đọc 4 ca công bố hôm nay thì em kết luận thế.Sáng nay ngủ dậy tự nhiên thấy mọc ra một loạt bài mới về thuyết này trong khi từ ca 17 đến giờ không thấy ai nhắc. Em hỏi khí không phải, (các) cụ có bằng chứng nào là số liệu được "xào nấu lại dữ liệu, nói chung số liệu đ éo tin được đâu" không ạ? Chứ test nhiều lần, mất nhiều thời gian từ khi lấy mẫu lần 1 thì nước nào cũng có những trường hợp như vậy - như các bạn Mỹ 1 ngày test được kết quả hơn 100,000 ca mà có trường hợp cũng phải chờ đến... 8 ngày mới nhận được kết quả chính thức.
Em nghĩ đơn giản thôi, nếu cố tình xào nấu số liệu thì các bạn chẳng cần mất công ghi dương tính lần 1 ngày nào làm gì. Nếu đã gian dối (như lời các cụ) thì gian dối luôn, ghi số liệu nhận được trước ngày thông báo, đúng không ạ? Chưa kể ca cụ nscd nhắc đến là ca vốn đã nằm trong trại cách ly, có dấu hiệu phát bốc đi xét nghiệm lần 1 và khi dương tính thì bạn vào viện nằm luôn. Nếu bảo ví dụ bạn lang thang ngoài đường nên phải dấu để dân đỡ hoảng là một chuyện, nhưng trường hợp này chẳng ảnh hưởng gì đến xã hội cả, vậy có lí do gì để cố tình giấu diếm trường hợp của bạn ấy không?
Giải thích đơn giản rằng có thể sau khi bạn nhập viện, test lần 2 cho kết quả âm tính nên phải chờ đợi lần nữa, lại rơi đúng vào lúc ổ dịch tại Bạch Mai bùng phát nên HN ưu tiên xét nghiệm các y bác sĩ BM trước (nghe đâu cách đây 1,2 hôm đã xét nghiệm được hơn 7000 test ở Bạch Mai), nên bạn (và một số ca khác) phải nằm chờ đến gần đây mới được xét nghiệm - cái này không hợp lí và dễ hiểu hơn sao? Một khi các bệnh viện chưa quá tải: chưa thiếu thốn bác sĩ covid, các bệnh nhân covid vẫn còn giường nằm và không ai nhiễm phải nằm nhà chờ giường mới (hay nói đơn giản hơn là chưa toang) thì em không nghĩ có lí do gì nhiều để che dấu tình hình. Mà khi tình hình chuyển biến xấu như vậy thì che dấu cũng vô hiệu, vì kết quả sẽ đập ngay vào mắt người dân.
các cụ tự suy xét ra tình hình và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho mình và gia đình mình thôi.
nếu suy nghĩ này có động đến miếng cơm manh áo của cụ nào thì cho em xin lỗi.