Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,670
Động cơ
330,361 Mã lực
Và sự giống nhau giữa các nước (đãđạt 100 ca thì sau đó đều tăng mạnh số ca nhiễm) nó ngầm nói lên rằng: khi anh phát hiện được 100 ca thìđã có nhiều ca ẩn, lây lan trong cộng đồng rồi.
Bọn tây nó có cách tính sơ sơ con số nhiễm thực tế (chứ không phải con số chính thức có được nhờ xét nghiệm) là lấy số chết nhân với 800 (nguyên tắc nó tính thế này: 100 ông nhiễm có 1 ông chết, một ông từ khi nhiễm đến khi chết mất 17 ngày, cứ 6 ngày thì tăng gấp 2 số ca nhiễm do lây nhau...nó suy ra là 1 ca chết hôm nay đồng nghĩa 100 ca nhiễm trước đó 17 ngày, 100 ca nhiễm cách đó 17 ngày tương đương 800 ca nhiễm ngày hôm nay do lây lan..công thức tất nhiên mang tính ước đoán thôi, nhưng có logic của nó)
Thằng tây nó ngu, nó để dân đi lông nhông mới tính kiểu đấy được. Còn VN cách ly ngay khi vừa đặt chân xuống SB òi, khỏi lo đê.
Số lượng người nhiễm còn tăng, nhưng những người đấy bị cách ly từ trước òi, không phải dạng đi lông nhông rồi túm cổ vào xét nghiệm nhé \m/
 

Trục

Xe ngựa
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
25,645
Động cơ
792,648 Mã lực
Nhà đang yên ổn, em đang đi lại tự do, đề nghị cccm ốm thì mới về, mạng người là quan trọng.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,448
Động cơ
416,579 Mã lực
Nơi ở
BE
Em chẳng ham hố tranh luận gì trên cõi OF này, chỉ mong các bác nhìn các em dhs vì điều kiện dịch bệnh mà phải về nước với con mắt đồng cảm và cảm thông hơn. Đừng như mấy thành phần trên mxh mấy ngày vừa rồi chửi các bạn dhs cật lực, có bạn ở lại nước ngoài rồi mà đọc còn bật khóc.

Các bạn ý chẳng làm gì lên tội cả mà phải chịu sự kỳ thị và chửi rủa như thế.

Em đi không nhiều lắm, thi thoảng lại túc tắc đi nên các bác khi trích bình luận trả lời đừng mời em đi đâu nữa nhé :) mỏi chân lắm !
Tôi tranh luận chỉ muốn để có thêm thông tin và thông tin chính xác thôi chứ ham hố gì thắng thua ở đây.

Tôi cũng không vào fb thời gian này vì cái lễ hội đấu tố trên mạng xã hội. Từ 1, 2 trường hợp cá biệt là đánh đồng hết, ông bà nào nước ngoài về cũng là loại trốn dịch, con cháu quan chức, ăn trên ngồi chốc, việt kiều các kiểu. Phần lớn là các cháu dhs, xkld, người Việt cả đấy.
 

MAGIC LIFE

Xe buýt
Biển số
OF-595678
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
730
Động cơ
135,938 Mã lực
Tuổi
35
tỉ lệ die hiện tại là 12%. Tăng rùi @@

1584838081265.png
 

ConCaoVaChumNho

Xe buýt
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
541
Động cơ
172,090 Mã lực
Tôi không tìm thấy loại bảo hiểm như cụ nói. Generali là của Ý. Tôi tò mò thật sự vì Ý cũng theo universal health care như các nước khác.

sức ép kinh tế + gò bó vì bị lockdown không biết đến lúc nào nên quyết định về của dhs là hiểu đc chứ không phải vì ko có bảo hiểm y tế.
Em cũng có nhắc câu chuyện BHYT đâu, mà em chỉ nhắc đến chuyện các bạn dhs tiếp cận dịch vụ y tế thôi. Bác tò mò có thể tìm hiểu cũng ở nước Ý, làm thế nào để được khám ở bệnh viện công. Chứ không phải thích là tạt vào được khám luôn đâu.

Đó chỉ là một trong những khó khăn các bạn dhs phải đối mặt trong mùa dịch này thôi.
 

