Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,253
Động cơ
3,837,597 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
PMI® Ngành Sản xuất Việt Nam của IHS Markit

Làn sóng các ca lây nhiễm COVID-19 mới nhất ở Việt Nam đã khiến các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất suy giảm mạnh trong tháng 6. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch vào đầu năm 2020, trong khi các công ty đã giảm tương ứng số lượng việc làm và hoạt động mua hàng. Đại dịch cũng ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng, từ đó khiến thời gian giao hàng bị kéo dài ở mức gần kỷ lục.

Trong khi đó, tốc độ tăng chi phí đầu vào vẫn còn đáng kể nhưng đã chậm lại nhiều so với tháng 5, và các công ty đã chỉ tăng nhẹ giá bán hàng trong tình trạng nhu cầu giảm.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers' Index™ - PMI®) ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm mạnh từ 53,1 của tháng 5 xuống còn 44,1 trong tháng 6, cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh nhất trong hơn một năm và từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài sáu tháng.

1625457041619.png

Ghi chú: Khi chỉ số xuống dưới 50 là thu hẹp sản xuất

Đại dịch COVID-19, các biện pháp phong tỏa và tình trạng đóng cửa công ty tạm thời đều được nhắc đến như là những nhân tố làm giảm mạnh cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6.

Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng giảm khi những khó khăn trong khâu vận tải và tình trạng khan hiếm container đã làm trầm trọng hơn ảnh hưởng của đợt bùng phát các ca nhiễm vi-rút.

Những khó khăn trong hoạt động vận tải, cộng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và những hạn chế liên quan đến đại dịch, đã làm kéo dài đáng kể thời gian giao hàng của nhà cung cấp. Trên thực tế, mức độ chậm chễ giao hàng là lớn thứ nhì trong lịch sử chỉ số, chỉ kém mức được ghi nhận vào tháng 4/2020.

Các nhà sản xuất Việt Nam đã cắt giảm số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng trước tình trạng khối lượng công việc giảm vào cuối quý 2. Việc làm đã giảm lần đầu tiên trong năm tháng, và với mức giảm mạnh và là nhanh thứ nhì kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.

Tương tự, hoạt động mua hàng giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ khi mức giảm tồi tệ nhất được ghi nhận vào tháng 4/2020 sau đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch. Hoạt động mua hàng hóa đầu vào giảm đã khiến tồn kho hàng mua giảm mạnh.

Tồn kho thành phẩm cũng giảm trong tháng 6 sau khi hầu như không thay đổi trong tháng 5. Tình trạng sản lượng giảm và mong muốn tích trữ ít hàng hơn khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm là nguyên nhân dẫn đến giảm tồn kho thành phẩm.

Các công ty đã có thể giảm lượng công việc tồn đọng lần đầu tiên trong ba tháng tương ứng với số lượng đơn đặt hàng mới giảm, và tốc độ giảm là mạnh và chưa từng được chứng kiến trước đại dịch COVID-19.

Có những dấu hiệu giảm áp lực lạm phát trong tháng 6 khi tình trạng lực cầu yếu dẫn đến giảm năng lực định giá. Mặc dù chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng, tốc độ lạm phát vẫn cao hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số khi có các báo cáo cho thấy tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến giá tăng. Đặc biệt, tình trạng tăng giá kim loại được nhắc đến nhiều.

Trong khi đó, giá cả đầu ra chỉ tăng nhẹ vì các công ty phải đối phó với tình trạng nhu cầu giảm. Niềm tin kinh doanh giảm thành mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, và điều này phản ánh những lo ngại về ảnh hưởng tiếp theo của đại dịch. Tuy nhiên, các công ty nhìn chung vẫn lạc quan rằng
sản lượng sẽ tăng trong năm tới.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,253
Động cơ
3,837,597 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiền hỗ trợ không được chậm trễ!

Yêu cầu 'chống dịch như chống giặc' cũng đòi hỏi phải triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Tiền phải đến đối tượng cần hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng được thiết kế với nhiều nỗ lực cải tiến so với trước đây, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ tiếp sức và trợ lực cho doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn.

Điểm sáng của gói hỗ trợ hướng vào 7 nhóm chính sách liên quan người lao động, bao gồm đối tượng làm việc tại khu vực công bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; bị chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động theo chế độ hợp đồng bị ngừng việc.

