IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,674 Mã lực
Em yêu tổ quốc nên cứ chơi với Big four thôi cụ :D , ko chơi vs mấy bạn NQD :P

Quá thấp cụ nhỉ, thế mà đầy mặt hàng tăng giá ầm ầm chả hiểu vì sao.
Đám cụ yêu thì nó chưa thiếu tiền, tiêu chí của cụ như thế thì chấp nhận lãi thấp chứ than thở gì :))
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,639
Động cơ
331,888 Mã lực
Đám cụ yêu thì nó chưa thiếu tiền, tiêu chí của cụ như thế thì chấp nhận lãi thấp chứ than thở gì :))
Em có than thở gì đâu cụ, vì cụ kia bảo bank thiếu vốn mà em thấy ls vẫn thấp, hoá ra là đám bank các em chân dài thiếu vốn thì thôi em ko care nữa =))
 

sontranvu

Xe điện
Biển số
OF-76914
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
4,060
Động cơ
456,091 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình 2
Cụ nào vay bank năm 2009-2011 mới hốt cả hền.
 

cimballi_to

Xe hơi
Biển số
OF-161073
Ngày cấp bằng
16/10/12
Số km
135
Động cơ
350,235 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đầy anh em còn đang vay tín dụng kìa sắp toang đến nơi
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,138
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lo lắng về khả năng "bùng" lạm phát

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn cảnh báo về một nguy cơ cần sớm tính toán, xử lý trong năm nay, khi đợt dịch nghiêm trọng này đi qua, đó là vấn đề lạm phát.

Ông Tuấn phân tích, công tác phòng chống, kiềm chế dịch bệnh, cả nước đã làm quá tốt. Chiến lược vắc xin đang đề ra đúng đắn. Về tăng trưởng GDP, trong bối cảnh khó khăn mà giữ được mức như hiện tại (khoảng 5,5-5,8% trong 5 tháng đầu năm) cũng ổn. Nhưng lạm phát sẽ là vấn đề lo ngại đối với mục tiêu giữ ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

"Những năm qua, mức lạm phát ở Việt Nam không cao nhưng xu hướng thời gian tới sẽ tăng cao. Đó là do các gói hỗ trợ, kích thích nền kinh tế đã bung ra, tới độ trễ vài tháng nữa sẽ thấy tác động. Hiện tại, các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng cũng đã tăng mạnh, xăng dầu tăng 30%, các loại hàng hóa, nguyên vật liệu khác đã tăng 16%... Sắp tới, chỉ số tăng giá tiêu dùng hẳn là phải bị tác động, đội lên" - ông Tuấn dự báo.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đề cập ý kiến lo lắng về khả năng "bùng" lạm phát cuối năm nay. Ông đánh giá, khả năng xuất hiện tình trạng lạm phát bùng phát như năm 2011 thì không có vì yếu tố cơ bản nhất là sức mua, sức tiêu dùng hiện rất yếu. Giá cả hàng hóa có tăng hay giảm thì người dân cũng không mua bán nhiều trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Tuy nhiên, ông Lực cũng nhấn mạnh, một số con số cho thấy cần kiểm soát sát sao, điều hành linh hoạt. Thực tế, giá xăng dầu đã tăng 30%, tức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chung tăng khoảng 0,42%. Tương tự, giá nguyên vật liệu tăng 20-25% thì CPI tăng 0,02-0,03%. Ngoài ra, độ trễ của cung tiền, tăng giá bất động sản, chứng khoán… cũng sẽ tác động đến giá lương thực thực phẩm, làm giá cả mặt hàng thiết yếu này tăng lên.

Theo đó, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, mức tăng giá tiêu dùng, lạm phát của năm nay sẽ cao hơn những năm qua. Việc này, theo ông Lực, liên quan đến vấn đề giám sát. Nếu quá lo lạm phát mà áp dụng chính sách bóp nghẹt như hồi năm 2011 thì sẽ… "chết" nhưng lơi lỏng, chủ quan thì tình hình cũng không đơn giản.