ConCaoVaChumNho

Xe buýt
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
541
Động cơ
172,090 Mã lực
Người Việt ở nước ngoài về nước không ai chửi.
Nhưng láo là phải chửi, chống lệnh cách ly là phải chửi, đòi ăn nho Mỹ táo Tân Tây Lan là phải chửi. Có gì không đúng sao?
Vầng, đứa nào láo bác cứ chửi cho thoải mái, em chỉ mong đừng vơ hết lại để chửi một lượt cho không sót đứa nào thôi. Nhất là bọn trẻ con, mang tiếng hai mấy nhưng bản lĩnh hẳn không được như các bác trên OF này. Chả làm gì tự dưng bị chửi đâm chúng nó một thân một mình ở tây giữa mùa dịch đã tủi, giờ lại càng tủi hơn thôi.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,368
Động cơ
1,382,425 Mã lực
Xét về active case thì Ý dẫn đầu, Mẽo vươn lên chức á quân.
33A786C0-52EA-4A7D-8444-5946E7D0146D.jpeg
 

MaLai_M

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705663
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
2,162
Động cơ
117,437 Mã lực
Với tốc độ Bolt, Ý chỉ cần một tuần nữa là đệ nhất thế giới toàn diện Covid.
Ý tôi muốn nói đến là quá tải hệ thống y tế.
Còn nói về đóng cửa thì khối Schengen đóng cửa vài hôm rồi mà??? https://www.schengenvisainfo.com/news/breaking-eu-decides-to-close-all-schengen-borders-for-30-days/
Mà TQ lúc đỉnh dịch có đóng cửa toàn quốc đâu?
Có vấn đề gì ở đây?
Khối schengen vẫn đi lại tự do khi Ý, Pháp, Đức ... đã trong tâm dịch. Mãi đến 18/3 Eu mới tuyên bố đóng hoàn toàn.
Nếu xem Ý như Hồ Bắc, toàn Tq là Eu cụ sẽ thấy rõ, khi dịch xảy ra, Tq phong toả nghiêm ngặt Hồ Bắc, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
 

AT76

Xe điện
Biển số
OF-54148
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
2,811
Động cơ
472,680 Mã lực
Dạy và học online rất tốt, với điều kiện các cháu: 1) Có điều kiện máy tính và mạng internet; 2) Tự giác học.
 

harman_kardon

Xe điện
Biển số
OF-39292
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
2,077
Động cơ
492,352 Mã lực
Em chẳng chửi, em chỉ nêu lên những điểm các bạn dhs có thể sẽ phải đối mặt. Bảo hiểm bác có thể tham khảo các loại bảo hiểm của Generalli ( e ko viết viết tên thế đung không ) loại 90€/năm trước đây và giờ là 120€/năm.

Vâng, lúc nào cũng là lỗi của dhs ạ, từ cái A2 có thể đi chợ mua rau đến cái B2 và C1 để có thể giao tiếp tốt ở nước bản địa cũng là chuyện dài lắm. Còn giao tiếp qua tổng đài điện thoại nơi vừa khó nghe, tổng đài viên nói như máy thì trình A2 với B1 đuối lắm ạ

Em biết có em sv, tiếng Ý phải cỡ C1 thậm chí bọn bạn người Ý còn bảo: “nó nói tiếng Ý còn tốt hơn tao” nhưng mỗi lần gọi lên báo điện gaz là nhà cung cấp đầu dây bên kia dập máy và phải nhờ chủ nhà hoặc bạn học người Ý gọi.
Bảo hiểm này bên em không có mục bảo hiểm y tế. các loại khác thì có
Còn vấn đề mà cụ nêu bị dập máy thì quả thật em chưa từng thấy , có thể gặp NV cà chớn. 1 tổng đài có hàng chục NV trực, quả thật nếu bị như vậy thật bất mãn, gaz thôi chứ có gì là cao siêu hay khó khăn gì đâu cơ chứ, 1 người hiểu và nói sơ sơ vài câu là xong. KH :nhà tôi đường ga bị hỏng, Nv TD :hỏng ở đâu. sau đó thì ABCD.. cho địa chỉ , hẹn ngày giờ, .. chưa quá 5 phút thì xong. nếu bị rò rỉ khí ga thì gọi ngay số khẩn cấp chứ gọi hãng làm gì :D
bên em khi nói chuyện xong, ng ta còn hỏi ngài có cần hỏi thêm gì không ạ ròi cám ơn rối rít.... Bằng C1 thì tiếng cực ngon rồi.
còn vấn đề bh y tế bên ý thì thông tin em nhận đc là miễn phí , GG dịch nguyên văn như này. có thể chưa chính xác lắm nhưng cũng đủ hiểu

Chính phủ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho mọi cư dân của Ý thông qua dịch vụ y tế quốc gia Servizio Sanitario Nazionale (SSN). Bạn đóng thuế ở Ý để tham gia chăm sóc sức khỏe ở Ý. Những người này được sử dụng lao động của bạn cho chính phủ. Khi bạn đã chuyển đến Ý, bạn sẽ tự động đủ điều kiện để được chăm sóc công cộng miễn phí.
 

bimbimzinzin

Xe tăng
Biển số
OF-54180
Ngày cấp bằng
3/1/10
Số km
1,335
Động cơ
460,348 Mã lực
Đức tỷ lệ tỷ vong khoảng 0.3% hay y tế họ tốt nhỉ.
 

