- Biển số
- OF-36688
- Ngày cấp bằng
- 6/6/06
- Số km
- 25,149
- Động cơ
- 753,031 Mã lực
Vậy là sẽ mất khoảng 5 năm khó khăn tính từ thời điểm Covid-19, cuộc chiến còn dài.
Mệt mỏi đâyVậy là sẽ mất khoảng 5 năm khó khăn tính từ thời điểm Covid-19, cuộc chiến còn dài.
Em cũng mệt rồi, trải qua 2009-2013 một lần tay trắng, lần này có chuẩn bị trước mà cũng chán ngấy rồi đây.Mệt mỏi đây
Cái này đúng đấy. Bạn em làm MB nói cạn room từ đầu tháng rồi. Nên giờ nó ngồi chơi với bán số tài khoản đẹp.Một số ngân hàng cạn ‘room’ tín dụng
- Việc giải ngân vốn vay cho khách hàng chậm hơn trong giai đoạn cuối tháng 5, đầu tháng 6 do một số ngân hàng đã chạm trần tăng trưởng tín dụng được NHNN giao.
- Các nhà băng lớn được cấp hạn mức cao nhất Vietcombank, Techcombank việc giải ngân vẫn bình thường.
- NHNN cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần một năm 2021, thấp hơn năm trước
- Tín dụng tăng trưởng cao hơn năm trước dù dịch vẫn đang tiếp diễn.
Trong những ngày đầu tháng 6, anh Q, nhân viên tín dụng của một ngân hàng trong top 5 nhà băng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống tiếp tục công việc xử lý hợp đồng vay vốn cho khách hàng, nhưng tốc
độ giải ngân lại chậm hơn. Nguyên nhân vì ngân hàng thông báo đã hết "room" tín dụng.
Anh Q cho biết ngân hàng tiệm cận hạn mức tăng trưởng tín dụng năm nay từ 2 tháng trước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6, việc giải ngân mới trở nên khó khăn hơn do phải kiểm soát chặt chỉ tiêu. “Có khách hàng vay 4-5 tỷ đồng mà cần một tuần hoặc hơn mới có thể giải ngân hết. Một số khách vay chỉ vài trăm triệu đồng duyệt hồ sơ xong vẫn phải vào hàng chờ”, anh Q nói.
Tại một ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trong năm 2020, một nhân viên tín dụng chia sẻ ngân hàng phải kiểm soát “room” liên tục, tránh vượt hạn mức. Một nguồn tin cũng cho biết MB rơi vào tình trạng tương tự, khi tăng trưởng tín dụng đã chạm ngưỡng được Ngân hàng Nhà nước giao.
Ngược lại, hai nhà băng được cấp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành Vietcombank và Techcombank, hoạt động giải ngân vẫn diễn ra bình thường.
Đầu năm, NHNN đã giao chỉ tiêu tín dụng lần một đến các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp “room” năm nay 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Hạn mức của một số ngân hàng TMCP như VIB, ACB, Sacombank là 8,5-9,5% và MB, VPBank, Techcombank là 10,5-12%. Nhìn chung, mặt bằng "room" tín dụng được NHNN cấp cho các TCTD thấp hơn tổng thể cả năm trước.
Trong 3 năm gần đây, NHNN thường có 2 lần giao chỉ tiêu tín dụng mỗi năm. Sau khi đưa ra hạn mức tăng trưởng cho từng TCTD vào đầu năm, cơ quan này sẽ tiếp tục có đợt nới “room” lần hai vào nửa cuối năm.
Điều này cũng dẫn đến việc các TCTD sử dụng hết hạn mức ngay từ giữa năm, hoặc quý III, trước khi NHNN xét duyệt nới thêm đợt hai. Năm trước, Sacombank, VIB, TPBank… là các đơn vị đã sớm
dùng hết “room” tín dụng lần một được giao. Năm nay tình trạng trên tiếp tục diễn ra. Từ tháng 4, ******** một số nhà băng đã chia sẻ ngân hàng đã tiệm cận hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao như MSB, Sacombank…
Hiện nay, NHNN vẫn chưa có thông tin điều chỉnh hạn mức tăng trưởng mới cho các ngân hàng. Năm trước, Vietcombank được cấp tín dụng 10% lần một, tuy nhiên đến cuối năm NHNN nâng "room" lên 14%. Một số ngân hàng ngân hàng khác cũng
được nâng chỉ tiêu như MB, Techcombank, TPBank...
Thực trạng trên khiến một số ý kiến về việc bỏ hạn
mức tăng trưởng tín dụng xuất hiện, để các ngân hàng linh hoạt, chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Moody's, từng nhận định hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực do NHNN kiểm soát thông qua đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và đặt trần lãi suất cho vay và tiền gửi.
IMF cũng cho rằng Việt Nam nên dỡ bỏ dần trần tăng trưởng tín dụng đồng thời nới lỏng quy định về trần lãi suất huy động và cho vay nhằm cải thiện
tính hiệu quả chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường. Từ năm 2012 đến nay NHNN vẫn sử dụng công cụ hạn mức tín dụng khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay và khiến nợ xấu tăng mạnh. Việc NHNN giao hạn mức tăng trưởng thấp cho một số ngân hàng đã dẫn đến tâm lý quan ngại của nhiều nhà đầu tư.
