa chúng ta không biết các biện pháp phòng dịch như khẩu trang, giữa khoảng cách... hiệu quả bao nhiêu so với trước nay, chỉ biết rằng càng phải cẩn thận hơn nữa.

Chúng ta đang chạy đua. Thật không may khi con virus bỗng nhiên có khả năng chạy nước rút khi chúng ta đã gần tới vạch đích (nhờ vắc xin)", giáo sư Tufekci bình luận.

PHÚC LONG
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,950 Mã lực
Em xin sưa lại ah: Ca sĩ Lệ Thu nguy kịch vì nhiễm Covid 19.
.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,933 Mã lực
Ai Cập phát hiện 4 biến thể corona mới, người nhiễm không hề ho sốt

Sốt hay ho, các triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân COVID-19, không còn xuất hiện ở những người nhiễm biến thể mới. Tùy thuộc vào kích thước virus, mỗi biến thể lại khiến người bệnh biểu hiện triệu chứng khác nhau.

Theo ông Ayman al-Sayed Salem, trưởng khoa lồng ngực Bệnh viện Qasr al-Ainy (thuộc quản lý của Đại học Cairo có lịch sử hơn 100 năm thành lập ở Ai Cập), triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân nhiễm biến thể virus corona mới là hiện tượng mệt mỏi và suy nhược cơ thể cùng với các triệu chứng về hô hấp.

Nhận định này dựa trên các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc COVID-19 trong đợt bùng phát thứ hai vừa qua ở Ai Cập. Trước đó, một khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nêu các triệu chứng nhiễm bệnh mới.

Theo ông Salem, hiện có ít nhất 4 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Ai Cập. Mỗi biến thể lại khiến người nhiễm biểu hiện triệu chứng khác nhau.

Vị này giải thích kích thước của virus là yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng và phức tạp của các triệu chứng. Người bệnh có thể cảm thấy tâm trạng bất ổn, mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng cũng như các triệu chứng về hô hấp.

Việc bị lây nhiễm cũng không làm bệnh nhân bị mất ngủ như thông tin triệu chứng trước đây. Những người nhiễm biến thể mới thường bị virus làm cho kiệt sức nên ngủ nhiều hơn.

Tờ Egypt Independent còn trích dẫn một cảnh báo đáng lo ngại hơn từ ông Salem là các bệnh nhân nhiễm biến thể mới có thể không sốt, thậm chí là thân nhiệt tăng bất thường. Những trường hợp này trước đây được xếp vào nhóm không biểu hiện triệu chứng.

Bác sĩ Salem khuyến cáo cần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngủ đủ giấc và uống nhiều nước. Ông giải thích rằng trọng tâm của việc điều trị COVID-19 là sử dụng huyết tương, kháng thể cũng như các loại thuốc chống viêm.

Ủy ban chống COVID-19 của Bộ Y tế Ai Cập gần đây đã công bố phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 sau khi hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hành vi của chúng. Đây là phác đồ thứ tư được áp dụng tại nước này kể từ khi dịch bùng phát.

Ngoài thay đổi phương pháp điều trị, Bộ Y tế Ai Cập cũng đổi mới cách phân loại để bảo đảm bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian từ 7 đến 10 ngày điều trị. Các loại thuốc được sử dụng gồm thuốc chống virus, thuốc chống sốt rét và kháng sinh cũng như các loại thuốc để nâng cao khả năng miễn dịch.

Theo trang chuyên thống kê về COVID-19 Worldometer, Ai Cập hiện có gần 20.000 ca mắc đang điều trị trong tổng số gần 140.000 ca mắc. Hơn 7.600 người Ai Cập đã thiệt mạng vì COVID-19 kể từ đầu dịch.

 

hoangthuywalla

Xe buýt
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
519
Động cơ
457,927 Mã lực
Mấy ngày hôm nay không có thêm thông tin gì về nhóm bệnh nhân đi chung cùng bệnh nhân 1440 trốn về từ biên giới phía Nam nhỉ ?
 