harman_kardon

Xe điện
Biển số
OF-39292
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
2,077
Động cơ
492,352 Mã lực
Còn mà như vấn đề mà dhs ko tiếp cận đc dv y tế đó là do họ thiếu kỹ năng sống thôi. em qua Eu từ lúc thiếu niên giờ cũng nửa đời người rồi. lúc đầu biết đc vài câu vài chữ, sau thấy nó rất quan trọng thì phải tự học tim gan phèo phổi tùm lum tà la. đến khi bị bệnh nằm viện 14 ngày do viêm loét dạ dày và thành tá tràng , rồi thì nội soi...... em đâu có ngán, do kỹ năng sống của mình thôi. khi đi đến bất cứ nc nào mình sinh sống thì ngoài tiếng anh ra thì mình nên học tiếng nc sở tại. khi em qua Anh quốc có vài tháng rồi về còn phải học tiếng Anh những từ đó thấy ông bà ông vải luôn. phải phòng thân trc khi có sự trợ giúp chứ.
 

vostok

Xe tải
Biển số
OF-716998
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
236
Động cơ
83,094 Mã lực
Tuổi
41
Nhà anh này về thăm gia đình chứ đâu có trốn dịch, thế mới liên hoan mời nhiều người đến ăn...
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,525
Động cơ
572,214 Mã lực
Người giàu sao lại không mua bảo hiểm hả cụ??? 35k đô là rất to với người giàu ở Mỹ??? (Có bài bệnh nhân covid kêu viện phí khổng lồ 35k). Em thấy hơi không logic.
mua bảo hiểm không thể là giải pháp cho chi phí y tế cao vì nó chỉ thay thế trả tiền 1 lần khi bệnh bằng trả tiền trước nhiều lần hàng tháng thôi.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,342
Động cơ
559,328 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Người Việt ở nước ngoài về nước không ai chửi.
Nhưng láo là phải chửi, chống lệnh cách ly là phải chửi, đòi ăn nho Mỹ táo Tân Tây Lan là phải chửi. Có gì không đúng sao?
Chửi ngu cũng phải chửi :D
 

Nothing2fear

Xe đạp
Biển số
OF-704645
Ngày cấp bằng
19/10/19
Số km
49
Động cơ
93,342 Mã lực
MÌnh thì có biết, tuy nhiên, việc đưa tên tuổi người ta lên như thế là không hay.

Còn lấy ví dụ việt kiều đã biết mà về VN thì theo điều tra của công an bệnh nhân số 17 là có hộ chiếu khác, không phải VN, như vậy có thể coi là việt kiều chưa
Theo thông tin chính thức thì số 17 đi du lịch rồi về, khi qua hải quan chỉ yêu cầu làm khai báo y tế nếu đi qua vùng dịch, chưa kể thời điểm đó nó khác xa thời điểm hiện tại. Dù sao cũng cảm ơn thông tin của cụ.
 

Lemica

Xe tăng
Biển số
OF-420747
Ngày cấp bằng
5/5/16
Số km
1,801
Động cơ
232,916 Mã lực
Yuval Noah Harari: Hậu coronavirus, thế giới của chúng ta sẽ ra sao?