Doanh nghiệp đã "đu xà" hơn năm qua

Một trong những vấn đề khác được tập trung thảo luận tại cuộc tọa đàm là giải pháp hỗ trợ thế nào để doanh nghiệp có thể sống sót qua đại dịch Covid-19.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Bùi Quang Tuấn nêu con số 5 tháng vừa rồi, doanh nghiệp ngừng hoạt động, đang chờ làm thủ tục giải thể tăng 20,7%, rồi doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 23%.

"Số lượng đó tăng càng ngày càng cao, tức là một năm qua, các doanh nghiệp đã cố gắng đu xà, tưởng là đến giai đoạn này là xong nhưng mà dịch lại bùng phát và nếu thêm vài đợt nữa thì mỏi lắm và mỏi là buông tay thôi. Con số này cho thấy những ông yếu đã buông hết rồi, giờ còn những người khỏe hơn vẫn cố nhưng nếu chỉ 3 tháng nữa hoặc một vài đợt dịch nữa mà không kiểm soát tốt thì buông hết" - ông Tuấn nhận định.

Theo ông Tuấn, đây là vấn đề cần phải bàn tính để tính xem gói hỗ trợ tới đây thế nào.

Ông băn khoăn, nước Mỹ trong bối cảnh tình hình đã tốt lên khi có vắc xin, tiêm rộng rãi trong toàn dân rồi mà còn tung ra những gói kích thích trị giá gấp 3 gói cũ. Điều đó cho thấy tác động của dịch Covid-19 tới các doanh nghiệp vô cùng lớn.

"Tôi cho rằng giai đoạn tới số doanh nghiệp buông còn rất nhiều và như thế số nợ xấu trên bảng của ngân hàng thì đẹp nhưng thực tế còn xấu nhiều lắm vì họ cũng còn rất nhiều cách để báo cáo. Cần ghi nhận đúng thực lực của doanh nghiệp" - ông Tuấn nêu quan điểm.

Nhấn mạnh sức khỏe của doanh nghiệp trên thực tế nghiêm trọng hơn số liệu tại báo cáo, ông Tuấn cho rằng, cần tìm hiểu sâu hơn và có giải pháp mạnh hơn để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc khoanh nợ. Ông đề nghị, khoanh nợ để doanh nghiệp, nhà đầu tư "quên" chỗ đó đi đã, để có thể tồn tại, phát triển được, sau đó sẽ quay lại tính đến khoản được khoanh.

"Rất nhiều doanh nghiệp phát nản nói, muốn nhận chính sách hỗ trợ thì lên ti vi. Các hiệp hội du lịch đã trả lời, kể cả những thị trường du lịch lớn như TPHCM thì để các hướng dẫn viên du lịch tiếp cận được chính sách này cũng hầu như không có", ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,138
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chủ tịch Vietravel: Doanh nghiệp lữ hành khó tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ

(VTC News) - Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vietravel cho hay, doanh nghiệp lữ hành hiện gần như tê liệt, các gói hỗ trợ của Chính phủ lại rất khó tiếp cận.

Sáng 10/6, phát biểu tại hội nghị gặp gỡ để nghe các kiến nghị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và bàn giải pháp hỗ trợ do UBND TP.HCM tổ chức, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel cho biết, dưới tác động của dịch COVID-19, ngành du lịch gần như bị tê liệt hoàn toàn, đặc biệt là các công ty lữ hành hiện nay hầu hết đã buộc phải đóng cửa.

"Không chỉ ở TP.HCM mà toàn bộ trên cả nước, lữ hành đã dừng hoạt động. Tôi xin nói Viettravel lớn như thế này, đứng số 1 mà vẫn phải dừng hoạt động. Đây là một điều chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch", ông Kỳ cho biết.

Trong bối cảnh như thế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel nêu một loạt khó khăn đối với các công ty lữ hành. Thứ nhất, ông cho rằng, việc giữ chân người lao động hiện nay đang ở vào một thế khó, trong khi đó tài sản lớn nhất của ngành lữ hành là đội ngũ người lao động. Đây đều là những người có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc nhiều năm.

