Ngân hàng Nhà nước hối hả thủ thế trước tàn phá của đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và lan rộng, sản xuất đình đốn ảnh hưởng trực diện đến ngân hàng, khiến Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng lên kế hoạch phòng thủ...
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước gửi báo chí ngày 21/7 cho thấy, với việc triển vọng phục hồi kinh tế thế giới còn nhiều bất trắc, rủi ro về lạm phát và rủi ro bất ổn tài chính có xu hướng tăng cao, các khiến các ngân hàng trung ương có xu hướng thu hồi các biện pháp nới lỏng sớm hơn dự kiến.
Trong bối cảnh đó, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức khi vừa phải hỗ trợ đà phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
DƯ ĐỊA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐÃ HẸP
Dẫn số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước cho rằng: tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm dự kiến đạt 5,8%; do đó, để đạt mục tiêu 6,5%, ước tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm phải đạt 7,1% là mức khá cao, tương đương giai đoạn trước dịch (6 tháng cuối năm cùng kỳ 2018: 7,12%; 2019: 7,3%).
“Tăng trưởng kinh tế trong nước mặc dù phục hồi cùng sự phục hồi của kinh tế thế giới nhưng mục tiêu 6,5% là rất khó khăn”, Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.
Trong bối cảnh dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều, việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp hỗ trợ tài khóa như đầu tư công, miễn giảm thuế, hỗ trợ thu nhập cho người dân để kích thích tiêu dùng, đặc biệt đối với đối tượng bị tác động mạnh bởi Covid-19 như người lao động tự do, lao động tại các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng mạnh.
Bên cạnh đó, hiện các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế dự báo lạm phát Việt Nam năm 2021 trong khoảng 3,0-3,88%, trong điều kiện nền kinh tế vẫn bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Tuy nhiên, rủi ro gia tăng lạm phát trên thế giới ngày càng tăng nên Ngân hàng Nhà nước cho rằng không thể chủ quan với áp lực lạm phát.
Đồng thời, trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố tập trung các khu công nghiệp lớn đang thực hiện giãn cách xã hội, việc này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đó, đến cuối năm 2021, có khả năng tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống sẽ cao hơn so với mức đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 08/TTr-NHNN ngày 24/02/2021.
Dịch bệnh Covid-19 bùng nổ và lan rộng, sản xuất đình đốn ảnh hưởng trực diện đến ngân hàng, khiến Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng lên kế hoạch phòng thủ...
vneconomy.vn