Loài người đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Có lẽ, đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của thế hệ. Những bước đi của chính phủ và người dân trong vài tuần tới sẽ định hình thế giới trong nhiều năm nữa. Không chỉ định hình hệ thống chăm sóc y tế mà cả kinh tế, chính trị và văn hoá. Chúng ta phải hành động nhanh và quyết đoán, đồng thời dự trù cho những hậu quả sau này. Khi chọn lựa giữa các phương án, nên tự vấn bản thân không những phải làm sao để vượt qua mối đe dọa tức thời, mà còn về thế giới mà chúng ta sẽ tồn tại sau khi cơn bão này qua đi.
Đúng vậy, bão nào rồi cũng qua, loài người sẽ tồn tại, phần lớn chúng ta sẽ vẫn sống sót, nhưng sẽ sống trên một hành tinh rất khác. Nhiều biện pháp mang tính cấp cứu tạm thời nhưng sẽ để lại hậu quả trọn đời. Đó là bản chất của những giải pháp khẩn cấp. Chúng tua nhanh những quy trình trong quá khứ. Những quyết định mà bình thường có thể mất nhiều năm để cân nhắc sẽ được thông qua chớp nhoáng. Người ta cố ép buộc và đưa những công nghệ còn sơ khai , thậm chí nguy hiểm vào sử dụng bởi cho rằng, nếu không dám mạo hiểm, thì đó mới là điều mạo hiểm nhất.
Cả một quốc gia trở thành vật thí nghiệm trong những thử nghiệm xã hội quy mô lớn. Điều gì sẽ xảy ra khi tất cả đều làm việc tại nhà, liên lạc từ xa? Khi tất cả trường học đều chuyển lên trực tuyến? Bình thường, chính phủ doanh nghiệp và nhà giáo dục chả bao giờ đồng ý những thử nghiệm như thế. Nhưng giờ đâu phải lúc để chấp nhặt? Trong khủng hoảng, chúng ta đối mặt với hai lựa chọn quan trọng. Đầu tiên là giữa giám sát toàn trị và trao quyền công dân. Thứ hai là giữa cô lập quốc gia và đoàn kết toàn cầu.
Để chặn đứng đại dịch, toàn bộ dân chúng cần phải tuân thủ những quy định cụ thể. Có hai cách để làm được điều này. Một cách là chính phủ giám sát dân, và xử phạt bất kỳ ai vi phạm. Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, công nghệ có thể giúp theo dõi tất cả bất chấp đối tượng và thời gian. 50 năm trước, điệp viên KGB không thể theo dõi 240 triệu dân Liên Xô liên tục 24 tiếng mỗi ngày, cũng như chẳng thể xử lý thông tin thu thập một cách hiệu quả. KGB dựa vào những chuyên viên phân tích, và không thể cử từng người để theo dõi người dân được. Nhưng bây giờ, các chính phủ có thể dùng cảm biến khắp nơi và thuật toán siêu việt thay vì những tay gián điệp bằng xương bằng thịt.
Trong cuộc chiến chống corona, một số chính phủ đã áp dụng những công cụ giám sát mới. Đáng chú ý là Trung Quốc. Bằng cách giám sát chặt chẽ điện thoại thông minh, sử dụng hàng trăm triệu camera nhận diện gương mặt, và bắt buộc người dân phải kiểm tra vào báo cáo thân nhiệt và tình trạng sức khoẻ, nhà chức trách Trung Quốc không chỉ nhanh chóng tìm ra những đối tượng nghi nhiễm, mà còn theo dõi cả lịch trình và nhận diện bất cứ ai đã từng tiếp xúc. Một loạt các ứng dụng ra đời để cảnh báo người dân về khả năng tiếp xúc của họ với các ca nhiễm.
Công nghệ như thế không chỉ giới hạn ở Đông Á. ********* Israel Netanyahu gần đây cho phép Cơ quan an ninh Israel triển khai công nghệ giám sát vốn chỉ sử dụng để chống khủng bố để truy tìm bệnh nhân corona. Khi tiểu ban nghị viên từ chối uỷ quyền thực hiện, Netanyahu gây sức ép bắt buộc bằng một lệnh khẩn cấp. Bạn có thể tranh cãi rằng điều này chẳng có gì mới. Trong nhiều năm qua, chính phủ lẫn doanh nghiệp đã sử dụng nhiều công nghệ còn tiên tiến hơn để theo dõi, truy tìm và kiểm soát người dân.
Nhưng nếu chúng ta không cẩn thận, đại dịch này có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử công nghệ giám sát. Không chỉ bình thường hóa chuyện dùng công cụ giám sát hàng loạt tại những quốc gia trước đây đã phản đối nó, mà còn báo hiệu một cuộc chuyển đổi mạnh mẽ từ “giám sát ngoài da" sang “giám sát dưới da". Điều đó có nghĩa là gì?
Trước giờ, khi ngón tay của bạn chạm vào màn hình smartphone để bấm vào một link nào đó, chính phủ sẽ muốn biết chính xác bạn bấm vào cái gì. Đó là giám sát ngoài da. Nhưng trong thời đại dịch virus corona, mối quan tâm đã thay đổi. Chính phủ nay còn muốn biết cả nhiệt độ của ngón tay và huyết áp của bạn nữa. Sự theo dõi đã tiến thêm một lớp sâu hơn.
Một trong những vấn đề chúng ta đang gặp phải khi nêu lên quan điểm về việc bị giám sát là không một ai biết chính xác chúng ta quá trình này diễn ra như thế nào, và công nghệ giám sát sẽ thay đổi ra sao trong những năm tới khi mà nó đang phát triển với tốc độ vũ bão. Những thứ tưởng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng cách đây 10 năm giờ đã trở nên lỗi thời.
Ví dụ một thí nghiệm, một chính phủ giả định yêu cầu tất cả công dân phải mang vòng đeo tay sinh học giúp đo thân nhiệt và nhịp tim 24 tiếng một ngày. Kết quả sẽ được lưu trữ và phân tích bởi các thuật toán. Các thuật toán biết bạn có vấn đề về sức khoẻ trước cả chính chủ, chúng cũng biết bạn đã đi đâu, gặp ai, làm gì. Nhờ vậy, dây chuyền lây nhiễm có thể được rút ngắn hoặc chấm dứt hẳn. Một hệ thống như thế có thể dập được dịch bệnh chỉ trong vòng vài ngày. Nghe cũng có vẻ rất hứa hẹn, nhỉ?
Nhưng, mặt trái của nó, một cách hiển nhiên, chính là từ đây chúng ta sẽ chính thức hợp pháp hóa một hệ thống giám sát cực kỳ đáng sợ. Ví dụ, Nếu bạn biết tôi bấm vào link của Fox news thay vì CNN, bạn sẽ hiểu được phần nào quan điểm chính trị của tôi, và có lẽ cả tính cách của tôi nữa. Nhưng nếu bạn có thể theo dõi thân nhiệt của tôi, huyết áp và nhịp tim khi tôi xem đoạn video từ đường link đó, bạn sẽ biết điều gì khiến tôi vui vẻ, buồn bã, khóc lóc hoặc trở nên hết sức tức giận.