Ngoài ra, lao động yếu thế (đang mang thai, phải chăm sóc người khó khăn) và trẻ em bị ảnh hưởng dịch bệnh; lao động đặc thù như đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ, hướng dẫn viên du lịch còn được xem xét hỗ trợ một lần.

Hạn chế của gói hỗ trợ lần trước là tiêu chí và mức hỗ trợ nhóm lao động không có hợp đồng (lao động tự do) và một số nhóm đặc thù khác chưa được xem xét, thì nay đã được tháo gỡ, bổ sung.

5 nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, bao gồm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

Các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền một lần được thực hiện cho hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch COVID-19 và người sử dụng lao động được hưởng chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vừa qua vẫn còn nhiều vướng mắc, giải ngân thấp. Đó cũng là "căn bệnh" lâu nay của bộ máy thực thi. Chính sách luôn bị kéo trễ qua nhiều tầng nấc, chậm đến hoặc không đến đúng địa chỉ các đối tượng thụ hưởng đã làm giảm hiệu lực và mất đi ý nghĩa nhân văn.

Yêu cầu "chống dịch như chống giặc" cũng đòi hỏi phải triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Tiền phải đến đối tượng cần hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Truy vết, khoanh vùng, khẩn trương điều tra dịch tễ để đảm bảo các yêu cầu cách ly, phát hiện mầm bệnh là cần thiết, nhưng việc hỗ trợ để người lao động, người sử dụng lao động phục hồi "sức khỏe" cũng quan trọng không kém. Đó cũng là cách thức đảm bảo "mục tiêu kép" - vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Khi thực thi chính sách hỗ trợ cũng phải được cụ thể hóa bằng nội dung, yêu cầu, tiêu chuẩn xem xét trong thực hiện và phải được người dân giám sát rộng rãi. Mỗi cơ quan, đơn vị, cấp quản lý cần rà soát tổng thể, quy trách nhiệm rõ ràng từ người đứng đầu đến cán bộ phụ trách.

Cần cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân và áp dụng một cơ chế giám sát thực thi chính sách hỗ trợ để phát hiện người làm chậm, làm sai như cách thức truy vết, khoanh vùng đối tượng lây nhiễm COVID-19.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cam kết 26.000 tỉ đồng trong gói hỗ trợ lần này sẽ được cắt giảm 60% các thủ tục rườm rà và áp dụng các điều kiện đơn giản, thông thoáng nhất. So với gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng trước đây bị cho là giải ngân chậm, hồ sơ lần này sẽ được tiếp nhận và giải quyết chỉ 1 - 2 ngày.

Người dân đang mong chờ cam kết đó phải thành hiện thực. Tiền hỗ trợ dịch bệnh không được chậm trễ!
 

Nga Ngọc Ngà

Xe buýt
Biển số
OF-743623
Ngày cấp bằng
20/9/20
Số km
643
Động cơ
57,794 Mã lực
Hehe! Mấy anh báo Dân Trí giật tit kinh quá😂
D0B0CD7F-3810-4881-A28E-265505A7D657.jpeg
Lần đầu tiên, tự nhiên em thấy không khó chịu với phần ảnh quảng cáo chèn vào bài, như một kiểu minh hoạ sắc và bén :D
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,253
Động cơ
3,837,597 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

nvk155

Xe điện
Biển số
OF-149104
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
2,769
Động cơ
385,808 Mã lực
Nơi ở
HẠ LONG
Tiền hỗ trợ không được chậm trễ!

Yêu cầu 'chống dịch như chống giặc' cũng đòi hỏi phải triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Tiền phải đến đối tượng cần hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng được thiết kế với nhiều nỗ lực cải tiến so với trước đây, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ tiếp sức và trợ lực cho doanh nghiệp, người lao động vượt qua khó khăn.

Điểm sáng của gói hỗ trợ hướng vào 7 nhóm chính sách liên quan người lao động, bao gồm đối tượng làm việc tại khu vực công bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; bị chấm dứt hợp đồng lao động và người lao động theo chế độ hợp đồng bị ngừng việc.

Ngoài ra, lao động yếu thế (đang mang thai, phải chăm sóc người khó khăn) và trẻ em bị ảnh hưởng dịch bệnh; lao động đặc thù như đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ, hướng dẫn viên du lịch còn được xem xét hỗ trợ một lần.

Hạn chế của gói hỗ trợ lần trước là tiêu chí và mức hỗ trợ nhóm lao động không có hợp đồng (lao động tự do) và một số nhóm đặc thù khác chưa được xem xét, thì nay đã được tháo gỡ, bổ sung.

