Trên mạng đang lan truyền bài viết Trong Tâm Bão của 1 bạn bác sĩ người Việt ở New York. Tự nhiên mình lại nghĩ làm sao Mỹ và châu Âu lại thiếu thiết bị bảo hộ đến mức ấy.
- Khi có dịch, TQ vét sạch khẩu trang và thiết bị bảo hộ trên toàn thế giới. Không hề bịa. Tờ Sydney Morning Herald vừa cho biết một công ty bất động sản ở Úc trong suốt tháng 1 và tháng 2 đã ra lệnh cho nhân viên của mình ngừng làm việc, đi lùng khẩu trang ở tất cả mọi nguồn mang về đất mẹ. Tổng cộng công ty này gom được 82 tấn đồ bảo hộ gửi máy bay thuê mang về nước. Họ cho biết hành động này được sự chỉ đạo nhất quán từ chính quyền Trung Quốc chứ không phải là hành vì tự phát riêng lẻ.
- Các nước lúc đó cũng không để ý giữ cho mình mà donate khẩu trang cho Trung Quốc. Riêng 3M và Honeywell thôi đã tặng hàng mấy triệu cái.
- Do hành động vơ vét của TQ và sự hồn nhiên không phản ứng của các nước, ngay từ hồi tháng 2, khẩu trang y tế ở các cửa hàng trên thế giới đã hết sạch. Bây giờ dân muốn đeo cũng không có mà đeo.
- Trung Quốc làm chủ nguồn nguyên liệu vi lọc kháng khuẩn (lớp màng giữa khẩu trang y tế), và bây giờ TQ lại cấm xuất khẩu nguyên liệu. Thủ tướng Úc đã phải xin xỏ thương lượng với TQ xuất cho nước này một ít để có thể gia tăng sản xuất khẩu trang. ==> Cái giá phải trả của việc mang hết nhà máy, công nghệ sang TQ sản xuất.
Đã nói đủ về Trung Quốc, giờ là nguyên nhân từ chính các nước Âu Mỹ:
- Chủ quan, không chuẩn bị.
- Lãnh đạo kém, vì lợi ích của mình mà bỏ ngoài tai lời cảnh báo của các chuyên gia y tế.
- Do điều kiện chính trị, văn hóa nên không dám thực hiện những biện pháp quyết liệt từ sớm như cô lập vùng có dịch và lấy nguồn lực từ nơi khác bổ vào đó. Đến khi thực hiện thì không có hợp tác điều phối, mạnh ai nấy làm. Ở Mỹ đến giờ giữa Tổng thống và thống đốc các bang vẫn còn chia rẽ đảng phái, quay ra chửi nhau và bất hợp tác với nhau.
Như vậy có thể nói, sự thiếu thiết bị và tăng nhanh các ca lây nhiễm ở Âu Mỹ không nói lên năng lực y tế hay sản xuất của họ kém (bộ máy y tế được thiết kế để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân trong thời bình là chính, còn khi có thảm họa thì chỉ đáp ứng được đến 1 mức độ nào đó thôi). Cái chính là sự kém cỏi trong khâu chuẩn bị và phản ứng của giới lãnh đạo các nước này.