Một điều rất quan trọng cần phải ghi nhớ rằng, giận dữ, vui vẻ, chán chường và yêu thương đều là những phản ứng sinh học y như sốt hay ho vậy. Công nghệ áp dụng để phát hiện cơn ho cũng chính là thứ nhận diện các tiếng cười. Nếu doanh nghiệp và chính phủ bắt đầu đầu tư vào dữ liệu sinh học quy mô lớn, họ sẽ có thể đi guốc trong bụng chúng ta, và rồi không chỉ dừng lại ở việc dự đoán cảm xúc của ta, họ còn muốn thao túng những xúc cảm đó để “bán” cho ta những gì họ muốn, có thể là một món hàng hay thậm chí, một chính trị gia nào đó.
Giám sát sinh trắc học có thể hạ bệ chiến thuật xâm nhập dữ liệu của Cambridge Analytica thuở nào và khiến hệ thống này trông như một công cụ từ thời Đồ Đá. Hãy tưởng tượng Bắc Triều tiên vào năm 2030, khi mỗi người dân phải đeo vòng đeo tay sinh học 24 tiếng mỗi ngày. Nếu ai đó đang nghe ngài Lãnh tụ tối cao diễn thuyết mà vòng tay báo hiệu cảm xúc tức giận, thì thôi rồi, đời chú ấy coi như xong!
Tất nhiên, bạn sẽ nghĩ giám sát sinh trắc học chỉ là tạm thời trong tình trạng khẩn cấp quốc gia mà thôi. Hết dịch thì sẽ không áp dụng nữa. Nhưng, những biện pháp tạm thời thường lại “sống lâu" hơn cả tình trạng khẩn cấp, đặc biệt là khi những biến cố có thể ập đến vào buổi sớm mai nào đó bất chợt mà không ai dự đoán được.
Ví dụ, Israel quê hương tôi đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc chiến tranh giành độc lập 1948. Khi đó một loạt biện pháp tạm thời được áp dụng từ kiểm duyệt báo chí và tịch thu đất cho đến những luật đặc biệt liên quan đến làm bánh pudding (tôi méo đùa đâu).
Cuộc chiến tranh giành độc lập đã thắng lợi, nhưng Israel chưa bao giờ tuyên bố dừng tình trạng khẩn cấp, và thất bại trong việc bãi bỏ rất nhiều biện pháp “tạm thời" của 1948 (sắc lệnh pudding khẩn cấp, may mắn thay, đã bị thu hồi vào năm 2011).
Ngay cả không còn ca lây nhiễm virus corona nào, nhiều “chính phủ đói khát dữ liệu” có thể biện minh rằng, họ cần phải giữ hệ thống giám sát sinh học vì lo sợ sẽ có một làn sóng virus thứ hai, hoặc bởi vì sẽ có một chủng Ebola mới xuất hiện tại trung Phi, hoặc bởi vì blah blah...bạn biết rồi đó. Một trận chiến lớn đã nổ ra trong những năm gần đây xung quanh quyền riêng tư. Khủng hoảng virus corona có thể trở thành điểm bùng phát của trận chiến này. Khi con người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ thường chọn sức khoẻ.
Trên thực tế, việc bảo ta chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe chính là ngọn nguồn của vấn đề. Bởi vì đó là một sự lựa chọn không hề hợp lý. Chúng ta nên được quyền hưởng cả riêng tư và sức khỏe. Chúng ta có thể chọn bảo vệ sức khoẻ và chặn đứng đại dịch không phải nhờ vào các chế độ giám sát toàn trị, mà là nhờ vào việc được trao quyền. Trong những tuần vừa qua, một số nỗ lực thành công nhất trong việc ngăn chặn coronavirus đã được thực hiện bởi Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Bên cạnh việc áp dụng một số phần mềm theo dõi, họ dựa phần lớn vào việc xét nghiệm quy mô lớn, báo cáo minh bạch, và sự hợp tác của những công dân với những cái đầu hiểu biết. Theo dõi tập trung và xử phạt nặng không phải là cách duy nhất để khiến dân chúng tuân thủ các chỉ dẫn. Khi người dân được biết những số liệu khoa học, và khi họ tin vào cơ quan công quyền trong việc công bố thông tin, họ sẽ hành động đúng đắn ngay cả khi không bị “Anh Cả Đỏ”- Big Brother theo dõi sát sao.
(Khái niệm “Big Brother” là đại diện của chế độ chống phá dân chủ, và kiểm soát nhân dân, xuất hiện trong tác phẩm 1984 của nhà văn George Orwell)
Một dân số có động lực tự thân và thông tuệ tin tức sẽ mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn nhiều so với một đám đông bị kiểm soát và bàng quan với thông tin. Lấy việc rửa tay bằng xà phòng ra làm ví dụ. Đây là một trong những tiến bộ vĩ đại nhất của lịch sử vệ sinh thân thể. Hành động đơn giản này đã cứu sống hàng triệu người mỗi năm. Trong khi ta xem nó là chuyện dễ như bỡn, thì phải biết là cho đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, cả bác sĩ và y tá khi di chuyển qua lại giữa các phòng mổ cũng đâu hề quan tâm tới tay họ có sạch hay không! Ngày nay, hàng tỷ người rửa tay hàng ngày, không phải bởi vì họ sợ cảnh sát phạt, mà bởi vì họ hiểu được sự thật khoa học. Tôi rửa tay với xà phòng bởi vì tôi biết có virus và vi khuẩn, và tôi hiểu những sinh vật nhỏ xíu này có thể gây bệnh và tôi biết biết xà phòng có thể tiêu diệt chúng.
Để đạt được cảnh giới tuân thủ và hợp tác đó, chúng ta cần niềm tin. Người dân cần tin vào khoa học, cần tin vào cơ quan công quyền, và tin vào truyền thông. Trong vài năm qua, những chính trị gia vô trách nhiệm đã cố tình phá hoại niềm tin của công chúng vào ba thứ đó. Bây giờ, cũng đám chính trị gia vô trách nhiệm đó đang trên đà lao vào con đường dẫn đến chủ nghĩa độc tài, không tin vào khả năng người dân có thể làm điều đúng đắn. Thường thì, niềm tin đã mục rỗng trong thời gian quá lâu khó mà có thể được cứu vãn chỉ qua một đêm. Nhưng chúng ta đang ở trong thời kì rất biến động. Trong giây phút khủng hoảng, niềm tin cũng có thể xoay chuyển tức thì. Chúng ta có thể khắc khẩu với anh chị em trong nhà trong nhiều năm trời, nhưng khi có việc mang tính khẩn cấp xảy ra, ta đột nhiên nhận ra mình ẩn chứa một tình thương và lòng nhân ái to lớn, và rồi ta nhanh chóng chìa tay ra để giúp đỡ họ. Do đó, thay vì xây dựng những thể chế giám sát, không bao giờ là quá muộn để tái xây dựng niềm tin của công chúng vào khoa học, và cơ quan công quyền và phương tiện truyền thông.