Nhưng với tình hình hiện tại khi doanh nghiệp không có nguồn thu sẽ không có nguồn tiền để trả lương cho người lao động.

"Doanh nghiệp có cố đi chăng nữa thì cũng chỉ đủ lương cơ bản thôi và buộc phải cho người lao động nghỉ việc rất là đau xót. Con số này không phải tính bằng ngàn nữa mà bằng hàng chục ngàn. Những người làm hàng chục năm trong ngành du lịch có kinh nghiệm rất khó đào tạo nhưng vẫn phải đưa ra trong khi gói hỗ trợ của chính phủ đa phần rất khó tiếp cận", ông Kỳ nói.

Theo Chủ tịch hội đồng quản trị Vietravel, với tình hình hiện tại thì các công ty lữ hành đang rất cần nguồn vốn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng rất gian nan, do việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất của các ngân hàng rất khó tiếp cận.

"Các doanh nghiệp lữ hành hoàn toàn không có tài sản thế chấp lâu dài đủ sức thế chấp ngân hàng mà vay vốn. Khi làm việc các ngân hàng đều rất thiện chí nhưng hầu như không giải quyết được và các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa gần hết. Vietravel đến thời điểm này số người lao động chỉ còn 50/1.750 người làm việc, còn lại phải ở nhà hết", ông Kỳ cho biết.

Do đó, ông đề xuất, đối với ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch thì nên chăng có lãi suất 0 đồng cho một thời điểm nào đó để hỗ trợ.

"Chúng ta đã có một doanh nghiệp vận chuyển hàng không được hỗ trợ 14.000 tỷ đồng với lãi suất 0 đồng. Tại sao ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch mà đến thời điểm hiện nay không có một chính sách hỗ trợ nào, chúng tôi khá là bức xúc. Anh em trong ngành không chỉ ở TP.HCM mà cả nước đều rất bức xúc chuyện này", ông Kỳ nói.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,138
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thu Ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt gần 668 ngàn tỷ đồng
1623314313953.png

1623314368585.png
 

koala2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-773145
Ngày cấp bằng
3/4/21
Số km
1,490
Động cơ
55,070 Mã lực
Tuổi
43
49.7% dự toán là dự toán của cả năm ý hả? Nếu 5 tháng mà từng này thì cơ bản là vượt dự toán :D. Một phần lớn là thu từ BDS bao gồm cả đất đấu giá lẫn thuế chuyển nhuợng BDS.
 

Hn07

Xe tăng
Biển số
OF-180195
Ngày cấp bằng
7/2/13
Số km
1,306
Động cơ
350,790 Mã lực
Chủ tịch Vietravel: Doanh nghiệp lữ hành khó tiếp cận gói hỗ trợ của Chính phủ

(VTC News) - Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Vietravel cho hay, doanh nghiệp lữ hành hiện gần như tê liệt, các gói hỗ trợ của Chính phủ lại rất khó tiếp cận.

Sáng 10/6, phát biểu tại hội nghị gặp gỡ để nghe các kiến nghị của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và bàn giải pháp hỗ trợ do UBND TP.HCM tổ chức, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel cho biết, dưới tác động của dịch COVID-19, ngành du lịch gần như bị tê liệt hoàn toàn, đặc biệt là các công ty lữ hành hiện nay hầu hết đã buộc phải đóng cửa.

"Không chỉ ở TP.HCM mà toàn bộ trên cả nước, lữ hành đã dừng hoạt động. Tôi xin nói Viettravel lớn như thế này, đứng số 1 mà vẫn phải dừng hoạt động. Đây là một điều chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch", ông Kỳ cho biết.

Trong bối cảnh như thế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietravel nêu một loạt khó khăn đối với các công ty lữ hành. Thứ nhất, ông cho rằng, việc giữ chân người lao động hiện nay đang ở vào một thế khó, trong khi đó tài sản lớn nhất của ngành lữ hành là đội ngũ người lao động. Đây đều là những người có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc nhiều năm.

