- Biển số
- OF-158294
- Ngày cấp bằng
- 26/9/12
- Số km
- 3,682
- Động cơ
- 348,381 Mã lực
Cụ xuanmanhnguyen cho mình hỏi tình hình dịch Covid-19 với người Việt ở Nga như nào rồi ạ?
Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Medicine, nhóm khoa học Trung Quốc phát hiện kháng thể chống virus corona có thể chỉ tồn tại được 2-3 tháng trong máu bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân không triệu chứng có kháng thể ít hơn người phát triệu chứng.
Trước đây giới nghiên cứu hi vọng rằng chủng virus mới cũng giống với các họ hàng corona khác, tức người đã nhiễm có thể miễn dịch được từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy 3 tháng là tối đa.
Kết quả này tương tự một nghiên cứu khác chưa được đánh giá của một nhóm khoa học Mỹ và Trung Quốc đăng trên trang medRxiv.org.
Họ xét nghiệm 23.000 mẫu máu của các y bác sĩ ở Vũ Hán, với ít nhất 25% đã từng nhiễm COVID-19, tuy nhiên chỉ 4% mẫu phát hiện có kháng thể. Hơn 10% bệnh nhân thậm chí mất kháng thể bảo vệ chỉ trong vòng 1 tháng sau khi nhiễm.
Điều này là chưa từng có tiền lệ. Trong trường hợp hội chứng viêm hô hấp cấp nặng (SARS) trước đây, một số bệnh nhân thậm chí còn giữ kháng thể IgG thậm chí tận 12 năm sau.
Và cũng theo như bài đó thì oẻ vũ hán có hơn 10.000 bs mắc covid, tính theo con số bs tham gia nghiên cứu nha.
Mợ ấy dịch thiếu, hoặc vô tình quên không nhắc đến hai điểm khá quan trọng của nghiên cứu ạ:Xét nghiệm không thấy kháng thể chưa nói lên không có miễn dịch (vì biết đâu cơ thể còn cơ chế phòng vệ khác), muốn kiểm nghiệm chuẩn thì phải tính được tỉ lệ tái nhiễm trong thực tế.
Cụ đã đọc thì có thể gửi link nguồn em tham khảo được không ạ?Mợ ấy dịch thiếu, hoặc vô tình quên không nhắc đến hai điểm khá quan trọng của nghiên cứu ạ:
1) Trong cuộc nghiên cứu nhắc đến ở bài đầu,các nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu 37 bệnh nhân, và là 37 bệnh nhân không có triệu chứng gì từ đầu đến cuối (asymptomatic). Đây là một số khá nhỏ, và những người không có triệu chứng thì do bản thân họ vốn đã chỉ bị ảnh hưởng rất nhẹ (đến mức không xuất hiện triệu chứng) nên cơ thể không có nhu cầu sản sinh ra nhiều kháng thể mạnh.
2) Một số chuyên ra nhận xét rằng kết quả của cuộc nghiên cứu này không mặc nhiên đồng nghĩa với những người ấy có thể bị tái nhiễm covid, bởi vì hệ miễn dịch có nhiều cơ chết phòng vệ có thể có tác dụng chứ không chỉ phụ thuộc vào số lượng kháng thể (nguyên văn - "Several experts suggested that the new findings do not necessarily mean that these people can be infected a second time, given that even low levels of powerful neutralizing antibodies may still be protective, as are the immune system’s T cells and B cells")
Còn về nghiên cứu mẫu máu của 23,000 bác sĩ tại Vũ Hán thì cũng chú thích thêm rằng (1) con số 25% trong số đó bị nhiễm bệnh chỉ là ước lượng. Bản thân những nhà nghiên cứu cũng không biết chính xác bao nhiêu % thực sự nhiễm bệnh (vì những trường hợp nhiễm với triệu chứng rất yếu hoặc không triệu chứng thì chẳng ai biết mà test lúc đó) và (2) một trong những chuyên gia hàng đầu TQ, ông Wu Yingson, nói rằng không nên vội vàng với nghiên cứu tại Vũ Hán, do hầu hết các xét nghiệm kháng thể chỉ xét nghiệm một số kháng thể nhất định để tiết kiệm thời gian và chi phí nên hoàn toàn có khả năng xét nghiệm kháng thể cho kết quả không chính xác ("He noted that most antibody tests only checked for a couple of antibodies to save time and cost – and that could mean false results")
Tóm lại là vẫn phải chờ thêm nghiên cứu, kết quả ra sao thì hồi sau mới rõ Nhưng hiện giờ thì những nước chủ quan cho rằng người đã nhiễm bệnh thì 100% sẽ miễn nhiễm nên cẩn thận hơn
Vâng cám ơn cụ!Dạ đây
Đầy đủ bài nghiên cứu ở đây ạ: https://www.nature.com/articles/s41591-020-0965-6
Bài viết về bài nghiên cứu thì ở đây: https://health-press.news/2020/06/22/news-study-shows-coronavirus-antibodies-may-only-last-2-to-3-months/
Bài nghiên cứu tại Vũ Hán thì ở đây: https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.06.13.20130252v1.full.pdf+html
Bài viết về bài nghiên cứu tại Vũ Hán thì ở đây: https://www.scmp.com/news/china/science/article/3089476/there-may-be-no-immunity-against-covid-19-new-wuhan-study
Em chú thích thêm rằng hai bài nghiên cứu đều chưa có peer review, tức là nhóm nghiên cứu mới công bố bài nghiên cứu thôi, chưa có nhận xét và đánh giá chuyên môn từ bên thứ 3 (các chuyên gia, nhóm khác chẳng hạn). Cái này không có nghĩa rằng hai bài nghiên cứu không đáng tin cậy, nhưng như các nghiên cứu khác, chưa có peer review thì độ tin cậy chưa thể cho rằng 100% được.