Chúng ta tất nhiên phải tận dụng công nghệ mới, nhưng những công nghệ này phải là trợ thủ đắc lực cho người dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đo thân nhiệt và huyết áp, nhưng dữ liệu đó không nên được sử dụng để tạo ra một chính phủ lạm quyền. Thay vì thế, dữ liệu đó phải giúp tôi ra những quyết định chắc chắn hơn dựa vào thông tin tôi nhận được, và khiến chính phủ phải chịu trách nhiệm cho chính những hành động của mình.
Nếu tôi có thể theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình 24 tiếng một ngày, tôi sẽ biết liệu mình có gây hại cho người khác không, và cả những thói quen hại tác động đến sức khoẻ của tôi. Và nếu tôi có thể tiếp cận và phân tích những thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của coronavirus, tôi có thể đánh giá liệu chính phủ có đang nói sự thật không và liệu họ có đang chọn một chính sách đúng đắn để dập tắt dịch không. Bất cứ khi nào ta nói về giám sát, hãy nhớ rằng, cùng một công nghệ giám sát sẽ giúp chính phủ theo dõi người dân, và người dân cũng có thể theo dõi chính phủ, đây là mối quan hệ đồng đẳng, không phải theo hướng một chiều.
Do đó, Đại dịch corona do sẽ là một bài kiểm tra quyền công dân quan trọng. Trong những ngày sắp tới, mỗi chúng ta nên chọn tin số liệu khoa học và chuyên gia y tế thay vì thuyết âm mưu và những chính trị gia vị kỷ. Nếu chọn sai, ta sẽ thấy mình bị tước đi những quyền tự do quý giá nhất, miễn cưỡng cho rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ sức khoẻ.
Sự lựa chọn quan trọng thứ hai là chọn giữa sự cô lập quốc gia và đoàn kết quốc tế. Cơn đại dịch và khủng hoảng kinh tế kéo theo là những vấn đề toàn cầu. Chúng ta chỉ có thể được xử lý hiệu quả bằng cách hợp tác quốc tế.
Đầu tiên, để đánh bại virus chúng ta cần chia sẻ thông tin một cách toàn cầu. Đây chính là ưu điểm to lớn của loài người so với virus. Một con corona ở Trung Quốc và một con corona ở Mỹ không thể rỉ tai nhau chia sẻ các bí quyết để lây nhiễm vào cơ thể con người. Nhưng Trung Quốc thì lại có thể chia sẻ cho Mỹ những bài học quý giá về virus corona và cách ngăn chặn chúng. Phát hiện mới của một bác sĩ người Ý vào buổi sáng ở Milan có thể cứu rất nhiều người Tehran vào buổi chiều tối cùng ngày. Trong khi chính phủ Anh đang còn chần chừ trong các quyết sách của mình, họ có thể tiếp nhận lời khuyên từ chính phủ hàn Quốc, quốc gia đã chịu những khủng hoảng tương tự từ 1 tháng trước. Nhưng để thực hiện được điều này, nhân loại cần một sự đồng điệu về tâm hồn trong sự hợp tác và tin tưởng lẫn nhau. Trong thời gian sắp tới, mỗi cá nhân cần lựa chọn tin tưởng vào khoa học và các chuyên gia sức khoẻ thay vì những lý thuyết chưa được kiểm chứng hay những chính trị gia vị kỷ. Các quốc gia cần sẵn sàng chia sẻ thông tin cởi mở và khiêm tốn. Chúng ta cũng cần sự nỗ lực toàn cầu để sản xuất và phân phối các vật dụng y tế, hay đáng nói nhất là các bộ kit xét nghiệm và các máy hỗ trợ hô hấp. Thay vì một quốc gia tự gồng mình lên để giải quyết và cố gắng “sưu tập” hết tất cả những máy móc mà mình có thể, sự đồng tâm hiệp lực giữa các nước chắc hẳn sẽ đầy nhanh quá trình sản xuất và đảm bảo cho việc các thiết bị hỗ trợ y tế được phân phối đều và hợp lý.
Cũng giống như các quốc gia đề cao và ưu tiên những ngành công nghiệp quan trọng trong chiến tranh, cuộc chiến đấu giữa loài người và virus đòi hỏi ta phải “nhân hoá” các dây chuyền sản xuất quan trọng và cấp thiết. Một quốc gia giàu có với ít trường hợp nhiễm virus corona nên sẵn sàng sẻ chia các thiết bị y tế với một quốc gia khó khăn nhưng có nhiều ca bệnh hơn và tin tưởng vào sự hỗ trợ ngược lại từ khác quốc gia khác nếu mình không may lâm nguy. Chúng ta cũng có thể thực hiện biện pháp tương tự với đội ngũ nhân viên y tế. Các nước ít bị ảnh hưởng có thể gửi các nhân viên y tế trợ giúp cho những khu vực bị ảnh hưởng tệ hại nhất trên thế giới, với mục đích vừa giúp cho đối phương trong thời điểm khó khăn nhất, vừa học hỏi nhiều kinh nghiệm. Nếu chẳng may, chiều hướng phát triển của dịch bệnh xoay chiều, thì mũi tên giúp đỡ sẽ đi theo chiều ngược lại. Sự hợp tác toàn cầu cũng nên xuất hiện ở bình diện kinh tế.