Nhưng với tình hình hiện tại khi doanh nghiệp không có nguồn thu sẽ không có nguồn tiền để trả lương cho người lao động.

"Doanh nghiệp có cố đi chăng nữa thì cũng chỉ đủ lương cơ bản thôi và buộc phải cho người lao động nghỉ việc rất là đau xót. Con số này không phải tính bằng ngàn nữa mà bằng hàng chục ngàn. Những người làm hàng chục năm trong ngành du lịch có kinh nghiệm rất khó đào tạo nhưng vẫn phải đưa ra trong khi gói hỗ trợ của chính phủ đa phần rất khó tiếp cận", ông Kỳ nói.

Theo Chủ tịch hội đồng quản trị Vietravel, với tình hình hiện tại thì các công ty lữ hành đang rất cần nguồn vốn để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, việc này cũng rất gian nan, do việc tiếp cận nguồn vốn, lãi suất của các ngân hàng rất khó tiếp cận.

"Các doanh nghiệp lữ hành hoàn toàn không có tài sản thế chấp lâu dài đủ sức thế chấp ngân hàng mà vay vốn. Khi làm việc các ngân hàng đều rất thiện chí nhưng hầu như không giải quyết được và các doanh nghiệp lữ hành đóng cửa gần hết. Vietravel đến thời điểm này số người lao động chỉ còn 50/1.750 người làm việc, còn lại phải ở nhà hết", ông Kỳ cho biết.

Do đó, ông đề xuất, đối với ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch thì nên chăng có lãi suất 0 đồng cho một thời điểm nào đó để hỗ trợ.

"Chúng ta đã có một doanh nghiệp vận chuyển hàng không được hỗ trợ 14.000 tỷ đồng với lãi suất 0 đồng. Tại sao ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch mà đến thời điểm hiện nay không có một chính sách hỗ trợ nào, chúng tôi khá là bức xúc. Anh em trong ngành không chỉ ở TP.HCM mà cả nước đều rất bức xúc chuyện này", ông Kỳ nói.
Thời điểm hiện tại chính phủ còn đang có nhiều thứ khác ưu tiên hơn ( ngân hàng , vaccin , hỗ trợ các vấn đề điều phối hàng hóa ra vào xuất nhập cảnh ....) . Mạnh thằng nào thằng đó sống thôi . Bức xúc cũng chả giải quyết đc gì đâu .
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,138
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
49.7% dự toán là dự toán của cả năm ý hả? Nếu 5 tháng mà từng này thì cơ bản là vượt dự toán :D. Một phần lớn là thu từ BDS bao gồm cả đất đấu giá lẫn thuế chuyển nhuợng BDS.
Vâng Cụ - đó là % so với dự toán cả năm

Các địa phương, ban ngành rất khôn. Họ đưa ra dự toán vừa phải - vừa an toàn, vừa có % được giữ lại nếu cuối năm thu vượt kế hoạch dự toán ban đầu (theo Luật NSNN)

Bộ TC biết chuyện này nên nhiều khi phải ra mệnh và áp chỉ tiêu cho 1 số địa phương lớn và ngành then chốt (Hải quan, dầu khí...)
 

tienlong

Xe buýt
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
968
Động cơ
165,508 Mã lực
Mấy bác cẩn thận đừng ham gửi lãi suất cao nhé. Có 1 ngân hàng thuộc loại to nhưng đang huy động cao nhất hệ thống ngân hàng đấy, tên bắt đầu bằng chữ S. Tình hình tài chính nó ko ổn từ lâu kể từ lúc sáp nhập 1 ngân hàng đểu vào.
Giai đoạn này nhiều ngân hàng nhỏ thiếu vốn, bạn em huy động đc 1 lần 16 tỷ, 1 lần 30 tỷ mà được chụp ảnh rồi thưởng nóng rùm beng luôn. Là các bác biết 1 số ngân hàng nó đói vốn ntn rồi. Ngân hàng này cũng trả lãi cao gần nhất, tên bắt đầu bằng chữ N
S này là S nào, nhiều Bank bắt đầu S quá, mà có SHB và SCB trước cũng đều sáp nhập 1 ngân hàng nữa :(
 