Cụ vẫn còn đây à? VN không mở cho khách du lịch đâu. Làm ăn và đầu tư thôi. Và sẽ có kiểm soát kiểu phải được test từ bên kia, sang VN phải được theo dõi 14 ngày.Tình hình Tây Âu có vẻ đã tạm ổn, mở cửa trở lại thì số người chết sẽ tăng lên nhưng về cơ bản đã nằm trong tầm kiểm soát. Dự tháng 9 thì Tây Âu sẽ ổn với chiến lược miễn nhiễm cộng đồng đúng điểm rơi mà các nhà hoạch định dự tính.
Với tình hình này khả năng VN sẽ câu giờ đến tháng 9 mới mở cửa ?????
Cơ chế nào cũng có tên cụ thể chứ ah? Trước nay em chỉ thấy với các bệnh truyền nhiễm để xem có miễn dịch chưa đều XN kháng thể, còn cơ chế nào khác nữa thì sẽ có tên gọi cụ thể, cụ dẫn ra được không?Mợ nhân thế nào ra 10k bác sĩ nhiễm vậy? 23k x 0.25 ~ 6k thôi.
Xét nghiệm không thấy kháng thể chưa nói lên không có miễn dịch (vì biết đâu cơ thể còn cơ chế phòng vệ khác), muốn kiểm nghiệm chuẩn thì phải tính được tỉ lệ tái nhiễm trong thực tế.
À chắc em dùng từ không chuẩn, ý em là nếu chỉ xét nghiệm một loại kháng thể cụ thể thì chưa thể khẳng định được không có miễn dịch, vì còn có thể có loại khác cũng giúp tạo ra miễn dịch, có thể là loại kháng thể khác hoặc cơ chế khác (em đoán vậy thôi).Cơ chế nào cũng có tên cụ thể chứ ah? Trước nay em chỉ thấy với các bệnh truyền nhiễm để xem có miễn dịch chưa đều XN kháng thể, còn cơ chế nào khác nữa thì sẽ có tên gọi cụ thể, cụ dẫn ra được không?
Tổng số bs tới Trợ giúp Vũ hán đã 40.000 ng nhân với 25%.Mợ nhân thế nào ra 10k bác sĩ nhiễm vậy? 23k x 0.25 ~ 6k thôi.
Xét nghiệm không thấy kháng thể chưa nói lên không có miễn dịch (vì biết đâu cơ thể còn cơ chế phòng vệ khác), muốn kiểm nghiệm chuẩn thì phải tính được tỉ lệ tái nhiễm trong thực tế.
Theo lý luận của cụ thì số tổng số y bác sĩ phải lớn hơn 40k rất nhiều, do đó số nhiễm cũng phải hơn nhiều 10k. Em search các nguồn thì mới chỉ ghi nhận có 3-4k nhân viên y tế nhiễm trên toàn TQ. Cụ cho em cái nguồn nói tỉ lệ nhân viên y tế nhiễm 25% em coi nào.Tổng số bs tới Trợ giúp Vũ hán đã 40.000 ng nhân với 25%.
Chưa tính bs tại Vũ Hán.
Còn tế bào B (có nhiệm vụ sản sinh kháng thể mới) và tế bào T (có hai loại quan trọng, một loại T có tác dụng giúp tế bào B sản sinh kháng thể, và một loại T có nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt những tế bào bị nhiễm bệnh) nữa ạ - vaccine hiện đại đều dựa trên hai loại tế bào này. Nếu cụ muốn thì reply cho em, em sẽ cố gắng giải thích (nhưng em không có chuyên môn y tế nên cũng chỉ tóm lược những gì em đã đọc và hiểu thôi), còn nếu không thì cụ có thể tự nghiên cứu, có khá nhiều nguồn giải thích, vd như hai bài này em thấy có khá nhiều thông tin:Cơ chế nào cũng có tên cụ thể chứ ah? Trước nay em chỉ thấy với các bệnh truyền nhiễm để xem có miễn dịch chưa đều XN kháng thể, còn cơ chế nào khác nữa thì sẽ có tên gọi cụ thể, cụ dẫn ra được không?
Vâng cụ rảnh em đọc. Nhưng google thế này thì đâu cần phải nhờ cụ giải thích khi mà cụ cũng như em chỉ biết google và đọc thôi .Còn tế bào B (có nhiệm vụ sản sinh kháng thể mới) và tế bào T (có hai loại quan trọng, một loại T có tác dụng giúp tế bào B sản sinh kháng thể, và một loại T có nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt những tế bào bị nhiễm bệnh) nữa ạ - vaccine hiện đại đều dựa trên hai loại tế bào này. Nếu cụ muốn thì reply cho em, em sẽ cố gắng giải thích (nhưng em không có chuyên môn y tế nên cũng chỉ tóm lược những gì em đã đọc và hiểu thôi), còn nếu không thì cụ có thể tự nghiên cứu, có khá nhiều nguồn giải thích, vd như hai bài này em thấy có khá nhiều thông tin:
If Antibodies Fall Short of Covid-19 Immunity, Call the T-cells
[updated July] The missing key to Covid-19 immunity is within our reach.medium.com
Why Immunity to the Novel Coronavirus Is So Complicated
Some immune responses may be enough to make a person impervious to reinfection, but scientists don't yet know how the human body reacts to this new viruswww.smithsonianmag.com