Bản chất toàn cầu của nền kinh tế và các chuỗi cung ứng là bất biến, nếu mỗi chính phủ đều bất chấp lợi ích của quốc gia khác và hành động động lập, hậu quả sẽ không gì ngoài sự hỗn loạn và chìm sâu vào khủng hoảng. Chúng ta cần một kế hoạch phản ứng toàn cầu, càng nhanh càng tốt. Một điểm nữa cần lưu ý chính là sự thoả thuận về việc đi lại. Việc cấm cản đi lại và di chuyển quốc tế trong nhiều tháng liền sẽ gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài, giảm tiến độ ngăn chặn bệnh dịch. Các quốc gia cần hợp tác, ít nhất là cho phép các cá nhân có tính ảnh hưởng được xuất-nhập cảnh như: các nhà khoa học, các bác sĩ, nhà báo, chính trị gia hay thương nhân. Điều này có thể thực hiện dựa trên sự đồng thuận về việc “tầm soát trước” những người di chuyển ngay từ tổ quốc của họ. Nếu chúng ta biết rằng những hành khách di chuyển đã được kiểm tra và tầm soát kỹ lưỡng, việc cho phép nhập cảnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Thật không may, vào thời điểm này, các quốc gia lại không có bất kỳ động thái nào. Cộng đồng quốc tế đang trong trạng thái tê liệt. Thế giới như một căn phòng đầy trẻ nít không có người lớn trông nom. Người ta trông chờ vào một cuộc họp khẩn cấp với sự hiện diện của các lãnh đạo toàn cầu để tìm ra một “phác đồ điều trị” từ nhiều tuần nay. Cuối cùng, mong ước thành sự thật khi các lãnh đạo G7 cuối cùng cũng tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào tuần này, nhưng kết quả vẫn vô vọng. Trong các đợt khủng hoảng toàn cầu trước đây, như lần khủng hoảng kinh tế năm 2008 và đợt dịch bệnh Ebola năm 2014 - Mỹ đã thực hiện vai trò của một thống soái.
Tuy nhiên lần này, chính phủ Mỹ đã lựa chọn quẳng gánh lo đi và khư khư ôm lấy “sự tuyệt vời của nước Mỹ”, bỏ mặc tương lai của nhân loại. Mỹ đã lựa chọn nước cờ bỏ rơi cả những đồng minh thân thiết của mình. Khi Mỹ cấm tất cả các thể loại nhập cảnh của các nước EU, họ thậm chí không buồn đánh tiếng cho EU biết về quyết định này chứ đừng nói tới việc lịch sự tham khảo ý kiến của đối phương về quyết định mạnh bạo của mình. Mỹ thậm chí còn khiến Đức hoảng hồn khi đưa ra “cơ hội” được sở hữu độc quyền vắc xin Covid-19 mới từ một công ty dược phẩm ở Đức với giá 1 tỉ đô. Cho dù cuối cùng chính quyền Mỹ có trở lại và hô hào về một chiến lược phản ứng toàn cầu, chắc sẽ có rất ít ai chịu phục tùng một vị lãnh đạo không bao giờ biết chịu trách nhiệm, nhận ra lỗi sai của mình, một kẻ chỉ biết vơ vét hào quang về mình và đổ lỗi cho người khác.
Nếu vị trí của Mỹ không được lấp đầy bởi ai khác, chẳng những sẽ khiến bệnh dịch khó dập tắt hơn mà dư âm của trận này sẽ còn đầu độc các mối quan hệ quốc tế trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, trong nguy có cơ. Chúng ta “phải” hy vọng rằng dịch bệnh lần này sẽ giúp loài người hiểu sâu sắc về sự nguy hiểm của chia rẽ toàn cầu. Nhân loại cần đưa ra lựa chọn. Liệu nên tiếp tục đi sâu vào lối mòn của sự chia rẽ hay rẽ lối sang con đường gắn kết toàn cầu?
Nếu lựa vế trước, đây không những là quyết định kéo dài cuộc khủng hoảng mà còn dẫn đến những thảm hoạ khác trong tương lai. Nếu lựa chọn sự gắn kết thì đó không chỉ là khải hoàn vinh quang của loài người với virus corona, mà còn với tất cả các bệnh dịch và khủng hoảng đang rình rập nhân loại trong thế kỷ 21.
Nhã Nhi - Quốc Khánh
(Lược dịch từ bài trên Financial Times ngày 20/3/2020
https://on.ft.com/3bgpJNC)
Tham khảo thêm bài trước của Harari: Trong cuộc chiến chống Corona, loài người tìm đâu một thống soái?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10104583938008657&set=a.622684688107&type=3
Ảnh:
https://bit.ly/3acwSyC
Thực ra Google và Apple đã giám sát người sử dụng các sản phẩm của họ từ khuôn mặt cho tới hành vi, từ thói quen tới sức khỏe.