Chỉnh sửa cuối:

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Các cụ ở bển cho em hỏi bên đấy có kêu gọi hảo tâm ủng hộ nhiều như bên mình không nhỉ?
Tụi cp nó vẫn xuống tiền trợ giúp đều cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động từ khi bắt đầu bùng dịch từ năm ngoái cho tới tận bây giờ, thì ai kêu gọi làm gì. Mà nếu có kêu gọi thì cũng chẳng ai quan tâm cụ ạ.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,674 Mã lực
Các cụ ở bển cho em hỏi bên đấy có kêu gọi hảo tâm ủng hộ nhiều như bên mình không nhỉ?
Cụ hỏi bển nào :D
Bển Tây thì chú phỉnh còn cho tiền
Bển Tàu thì chắc ko phải kêu gọi
Bển Cam thì em ko biết…
Em cũng ko hiểu ở ta có cái quỹ cho các tình huống khẩn cấp nào không mà cứ lúc nào thiên tai, thảm hoạ lại cũng phải đi kêu gọi.
 

Messi33

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-767444
Ngày cấp bằng
18/3/21
Số km
357
Động cơ
45,261 Mã lực
Tuổi
37
Cụ hỏi bển nào :D
Bển Tây thì chú phỉnh còn cho tiền
Bển Tàu thì chắc ko phải kêu gọi
Bển Cam thì em ko biết…
Em cũng ko hiểu ở ta có cái quỹ cho các tình huống khẩn cấp nào không mà cứ lúc nào thiên tai, thảm hoạ lại cũng phải đi kêu gọi.
Kêu gọi vì dân ta đoàn kết, lá lành đùm lá rách, chung tay với NN lúc khó khăn...

Cụ có ủng hộ xu del nào ko mà kêu với chẳng móc mỉa, nói đểu hỏi xoáy đáp xoay ??
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,300
Động cơ
74,674 Mã lực
Kêu gọi vì dân ta đoàn kết, lá lành đùm lá rách, chung tay với NN lúc khó khăn...

Cụ có ủng hộ xu del nào ko mà kêu với chẳng móc mỉa, nói đểu hỏi xoáy đáp xoay ??
Hỏi ngu thế, năm nào chẳng vặt mấy ngày lương ủng hộ, thuế má đóng đủ.
Hay chú del có thu nhập, del phải đóng thuế nên mới phải ủng hộ ngoài.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,766
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Kêu gọi vì dân ta đoàn kết, lá lành đùm lá rách, chung tay với NN lúc khó khăn...

Cụ có ủng hộ xu del nào ko mà kêu với chẳng móc mỉa, nói đểu hỏi xoáy đáp xoay ??
Người ta cung như tôi họ ấn định đóng 1 ngày lương ( dù thích hy không thích ) và thu ngay. Chắc cụ làm ngoài hoặc thất nghiệp nên không biết
 

nvui0118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734442
Ngày cấp bằng
30/6/20
Số km
1,803
Động cơ
-2,221 Mã lực
Giá cả các mặt hàng cơ bản: năng lượng(dầu mỏ) xây dựng... tăng 20-70%, nhưng chỉ số giá tiêu dùng(lạm phát) nửa 2021 chỉ 1.3%
Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, èo uột, nhưng tín dụng ngân hàng tăng, lợi nhuận báo lãi khủng 2020 15%-25% :D
Thú vị thật =))
 

thanhkhenam

Xe hơi
Biển số
OF-61210
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
144
Động cơ
442,355 Mã lực
Kêu gọi vì dân ta đoàn kết, lá lành đùm lá rách, chung tay với NN lúc khó khăn...