5 nhóm chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động, bao gồm giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

Các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền một lần được thực hiện cho hộ kinh doanh bị ảnh hưởng dịch COVID-19 và người sử dụng lao động được hưởng chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vừa qua vẫn còn nhiều vướng mắc, giải ngân thấp. Đó cũng là "căn bệnh" lâu nay của bộ máy thực thi. Chính sách luôn bị kéo trễ qua nhiều tầng nấc, chậm đến hoặc không đến đúng địa chỉ các đối tượng thụ hưởng đã làm giảm hiệu lực và mất đi ý nghĩa nhân văn.

Yêu cầu "chống dịch như chống giặc" cũng đòi hỏi phải triển khai hiệu quả nhất các gói hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc thủ tục để rút ngắn tối đa độ trễ chính sách. Tiền phải đến đối tượng cần hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Truy vết, khoanh vùng, khẩn trương điều tra dịch tễ để đảm bảo các yêu cầu cách ly, phát hiện mầm bệnh là cần thiết, nhưng việc hỗ trợ để người lao động, người sử dụng lao động phục hồi "sức khỏe" cũng quan trọng không kém. Đó cũng là cách thức đảm bảo "mục tiêu kép" - vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế và an sinh xã hội.

Khi thực thi chính sách hỗ trợ cũng phải được cụ thể hóa bằng nội dung, yêu cầu, tiêu chuẩn xem xét trong thực hiện và phải được người dân giám sát rộng rãi. Mỗi cơ quan, đơn vị, cấp quản lý cần rà soát tổng thể, quy trách nhiệm rõ ràng từ người đứng đầu đến cán bộ phụ trách.

Cần cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân và áp dụng một cơ chế giám sát thực thi chính sách hỗ trợ để phát hiện người làm chậm, làm sai như cách thức truy vết, khoanh vùng đối tượng lây nhiễm COVID-19.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cam kết 26.000 tỉ đồng trong gói hỗ trợ lần này sẽ được cắt giảm 60% các thủ tục rườm rà và áp dụng các điều kiện đơn giản, thông thoáng nhất. So với gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng trước đây bị cho là giải ngân chậm, hồ sơ lần này sẽ được tiếp nhận và giải quyết chỉ 1 - 2 ngày.

Người dân đang mong chờ cam kết đó phải thành hiện thực. Tiền hỗ trợ dịch bệnh không được chậm trễ!
62 ngàn giải ngân chậm thì vẫn hạnh phúc chán. giải ngân sai ý cụ ạ. Cháu lại xem 26 ngàn đợt này ntn. Hay lại là tiền viết báo với truyền hình. Hết covid lại một mớ đi tù
 

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,273
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ cứ gào thét thoải mái, em đảm bảo cuối năm nay báo cáo kết luận sẽ là đã hoàn thành mục tiêu kép. Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối mà. Hihi!

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,058
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Theo các cụ số liệu đẹp thì có tác dụng gì nhỉ???
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
424
Động cơ
208,018 Mã lực
Tuổi
34
Theo các cụ số liệu đẹp thì có tác dụng gì nhỉ???
Ai cũng thích nghe khen mà cụ. Nhất là Giám đốc mới lên càng thích nghe cấp dưới ca tụng thì thật sướng cái bụng đó mà.

Như Đà Nẵng ai cũng biết là dịch vụ đóng góp 66% cơ cấu kinh tế. Mà dịch thì cả thành phố vắng teo, 99% các khách sạn đóng cửa, 2/3 các cửa hàng trên đường giờ treo biển cho thuê nhà, dân tứ xứ về quê hết. Vậy mà vẫn làm cho tăng trưởng 5% được thì quá tài. Chúng ta xem chế biến số liệu tăng trưởng ở mảng nào nhé:

Trong khu vực dịch vụ, ngành du lịch tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành thương mại tăng 8,62%, với tỷ trọng đóng góp 23,6% vào mức tăng chung và là ngành có mức đóng góp cao nhất trong khu vực dịch vụ. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,45%, đóng góp 11,6%; kinh doanh bất động sản tăng 8,69%; đóng góp 11,6%; vận tải, kho bãi tăng 4,67%, đóng góp 9,7%; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 3,81%, đóng góp 10,7%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 20,40%, đóng góp 8,4% vào mức tăng chung.