Việc giám sát qua điện thoại thường có 3 bước:
- Thu thập dữ liệu: Camera, Microphone, GPS, cảm biến 3D, cảm biến tiệm cận, cảm biến nhịp tim, App sức khỏe, Cookies, tài khoản liên kết...
- Xử lý và phân tích dữ liệu: Các thuật toán và trí tuệ nhân tạo sẽ xử lý và phân tích các dữ liệu hoàn toàn tự động bởi các cỗ máy siêu mạnh.
- Tương tác: Khi đã có kết quả phân tích, họ sẽ đưa ra các gợi ý, nhắc nhở đôi khi là ép buộc người dùng hành động.

Nhưng cái thú vị ở chỗ, người dùng luôn cảm thấy rất thoải mái và hữu ích bởi các công ty giám sát khi các công ty này lấy sự tồn tại của họ để đảm bảo cho việc giữ bí mật thông tin.

Ở TQ, camera có khắp mọi nơi ngoài đường phố, trên phương tiện công cộng và mục đích là 24/7 để trừng phạt người dân khi mắc lỗi nên chắc chắn sẽ không được chấp thuận ở các nước phương tây.

Ngay cả trong dịch Covid-19, việc bắt và cách ly tập trung người nhiễm bệnh chắc chắn là một hành động rất khó khăn và có thể sẽ không được thực hiện bởi các nước phương tây.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top