Có hết rồi cụ nhé. Tháp 4 điều trị tầng, kịch bản chuẩn bị cho 40k F0.
Hạ tầng y tế của HN còn thua HCM rất nhiều, quen hưởng thụ nhờ các BV hạng đặc biệt hoặc tuyến TW đóng ở HN, nên y tế HN được đầu tư ít. Ngân sách TP chi cho lát gạch vỉa hè thì nhiều vô biên.
Kịch bản của HN là chỉ có 4bv của SYT HN điều trị bệnh nhân nặng, còn lại nhờ các bv TW điều trị cho các ca nặng nhất.
Hà Nội chuẩn bị kịch bản 40.000 ca Covid-19
Kịch bản được thực hiện theo ba giai đoạn, gồm:
Giai đoạn một 2.000 giường điều trị, đáp ứng tình huống 10.000 người mắc
Covid-19. Trong đó, 500 giường dành cho các bệnh nhân nặng và nguy kịch, do bệnh viện Đức Giang và Thanh Nhàn chuẩn bị, mỗi nơi 250 giường. 1.500 giường còn lại điều trị bệnh nhân Covid-19 triệu chứng vừa, do các bệnh viện Sơn Tây, Vân Đình, Phú Xuyên, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ chuẩn bị.
Giai đoạn tiếp theo, 4.000 giường bệnh, chuẩn bị cho tình huống 20.000 ca. Lúc này, thêm bệnh viện Xanh Pôn và Hà Đông tham chiến điều trị bệnh nhân nặng, mỗi bệnh viện 250 giường. 6 bệnh viện gồm Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Thanh Oai, Mỹ Đức chuẩn bị 1.500 giường, điều trị các bệnh nhân Covid-19 nhẹ hơn.
Giai đoạn thứ ba, 8.000 giường bệnh, ứng phó với kịch bản 40.000 ca. Khi đó, Hà Nội nhờ các bệnh viện trung ương, bộ, ngành hỗ trợ điều trị 1.000 ca nặng và nguy kịch. 16 bệnh viện khác chuẩn bị tổng cộng 3.000 giường cho người bệnh mức độ vừa, gồm Ung bướu, Đông Anh, Hòe Nhai, Y học cổ truyền Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Phục hồi chức năng, Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba, Phúc Thọ, Thanh Trì, Phụ sản, Gia Lâm, Bắc Thăng Long, Tim.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Hà Nội cũng phân chia bệnh nhân thành bốn cấp độ, tương ứng với
bốn tầng điều trị. Như vậy, các bệnh viện trong kịch bản được phân vào bốn tầng như sau:
Tầng một là bệnh viện dã chiến thành lập trên cơ sở các khu cách ly tập trung, hiện gồm Khu nhà ở sinh viên Khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp với 3.000 giường; Khu tái định cư Đền Lừ 3, Hoàng Mai, quy mô khoảng 1.500 giường và một số cơ sở khác. Các bệnh viện này điều trị người bệnh không triệu chứng.
Tầng hai là các bệnh viện đa khoa tuyến huyện và một số bệnh viện chuyên khoa, ví dụ Sơn Tây, Vân Đình, Phú Xuyên, Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ, Hòe Nhai, Y học cổ truyền Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông... Những bệnh viện này điều trị người bệnh có triệu chứng, ở mức độ vừa, có bệnh nền.
Tầng 3 và 4 là các bệnh viện Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn và bệnh viện tuyến trung ương, bộ, ngành. Nhóm này sẽ đảm nhận bệnh nhân nặng và nguy kịch.
https://vnexpress.net/ha-noi-chuan-bi-kich-ban-40-000-ca-covid-19-4337854.html
HCM họ toàn vùng đỏ. Xanh còn được vài chỗ. Nên mới sinh ra cái vùng xanh để không bị nuốt nốt. Mục tiêu là giảm tăng F0.
Hà Nội lốm đốm đỏ. Hình như là cũng chưa có vùng gọi là đỏ nữa. Lại học HCM. KQ là tốn kém, phiền hà, mất sức và đẩy cơ số các cụ dân phố vào nguy cơ suy giảm sức khỏe.
HCM lập 5 tầng điều trị. Việc phải làm thôi, không thể trì hoãn nữa. Mục tiêu là giảm thiểu nhất số lượng phải điều trị ở tầng 4, 5. Sâu xa là nhân lực, vật lực chính qui không thể đủ phục vụ thậm chí một phần tầng 3 nên lâu dài phải rút về tầng 4, 5 và cần giải phóng tầng 3 cho nhân dân.
Hà Nội chưa thấy ... thực sự chuẩn bị gì ... gần đây nhất có bệnh viện 500 giường của Đại học Y (nếu nhớ không nhầm)
Việc cần làm:
- tuyên truyền liên tục và sâu rộng 5K, áp dụng tuyệt đối, lâu lâu mới thành ý thức được.
- nhanh chóng tiêm vắc xin phủ kín từng phần (địa lý hoặc ngành nghề hoặc kết hợp), tiêm kiểu phân bổ nó lỗ chỗ lắm, không xây được lô cốt xanh
- tổ chức thành lập và huấn luyện các nhóm y tế cơ sở, y tế cộng đồng và/hoặc trung tâm 247 không phải để chữa mà để hỗ trợ, tư vấn người dân, gồm nhóm không triệu chứng, nhẹ, có thể tự khỏi. Mục tiêu giúp dân tự xử ít nhất 50% ca nhiễm, hướng tới 80% số ca
- tổ chức và thiết lập các cơ sở điều trị mức 3, huy động tình nguyện viên, lực lượng địa phương, sẵn sàng hỗ trợ chữa trị số lượng lớn ca nhiễm có triệu chứng, nặng vừa. Mục tiêu xử lý tới 50% ca bệnh không thể tự chữa trị tại nhà và hỗ trợ ca bệnh tại nhà khi có biểu hiện tăng nặng. Tỷ lệ quay vòng ở tuyến này phải cao thì mới có tính sẵn sàng.
- tuyến 4, 5: nặng và nguy kịch, tuyến chữa trị chính qui thiết lập tối đa theo năng lực của các bệnh viện lớn với mục tiêu người bệnh vào đây phải khỏi và điều phối hỗ trợ tuyến 3 giảm ca bệnh tăng nặng, chuyển tuyến. Tuyến này cứ xác định là 5k giường bất biết dịch lớn nhỏ, tỷ lệ lây lan.
- cộng đồng chung tay tài lực, vật lực tốt nhất là 3 sẵn sàng ngay và luôn, dư để đó cũng được, nước đến chân mới nhảy thì lại chạy theo và hiệu quả chắc chắn không bằng đón trước.
Cùng với tiêm chủng, nâng cao đề kháng, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực hỗ trợ và chữa trị, mong rằng Hà Nội có thể cùng lúc vừa đảm bảo chống dịch, vừa đảm bảo sản xuất duy trì liền mạch kinh tế xã hội của thủ đô.
Chúc các cụ mợ và gia đình an lành.