ying80

Xe buýt
Biển số
OF-104646
Ngày cấp bằng
1/7/11
Số km
700
Động cơ
398,416 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long
Gặp e e lùa cho xe với đồ nghề vào gara xong báo CA p xuống
 

phamhung126

Xe tải
Biển số
OF-82271
Ngày cấp bằng
8/1/11
Số km
466
Động cơ
416,612 Mã lực
Nghe cũng hơi vô lý ạ. Nếu là nhân viên khi có người đến hỏi nộp tiền thì phải điện cho chủ nhận được sự đồng ý mới xuất chứ nhỉ. Cái kiểu nhân viên vượt quyền này nên cho nghỉ?
Dạ ! em là chủ nhưng vợ em làm nhân viên ạ.
 
  • Vodka
Reactions: dpl

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
11,019
Động cơ
372,895 Mã lực
Xử lý bằng cách cho người + hà hơi vào mặt ;))
 

thanhtra3vi

Xe tăng
Biển số
OF-508827
Ngày cấp bằng
8/5/17
Số km
1,060
Động cơ
210,745 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Website
3aetsco.com.vn
Dạ ! em là chủ nhưng vợ em làm nhân viên ạ.
Hình như cũng đội này đi thu tiền ... nước + vệ sinh đây.
Tổ dân phố khu em vài nhà bị chăn, nó cung tung hoá đơn như thật, cho lựa chọn đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm :))
 

lo6789

Xe đạp
Biển số
OF-355847
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
36
Động cơ
262,979 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. (Mức phạt tù tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân và còn có thể bị phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản).

Hành vi này có được quy vào tội này không nhỉ các cụ , lợi dụng dịch bệnh để phun thuốc
 

asset19

Xe buýt
Biển số
OF-739258
Ngày cấp bằng
13/8/20
Số km
507
Động cơ
69,380 Mã lực
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO

Sáng nay, ngày 14/5/2021 tại số 9 Nguyễn Xiển, Hà Nội, cặp đôi này đã mạo danh là cán bộ đến phun thuốc khử trùng phòng Covid-19 để lừa nhân viên cửa hàng và thu 1tr2 tiền phí.

Các bác nên cảnh giác đề phòng 2 đối tượng trên, nếu phát hiện ra chúng thì báo ngay cho cơ quan chức năng ạ.
IMG_20210514_110333.jpg
IMG_20210514_110315.jpg
IMG_20210514_110308.jpg
IMG_20210514_110300.jpg
Trừ vào lương nhân viên thôi.
Mất tiền ngu là rút kinh nghiệm ngay.
 

hưvô

Xe lăn
Biển số
OF-451996
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
11,878
Động cơ
805,220 Mã lực
Ngồi trong nhà cũng bị lừa, vãi thật
 

Cận Thị

Xe buýt
Biển số
OF-303404
Ngày cấp bằng
31/12/13
Số km
954
Động cơ
314,718 Mã lực
vô lý, nhân viên không biết gọi điện cho chủ hỏi ý kiến à? Hay chủ thớt đồng ý rồi giờ mới biết bị lừa?
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,888
Động cơ
4,550,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế trong tháng 4 năm 2021

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4 năm 2021, cả nước có 25 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 62,5 triệu chiếc, tăng nhẹ 2,9% so với số lượng xuất khẩu ghi nhận trong tháng 3/2021.

Như vậy, tính chung trong 4 tháng từ đầu năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 236 triệu chiếc khẩu trang y tế các loại.


Bảng: Diễn biến xuất khẩu khẩu trang y tế các loại trong 4 tháng năm 2021
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Triệu chiếc​
64,7​
48,1​
60,7​
62,5​
Tăng/giảm so với tháng trước (%)
-​
-25,7​
+26,3​
+2,9​
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
11,019
Động cơ
372,895 Mã lực
Ko biết cụ nào để ý như em ko: em gặp vài trường hợp đi xe ô tô , sáng nào cũng đi, xong đỗ 1 chỗ, ở trong xe, đến trưa, chiều thì lại đi về. Hôm nào cũng thấy.
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,635
Động cơ
356,973 Mã lực
Doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế trong tháng 4 năm 2021

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 4 năm 2021, cả nước có 25 doanh nghiệp chính tham gia xuất khẩu khẩu trang y tế các loại với số lượng là 62,5 triệu chiếc, tăng nhẹ 2,9% so với số lượng xuất khẩu ghi nhận trong tháng 3/2021.

Như vậy, tính chung trong 4 tháng từ đầu năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu 236 triệu chiếc khẩu trang y tế các loại.


Bảng: Diễn biến xuất khẩu khẩu trang y tế các loại trong 4 tháng năm 2021

Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Triệu chiếc​
64,7​
48,1​
60,7​
62,5​
Tăng/giảm so với tháng trước (%)
-​
-25,7​
+26,3​
+2,9​
Em nghĩ trong đây chiếm phần lớn là của công ty Thành Long Medical (thuộc tập đoàn Thành Long Global, cũng là công ty mẹ của Thành Long PCB ở Bắc Ninh).
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,888
Động cơ
4,550,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ko biết cụ nào để ý như em ko: em gặp vài trường hợp đi xe ô tô , sáng nào cũng đi, xong đỗ 1 chỗ, ở trong xe, đến trưa, chiều thì lại đi về. Hôm nào cũng thấy.
Chắc là các bác ấy mắc bệnh nghề nghiệp - hoặc chán ở nhà khi đã về hưu?
 