Cụ có ủng hộ xu del nào ko mà kêu với chẳng móc mỉa, nói đểu hỏi xoáy đáp xoay ??
Đi làm thì cắt ngày lương, về nhà thì hết mặt trận đến hội đoàn thể vô ...
Cụ làm bên 47 cả ngày cắm mặt vô bàn phím nên cũng khỏe hè :)
 

hcsolution

Xe máy
Biển số
OF-775452
Ngày cấp bằng
25/4/21
Số km
90
Động cơ
38,659 Mã lực
Tuổi
33
Kêu gọi vì dân ta đoàn kết, lá lành đùm lá rách, chung tay với NN lúc khó khăn...

Cụ có ủng hộ xu del nào ko mà kêu với chẳng móc mỉa, nói đểu hỏi xoáy đáp xoay ??
Em có ủng hộ cả ngoài và ở chỗ làm, nhưng em ko thích kiểu khó khăn thì nhờ dân, nhưng dân khó khăn thì mặc kệ, kiểu như đi làm giấy tờ hành chính thì như đi lậy lục bọn nô bộc của dân
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,138
Động cơ
3,837,609 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
“Quả bom” lạm phát toàn cầu chờ ngày phát nổ?

Những số liệu lạm phát mới nhất đã và sắp công bố cho thấy áp lực tăng giá cả trên phạm vi toàn cầu ngày càng lớn. Nỗi lo lớn nhất của nhà đầu tư lúc này là lạm phát leo thang sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến...

Những số liệu lạm phát mới nhất đã và sắp công bố cho thấy áp lực tăng giá cả trên phạm vi toàn cầu ngày càng lớn. Có nhà phân tích nhận định rằng lạm phát đang giống như một “quả bom hẹn giờ” chuẩn bị tới ngày phát nổ.

Theo báo cáo ngày 9/6 của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS), chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) tháng 5 của nước này tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất kể từ tháng 9/2008. Không chỉ vượt xa mức tăng 6,8% ghi nhận trong tháng 4, mức tăng này còn cao hơn mức dự báo tăng 8,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó. NBS nói rằng PPI tăng mạnh trong tháng 5 chủ yếu do sự tăng giá dầu thô, quặng sắt, thép và các kim loại khác.

Ở thời điểm này, giới đầu tư toàn cầu còn đang chờ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của Mỹ, dự kiến được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/6. Các chuyên gia kinh tế được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng 3,5% của CPI Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất 28 năm.

NẾU FED SỚM THẮT CHẶT CHÍNH SÁCH?

Nỗi lo lớn nhất của nhà đầu tư lúc này là lạm phát leo thang sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến, đặt ra trở ngại cho tăng trưởng kinh tế giữa lúc nền kinh tế thế giới còn chưa hồi phục hoàn toàn từ đại dịch Covid-19. Đặc biệt, một động thái thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể dẫn tới sự đảo chiều của các dòng vốn trên toàn cầu.

CPI tháng 5 của Trung Quốc tăng 1,3%, còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Chính phủ nước này là khoảng 3%. Tuy nhiên, nếu PPI tăng kéo dài, giá tiêu dùng tất yếu sẽ đến lúc phải tăng theo.

“Vấn đề là nếu PPI giữ ở mức cao trong một thời gian dài, các công ty ở trung nguồn và hạ nguồn sẽ phải hấp thụ chi phí gia tăng”, chuyên gia kinh tế trưởng Nie Wen thuộc Hwabao Trust nói với hãng tin Reuters.

Ngay sau báo cáo lạm phát, Uỷ ban Cải cách và phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) tuyên bố cơ quan chức năng nước này sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả nguyên vật liệu thô và tăng cường công tác dự báo để đảm bảo trật tự thị trường.

Tuyên bố này cho thấy giá cả tăng tiếp tục là một vấn đề “đau đầu” của nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Gần đây, khi giá vật tư tăng nóng, Chính phủ Trung Quốc liên tục có các cảnh báo nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thổi giá hàng hoá.