Ta bóc tách số liệu lồi lõm nhất của 2 tiểu nghành (mấy tiểu nghành khác nhìn cũng nhiều vấn đề lắm):
-Y tế và trợ giúp xã hội tăng : 20,4%=))=))=))=))Chi phí đầu tư y tế phòng dịch quăng hết vô GDP. Trong khi thực tế nó mất trắng của xã hội. Ngay cả những người làm ở bệnh viện đều than là thu nhập kém đi, thay vì trước đây họ ốm đau vào bệnh viện thì giờ trừ trường hợp đau rất nặng họ mới vào bệnh viện, đau ít họ mua thuốc tự chữa ở nhà.
- Kinh doanh bất động sản tăng 8,69%;));));));));)) Đất Đà Nẵng chết cứng 3 năm nay. Giao dịch cực ít mà chế đc tăng trưởng đc quá tài...Giảm 30% mới là số đúng.

:)):)):))Và nhiều nhiều mấy cái khác. Bình thường chẳng thấy thống kê, điều tra kinh tế bao giờ. Tự nhiên có dịch là hô hào thống kê rầm rộ. Hình như từ đầu dịch đến giờ là 3 lần tổng điều tra kinh tế rồi thì phải.Chắc bình thường có 10 doanh nghiệp thì giờ chết lâm sàn, phá sản mất 8 chú rồi, còn 2 chú còn lại thì khi khai điều tra kinh tế là mấy ông hô tăng trưởng 40-70% cho sướng cái bụng. Bên thống kê mặc định 8 chú còn lại ko khai tức vẫn hoạt động bình thường nên chia tổng cho 10 chú thành ra tăng trưởng 5%. Chắc thế quá. Ha Ha ....
 
Chỉnh sửa cuối:

Huyalibaba

Xe buýt
Biển số
OF-383883
Ngày cấp bằng
22/9/15
Số km
659
Động cơ
248,637 Mã lực
Tuổi
46
E năm nay làm bò ra không hết việc, năm nay phục hồi hoàn toàn so với năm ngoái.
 

STElectric

Xe đạp
Biển số
OF-368034
Ngày cấp bằng
25/5/15
Số km
49
Động cơ
254,754 Mã lực
Hồng Ngọc Keangnam có 250k thôi, các cụ test gì mà đắt thế!
 

sunny_smile

Xe tải
Biển số
OF-551269
Ngày cấp bằng
19/1/18
Số km
375
Động cơ
159,001 Mã lực
Tuổi
43
Bên BV Bảo Sơn test nhanh 30p có kết quả là 250k các cụ ah.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,253
Động cơ
3,837,597 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Gần 13 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19

Sáng 6/7, Tổng cục Thống kê công bố báo cáo tình hình lao động, việc làm quý II và kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020. Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động cho biết trong quý II và 6 tháng đầu năm, thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 của dịch Covid-19.

Trong quý II, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. So với quý trước, dịch đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trong tổng số 12,8 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 557.000 người bị mất việc, chiếm 4,4%; 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 31,8%; 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 34,1% và 8,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 66,4%.

Thu nhập khu vực công nghiệp và xây dựng giảm mạnh nhất

Thu nhập bình quân tháng của lao động quý II là 6,1 triệu đồng, giảm 226.000 đồng so với quý trước nhưng tăng 547.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. “Diễn biến khó kiểm soát của dịch Covid-19 trong quý II đã làm gián đoạn đà phục hồi thu nhập của người lao động”, đại diện Tổng cục Thống kê nhìn nhận.

Trong quý II, hầu hết ngành kinh tế đều ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước. Người lao động làm việc ở khu vực công nghiệp và xây dựng bị ảnh hưởng về thu nhập nhiều nhất với mức thu nhập bình quân tháng đạt 6,7 triệu đồng, giảm 464.000 đồng so với quý trước.

Lao động trong khu vực dịch vụ với thu nhập bình quân đạt 7,2 triệu đồng, giảm 291.000 đồng. Duy nhất thu nhập bình quân tháng của lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 80.000 đồng, đạt 3,7 triệu đồng.

Tổng cục Thống kê khuyến nghị cần tiếp tục thực hiện kiên định mục tiêu kép, vừa quyết liệt phòng chống dịch hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người lao động. Cơ quan này cũng cho rằng cần đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất để duy trì sản xuất.

Ngoài ra, Chính phủ cần ưu tiên chú trọng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. Cần có chương trình khuyến khích thanh niên và lao động trẻ tham gia học tập đào tạo để nâng cao trình độ.

Vai trò của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm cũng được nhấn mạnh nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động, rút ngắn thời gian tìm việc của người lao động, thời gian tuyển dụng của người sử dụng lao động.