Zhiguly

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-96319
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
1,321
Động cơ
411,474 Mã lực
Cụ nào ở Nga xác nhận thông tin này có chuẩn ko
Screenshot_20210103-135759_1.jpg
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,752
Động cơ
466,492 Mã lực
Vaccine của BioNTech chính là 1 đoạn mRNA mã hoá ra Proteine Spike. Sau khi tiêm vào vật chủ Vaccine lọt vào bào tương tế bào nhờ 1 loại xe Container mang người nhập cư là phân tử NanoLipid.
Trong bào tương tế bào; mRNA này kích hoạt sản xuất ra Proteine Spik (là cấu trúc giống thành phần bề mặt Covid-19. )LymphoT sẽ nhận ra và ghi nhớ( học) được cách chiến đấu với loại này; cho đến khi virus hoang dại xâm nhập thì có sãn giáo mác từ lần tiêm rồi.
Vậy khác với các loại Vaccine trước đây thường là Proteine; loại của BioNtech là đoạn mã di truyền giúp sx Proteine; tạo ra cuộc nội chiến giữa LymphoT và Proteine Spike do chính cơ thể sinh ra.
Về mặt.. lý thuyết thì: Vaccine mRNA này ko lọt được vào nhân tế bào; không ảnh hưởng đến vật chất di truyền; không gây biến đổi gene; không gây ung thư...
CA19FF7A-E2D9-4B44-A484-15AEFB247A77.png
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực
Cụ nào ở Nga xác nhận thông tin này có chuẩn ko
Screenshot_20210103-135759_1.jpg
Phổi tổn thương tức là bị virus tấn công, liên quan gì vaccine. Chắc là nhiễm covid ngay trước khi tiêm, hoặc giữa 2 mũi - khi cơ thể chưa sản sinh đủ miễn dịch bảo vệ. Những ca lác đác kiểu này đã có báo cáo ở nhiều quốc gia triển khai tiêm các loại vaccine khác nữa rồi, không có gì mới.

Phản ứng phụ nghiêm trọng với vaccine nói chung, không riêng covid, đa số là sốc phản vệ do cơ địa dị ứng nặng. Mấy ca tử vong ở VN do tiêm Quivaxem hồi trước nếu không nhầm thì cũng là sốc phản vệ hết. Và phải xác định khi tiêm chủng đại trà cho hàng chục hàng trăm triệu người thì sẽ có rải rác vài trường hợp tử vong, quan trọng phải xem xác suất là bao nhiêu, so sánh nó với lợi ích mang lại, và tương quan với rủi ro nếu không tiêm chủng thì sao.

Nói chung theo thống kê tác dụng phụ của vaccine thường xuất hiện trong vòng vài giây tới vài tiếng, rất hiếm tác dụng phụ lâu dài. Nên không phải ngẫu nhiên bọn FDA EMA phê duyệt các vaccine sau gần một năm thử nghiệm vừa rồi, chúng nó toàn nhà khoa học đầu có sỏi, và mỗi quyết định kiểu này là đánh cược uy tín làm khoa học cả đời, chứ không phải các mẹ bỉm sữa chỉ đọc báo với fb rồi sợ co vòi lại đâu các cụ.
 

xebagacnhỏ

Xe hơi
Biển số
OF-563468
Ngày cấp bằng
9/4/18
Số km
144
Động cơ
150,239 Mã lực
Cụ nào ở Nga xác nhận thông tin này có chuẩn ko
Screenshot_20210103-135759_1.jpg
Chưa nghe thấy có ai là người VN ở Moscooww được tiêm vacxin , có khá nhiều lời đồn thổi về tác dụng phụ ( chưa có thông tin xác thực) về việc suy giảm thần kinh ( đã có khuyến cáo tiêm Vacxin cấm đồ có cồn trong khoảng thời gian nhất định, nhưng cái này có lẽ không thể thực hiện được với khá nhiều ng Nga :( ) . Hiện tại dù bệnh nặng cũng chỉ được đến chữa bệnh tại nhà 6000R( 7500R=100$)/lần . Còn rất nhiều người đã được chữa khỏi ( 80% VN tại MOS đã nhiễm) tổn thương phổi từ 10-30% :(
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,119
Động cơ
3,843,973 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ca này nếu kết luận dương tính thì lại là lây nhiễm cộng đồng rồi😭😭😭! Căng quá! Tết đến nơi rồi! Các cụ mợ hết sức thận trọng!

 

dr.anthony

Xe buýt
Biển số
OF-595953
Ngày cấp bằng
24/10/18
Số km
782
Động cơ
136,890 Mã lực
Nơi ở
Sì Gòn

a5audi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-389853
Ngày cấp bằng
31/10/15
Số km
895
Động cơ
247,757 Mã lực
Hy vọng case du lịch Sapa này làm PCR âm tính, chắc viêm phổi do thời tiết lạnh ở Sapa thôi. Chứ lịch trình đi lại thế kia thì truy kiểu gì?
 

kulv

Xe buýt
Biển số
OF-751672
Ngày cấp bằng
1/12/20
Số km
887
Động cơ
68,870 Mã lực

May quá các cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top