Trong khi đó, chuyên gia tài chính cũng kiến nghị NHNN quản lý tín dụng theo hệ số an toàn vốn (CAR) gồm cả chuyện huy động vốn và cho vay để
toàn diện hơn. NHNN cũng đã có lộ trình để áp dụng những chính sách đó.
Theo thông tin từ Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, tăng trưởng tín dụng đạt 4,67%. Con số này cao hơn 1% so với mức tăng trưởng được NHNN công bố tính đến 16/4 là 3,34%. 5 tháng đầu năm 2020, tín dụng chỉ tăng 2%.
Chứng khoán BVSC đề cập tín dụng có dấu hiệu tăng nhanh hơn so với tăng trưởng huy động. Điều
này khiến thanh khoản hệ thống nhiều khả năng không còn dư thừa nhiều như năm 2020. Tuy nhiên, đơn vị này cũng cho rằng dù tín dụng phục hồi, mức tăng sẽ không quá nóng khi NHNN vẫn áp hạn mức tín dụng cho phần lớn các ngân hàng ở mức thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và dịch Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp.
Năm nay, NHNN đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021. Ở kịch bản 1, việc tiêm chủng vắc xin đại trà và dịch Covid-19 được
khống chế, tín dụng sẽ tăng 12-13%, có thể đạt 14%. Kịch bản 2, dịch kéo dài đến tháng 6, các biện pháp giãn cách xã hội vẫn được thực hiện, thời gian tiêm vắc xin kéo dài, tín dụng có thể tăng từ 10-12%. Kịch bản 3, dịch kéo dài đến hết năm, tăng trưởng khoảng 7 - 8%. Trong 3 kịch bản, cơ quan quản lý kỳ vọng tăng trưởng tín dụng kịch bản 1 nhưng kịch bản 2 có khả năng xảy ra, kịch bản 3 gần như không mong muốn xảy ra nhưng cần phải đưa ra.
Thế là đội nào đầu cơ đất mà vay bank thì chết ráo hở Cụ.Cái này đúng đấy. Bạn em làm MB nói cạn room từ đầu tháng rồi. Nên giờ nó ngồi chơi với bán số tài khoản đẹp.
Tin này là tin rất xấu với người bị kẹp hàng, vì họ trông đợi để vay đảo nợ mà ko giải ngân thì dính nợ xấu luôn. Còn ngân hàng thì cả đống ng vay ko trả đc nợ, đang cơ cấu nọ vì covid thì tiền đâu mà trả lãi cho người gửi tiền. Nên ngân hàng đang có xu hướng tăng lãi suất huy động để hút tiền về.
Năm ngoái mấy chú ngân hàng còn phởn lắm. Đi nhậu vẫn tẹt ga trong khi các nghành khác bị ảnh hưởng nặng. Hỏi bọn nó có làm sao ko thì bọn nó nói dịch họ vay nhiều hơn, vay kinh doanh ít mà chủ yếu đảo nợ với mua nợ. Tức mấy cậu mà đảo nợ hè 5-6/2020 vay thêm 1 năm để trả nợ thì năm nay đứt cước rồi, hết room ko đảo nợ đc. Bọn đầu tư BĐS toàn vay thêm 1 năm vì nghĩ năm nay hết covid đó cụ.Thế là đội nào đầu cơ đất mà vay bank thì chết ráo hở Cụ.
Tỉ dụ có 1 đồng thế chấp, vay 3 đồng để mua 3 cái nhà, không trả được bank thì mất luôn cái nhà gốc và 3 cái nhà ngọn rồi còn gì?
Năm ngoái tầm này mọi người còn nghe ngóng, đâu có đầu tư BDS nhiều. BDS chỉ sốt lên tầm cuối năm và đầu năm nay, nên nếu cần đảo nợ thì phải cuối năm nay. Nếu dịch vẫn còn lay lắt thì chắc nhà nước ko dám nâng trần tín dụng, vì kiểu gì tiền cũng chỉ chảy vào chứng khoán và BDS, còn dịch xong thì có thể tăng tín dụng. Haizz, chưa biết sẽ thế nào.Năm ngoái mấy chú ngân hàng còn phởn lắm. Đi nhậu vẫn tẹt ga trong khi các nghành khác bị ảnh hưởng nặng. Hỏi bọn nó có làm sao ko thì bọn nó nói dịch họ vay nhiều hơn, vay kinh doanh ít mà chủ yếu đảo nợ với mua nợ. Tức mấy cậu mà đảo nợ hè 5-6/2020 vay thêm 1 năm để trả nợ thì năm nay đứt cước rồi, hết room ko đảo nợ đc. Bọn đầu tư BĐS toàn vay thêm 1 năm vì nghĩ năm nay hết covid đó cụ.