Giới phân tích cho rằng áp lực giá cả từ các nhà máy ở Trung Quốc sẽ lan ra toàn cầu, vì Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Giá đầu vào tăng trong lúc tỷ suất lợi nhuận suy giảm sẽ buộc các nhà sản xuất ở Trung Quốc đẩy một phần chi phí gia tăng sang phía khách hàng ở nước ngoài.

Tại Mỹ, sức ép tăng giá tiêu dùng đã rất rõ. Trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu mở cửa trở lại, người dân phải trả mức giá cao hơn cho hầu như tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ, từ thực phẩm, đồ gia dụng, cho tới xăng dầu và vé máy bay.

“Lạm phát có thể tồi tệ nhất trong quý 2 này… Tôi cho rằng mùa hè này sẽ là một mùa hè rất ‘nóng’, bởi giá cả sẽ tăng ở mọi thứ, từ vé máy bay cho tới phòng khách sạn”, chuyên gia kinh tế trưởng Daniel Swonk thuộc Grant Thornton nhận định.

Fed đã nói sẽ chỉ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ khi nhận thấy nền kinh tế và thị trường lao động đã đủ khoẻ. Fed cũng nói sẵn sàng cho phép lạm phát vọt qua mục tiêu 2%, miễn sao mức lạm phát bình quân dài hạn dao động quanh ngưỡng 2%.

Một số chiến lược gia dự báo đến cuối tháng 8 năm nay, Fed sẽ bắt đầu bàn về cắt giảm chương trình mua tài sản 120 tỷ USD mỗi tháng. Sau đó, Fed có thể đợi thêm vài tháng rồi bắt đầu chính thức cắt giảm chương trình này từ tháng 12 hoặc đầu năm tới. Việc cắt giảm dần chương trình mua tài sản sẽ diễn ra trong một thời gian dài trước khi Fed bắt tay vào nâng lãi suất. Hầu hết các chuyên gia nói Fed sẽ không nâng lãi suất trước năm 2023.

FED TRÌ HOÃN MỚI LÀ THẢM HOẠ?

Tuy nhiên, một báo cáo mới đây từ ngân hàng Deutsche Bank đã đưa ra cảnh báo u ám, trái ngược với quan điểm phổ biến ở Phố Wall. Báo cáo này cho rằng nên lo về việc Fed trì hoãn thắt chặt, thay vì lo về việc Fed sớm thắt chặt. Theo báo cáo, sẽ là sai lầm nếu Fed tập trung vào kích cầu nền kinh tế mà bỏ qua vấn đề lạm phát. Các chuyên gia của Deutsche Bank nói việc Fed đợi cho tới khi lạm phát tăng bền vững mới thắt chặt chính sách sẽ dẫn tới hậu quả tồi tệ.

“Ảnh hưởng của việc trì hoãn thắt chặt sẽ dẫn tới hậu quả tồi tệ hơn nhiều, về mặt kinh tế và hoạt động tài chính, nếu so với việc Fed hành động kịp thời”, chuyên gia kinh tế trưởng David Folkerts-Laudau của Deutsche Bank nhận định. “Sự trì hoãn đó rốt cục có thể gây ra suy thoái kinh tế và căng thẳng tài chính trên khắp thế giới, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi”.
“Việc Fed phớt lờ lạm phát đang đặt nền kinh tế toàn cầu ngồi trên một ‘quả bom hẹn giờ’. Ảnh hưởng có thể sẽ rất khủng khiếp, đặc biệt đối với những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội” – chuyên gia kinh tế trưởng David Folkerts-Laudau của Deutsche Bank

Theo báo cáo trên, việc mạnh tay kích cầu đồng nghĩa với lạm phát cao trong tương lai, có thể tới mức mà Fed không lường trước được để xử lý. “Việc Fed phớt lờ lạm phát đang đặt nền kinh tế toàn cầu ngồi trên một ‘quả bom hẹn giờ’. Ảnh hưởng có thể sẽ rất khủng khiếp, đặc biệt đối với những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội” – ông Folkerts-Laudau nhận định.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top