Tổng cục Thống kê cũng khuyến cáo cần tập trung hỗ trợ nhiều hơn đến đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là công nhân, buôn bán nhỏ, lao động phi chính thức… Cơ quan này nhấn mạnh đây là những đối tượng dễ bị tổn thương khi việc thực hiện giãn cách xã hội, để giảm thiểu những tác động tiêu cực về mặt xã hội như tệ nạn xã hội, trộm cắp…
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
424
Động cơ
208,018 Mã lực
Tuổi
34
Nghành banh bóng thì năm nay ngon lành roài. Haha
 

TraMy Wooribank

Xe máy
Biển số
OF-782614
Ngày cấp bằng
5/7/21
Số km
54
Động cơ
31,233 Mã lực
Ai cũng thích nghe khen mà cụ. Nhất là Giám đốc mới lên càng thích nghe cấp dưới ca tụng thì thật sướng cái bụng đó mà.

Như Đà Nẵng ai cũng biết là dịch vụ đóng góp 66% cơ cấu kinh tế. Mà dịch thì cả thành phố vắng teo, 99% các khách sạn đóng cửa, 2/3 các cửa hàng trên đường giờ treo biển cho thuê nhà, dân tứ xứ về quê hết. Vậy mà vẫn làm cho tăng trưởng 5% được thì quá tài. Chúng ta xem chế biến số liệu tăng trưởng ở mảng nào nhé:

Trong khu vực dịch vụ, ngành du lịch tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên ngành thương mại tăng 8,62%, với tỷ trọng đóng góp 23,6% vào mức tăng chung và là ngành có mức đóng góp cao nhất trong khu vực dịch vụ. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,45%, đóng góp 11,6%; kinh doanh bất động sản tăng 8,69%; đóng góp 11,6%; vận tải, kho bãi tăng 4,67%, đóng góp 9,7%; hoạt động thông tin và truyền thông tăng 3,81%, đóng góp 10,7%; y tế và trợ giúp xã hội tăng 20,40%, đóng góp 8,4% vào mức tăng chung.


Ta bóc tách số liệu lồi lõm nhất của 2 tiểu nghành (mấy tiểu nghành khác nhìn cũng nhiều vấn đề lắm):
-Y tế và trợ giúp xã hội tăng : 20,4%=))=))=))=))Chi phí đầu tư y tế phòng dịch quăng hết vô GDP. Trong khi thực tế nó mất trắng của xã hội. Ngay cả những người làm ở bệnh viện đều than là thu nhập kém đi, thay vì trước đây họ ốm đau vào bệnh viện thì giờ trừ trường hợp đau rất nặng họ mới vào bệnh viện, đau ít họ mua thuốc tự chữa ở nhà.
- Kinh doanh bất động sản tăng 8,69%;));));));));)) Đất Đà Nẵng chết cứng 3 năm nay. Giao dịch cực ít mà chế đc tăng trưởng đc quá tài...Giảm 30% mới là số đúng.

:)):)):))Và nhiều nhiều mấy cái khác. Bình thường chẳng thấy thống kê, điều tra kinh tế bao giờ. Tự nhiên có dịch là hô hào thống kê rầm rộ. Hình như từ đầu dịch đến giờ là 3 lần tổng điều tra kinh tế rồi thì phải.Chắc bình thường có 10 doanh nghiệp thì giờ chết lâm sàn, phá sản mất 8 chú rồi, còn 2 chú còn lại thì khi khai điều tra kinh tế là mấy ông hô tăng trưởng 40-70% cho sướng cái bụng. Bên thống kê mặc định 8 chú còn lại ko khai tức vẫn hoạt động bình thường nên chia tổng cho 10 chú thành ra tăng trưởng 5%. Chắc thế quá. Ha Ha ....
Cụ phân tích chuẩn rồi. Nhưng TH Đà Nẵng này rõ rành rành nên dễ bắt bài.
Chứ nhiều tỉnh thành các thành phần kinh tế phức tạp hơn, có giảm nhưng vẫn có ngành tăng, nên số liệu khó bóc lắm, đầy cách thức chế cháo.

Mình nhìn thực tế xung quanh mà tự rút ra kết luận thôi.

Có số liệu XNK em nghĩ khá chính xác. Thống kê XNK qua cửa khẩu ko quá phức tạp và số má rõ ràng em nghĩ khó chế biến. Như vậy đội XNK năm nay vẫn phát triển thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top