Mấy bữa trước em thấy mấy em xinh tươi MB đi live stream bán số tài khoản đẹp là em biết bọn nó đói nặng rồi. Số đẹp 15 củ giảm giá còn 1 củ... hài vãi đạn
Nếu năm ngoái vay nhiều hơn thì năm nay cũng phải vay Còn nhiều hơn chứ! Đổ tiền vào bds nhiều như thế, thêm cả ck...Năm ngoái mấy chú ngân hàng còn phởn lắm. Đi nhậu vẫn tẹt ga trong khi các nghành khác bị ảnh hưởng nặng. Hỏi bọn nó có làm sao ko thì bọn nó nói dịch họ vay nhiều hơn, vay kinh doanh ít mà chủ yếu đảo nợ với mua nợ. Tức mấy cậu mà đảo nợ hè 5-6/2020 vay thêm 1 năm để trả nợ thì năm nay đứt cước rồi, hết room ko đảo nợ đc. Bọn đầu tư BĐS toàn vay thêm 1 năm vì nghĩ năm nay hết covid đó cụ.
Mấy bữa trước em thấy mấy em xinh tươi MB đi live stream bán số tài khoản đẹp là em biết bọn nó đói nặng rồi. Số đẹp 15 củ giảm giá còn 1 củ... hài vãi đạn
Đến khi tiêm vắc xin 70% dân số, dự là ít nhất cuối 2022...Năm nay tình hình có vẻ còn khó khăn hơn cả năm ngoái. Và còn chưa biết khó khăn đến khi nào
Chưa chắc cụ ạ . Còn phải chờ xem diễn biến chủng mới có kháng vaccin không , đợt này chính các nước lớn đang theo dõi . Không đi trước biến chủng 1 bước thì vaccin cũng ko giải quyết đc gì . Nên nhớ vaccin covid nhanh kỷ lục , nhưng hiệu quả ra sao thì cần thời gian kiểm chứngĐến khi tiêm vắc xin 70% dân số, dự là ít nhất cuối 2022...
Cho đến khi nào vaccin covid phổ cập trên thế giới , ít nhất chừng đó mới nghĩ đến sự ổn định đc . Hồi nãy em ngồi với vài cụ làm du lịch khách sạn, tính chuyển nghề vì vài năm tới ko có cửa phục hồi nhanh đc . Đấy là những người còn có tài sản dự trữ , chưa tính những cụ thua lỗ , nợ nần , hay " đòn bẩy tài chính"
Đúng rồi, tiêm đủ thì nhà nước mình mới dần dần mở cửa đón khách, mà chủ yếu là chuyên gia,dân làm ăn trước. Ngành du lịch, khách sạn trong 5 năm tới là móm nặngSingapore sống chung với Covid-19
Thủ tướng Lý Hiển Long tin rằng Covid-19 sẽ không biến mất mà trở thành mầm bệnh theo mùa và nước này phải chuẩn bị cho việc chung sống lâu dài với virus.vnexpress.net
Cho đến khi nào vaccin covid phổ cập trên thế giới , ít nhất chừng đó mới nghĩ đến sự ổn định đc . Hồi nãy em ngồi với vài cụ làm du lịch khách sạn, tính chuyển nghề vì vài năm tới ko có cửa phục hồi nhanh đc . Đấy là những người còn có tài sản dự trữ , chưa tính những cụ thua lỗ , nợ nần , hay " đòn bẩy tài chính"
Mất thanh khoản cụ ak. Mà dự đoán vẫn dự đoán thôi. CK đang lên lùa đợt gà mới nên lại hút tiền của đất, vài bữa cuối năm lại phải xìu chút thôi.Tình hình kt nhìn đâu cũng thấy khó khăn mà vẫn có dự đoán bds lại sắp đến đợt tăng. Thật khó giải thích. Ko lẽ tiền ' thịt ' trong dân vẫn còn nhiều thế!
Em nghĩ, ít nhất tiêm được vắc xin cơ bản cho 70% dân số thì mới yên ổn để làm ăn sx, còn biến chủng thì liên tục vắc xin mới ra đời mà cụ!Chưa chắc cụ ạ . Còn phải chờ xem diễn biến chủng mới có kháng vaccin không , đợt này chính các nước lớn đang theo dõi . Không đi trước biến chủng 1 bước thì vaccin cũng ko giải quyết đc gì . Nên nhớ vaccin covid nhanh kỷ lục , nhưng hiệu quả ra sao thì cần thời gian kiểm chứng
Góc nhìn của cá nhân em thì BĐS tăng bởi làn sóng suy nghĩ tiền mất giá ( bơm tiền vào xã hội 2 năm rồi ) . Làm ra giá trị thì ít mà tiền in ra nhiều nên lạm phát , những người có tiền họ suy nghĩ chuyển đổi tài sản từ kinh doanh , tiền trong bank trong két , sang ôm bất động sản vì nghĩ nó có mất giá cũng ko bằng tiền .Tình hình kt nhìn đâu cũng thấy khó khăn mà vẫn có dự đoán bds lại sắp đến đợt tăng. Thật khó giải thích. Ko lẽ tiền ' thịt ' trong dân vẫn còn nhiều thế!