Chỉnh sửa cuối:

realworks

Xe hơi
Biển số
OF-772281
Ngày cấp bằng
28/3/21
Số km
161
Động cơ
42,239 Mã lực
Tuổi
47
Chắc cụ thớt nghe qua điện thoại báo cứ à ừ ok thì nhân viên nó chả nghe theo. Giờ trách sao được nhân viên, lên đây bán than thôi.
 

robocar

Xe tải
Biển số
OF-115350
Ngày cấp bằng
3/10/11
Số km
327
Động cơ
389,807 Mã lực
Lũ này thật khốn nạn. Nó lừa thằng cu nhà em, thu tiền vệ sinh, mất 5 lít. Bọn chúng rất tinh vi, tạo ra bối cảnh gấp gáp, dọa là không nộp sẽ phạt abc...xyz... làm con trẻ cuống, mất tự chủ. Chúng có đưa hóa đơn đểu, ghi lập lờ đại ý bán 3 gói thông tắc giá 480k- chắc để lỡ có bị bắt thì cũng không mắc tội lừa đảo.
Thường khi có người thu tiền hay chuyển hàng, con em sẽ gọi hỏi, nhưng đúng dịp sau Tết đang có tiền mừng tuổi nên nộp luôn để giúp bố mẹ. Chiều về nghe con hý hửng khoe đã nộp giúp bố mẹ tiền vệ sinh để khỏi bị phạt, lại còn được tặng 3 gói thông tắc bể phốt mà ức. Mẹ cháu thì buột miệng: "Thôi bị lừa rồi!" làm cháu chưng hửng và rất buồn, mất niềm tin. Phải có cách gì trị chúng chứ các cụ OF thông thái!
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,888
Động cơ
4,550,511 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giá hàng hóa leo thang bủa vây người tiêu dùng

Giá hàng hóa tăng 5-40% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi thu nhập giảm vì ảnh hưởng Covid-19 khiến nhiều người chật vật trong chi tiêu.

Đều làm công ăn lương, thu nhập của hai vợ chồng không tăng, thậm chí giảm vì ảnh hưởng dịch, nhưng các khoản chi phí thiết yếu gần đây không ngừng tăng lên khiến chị Loan (quận 5, TP HCM) "đứng ngồi không yên".

Chị cho biết, hiện tiền chợ hàng ngày cho 3 người ăn trong gia đình ngốn khoảng 120.000-200.000 đồng, tăng hơn 50.000-100.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái. "Ra chợ mua bó rau, con cá đều thấy giá nhích lên hàng ngày khiến tôi không khỏi sốt ruột", chị nói và cho biết hiện giá các loại rau như cải, mồng tơi, rau muống đều tăng 4.000-5.000 đồng một kg so với cách đây vài tuần.

Chi phí ăn uống tăng 50% so với hồi đầu năm, gia đình chị Hòa mỗi tháng thay vì chi 3 triệu đồng cho bữa tối của 3 người, nay cũng phải tốn thêm 2 triệu đồng mới đủ. Bởi ngoài việc giá thịt, cá, gạo tăng thì gas, dầu, mắm...cũng đi lên vài nghìn đến vài chục nghìn tùy loại.

"Năm ngoái, giá hàng hóa đã tăng 10%, nhưng năm nay mới 5 tháng đã tăng gấp đôi. Tôi phải trích thêm tiền dành dụm để bù số chi phí dôi thêm này", chị Hoa than thở.

Không nấu ăn cho gia đình thường xuyên, nhưng Ngọc Châu, Kế toán trưởng một doanh nghiệp xây dựng ở Tân Bình (TP HCM) cũng không khỏi giật mình khi thấy giá các món ăn sẵn tại nhiều quán tăng 10-20%. Cách đây vài ngày khi mua mì quảng tại chuỗi cửa hàng nổi tiếng ở TP HCM, Châu phải trả 65.000 đồng một phần thay vì 55.000 đồng như trước đây. Chưa kể, nếu cô đặt thông qua giao hàng sẽ phải trả thêm phí ship. "Với tình hình giá cả leo thang, thu nhập lại giảm nhiều khi tôi không dám ăn ngoài" Châu bộc bạch.

Bà Hạnh, chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Quang Trung (Gò Vấp) thừa nhận, giá thực phẩm hiện nay tăng khá mạnh. Đường trước đây chỉ 14.000-15.000 đồng một kg, nay tăng lên 19.000-20.000 đồng. Còn nhiều mặt hàng khô cũng tăng thêm 5-10% so với trước.

Bà Hạnh, chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Quang Trung (Gò Vấp) thừa nhận, giá thực phẩm hiện nay tăng khá mạnh. Đường trước đây chỉ 14.000-15.000 đồng một kg, nay tăng lên 19.000-20.000 đồng. Còn nhiều mặt hàng khô cũng tăng thêm 5-10% so với trước.
Theo chị Nhung chủ sạp gạo trên đường Lê Đức Thọ (Gò Vấp, TP HCM), giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 4 năm nay, trong đó, gạo tăng 4.000-5.000 đồng một kg. "Trước đây, tôi bán gạo thơm nở rẻ nhất là 13.000 đồng một kg, nay lên 17.000 đồng, gạo thơm dẻo từ 15.000 đồng, giờ cũng lên 20.000 đồng một kg", chị nói.


Là doanh nghiệp chuyên sản xuất thực phẩm, ông Đỗ Văn Khuôi - Giám đốc Cung ứng Công ty Sài Gòn Food lý giải, nguyên nhân giá cả tăng mạnh là do nguồn cung trong nước giảm, nguyên liệu đầu vào ở các thị trường thế giới cũng khan hiếm. Thậm chí, một số nơi có dấu hiệu trữ hàng tạo khan nguồn đã góp phần khiến giá tăng đột biến.

"Cùng với việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, một số thời điểm nguyên liệu sản xuất còn bị đứt hàng do ảnh hưởng Covid-19 không thể vận chuyển bằng đường hàng không lẫn đường biển. Do đó, giá sản phẩm bị đẩy lên cao", ông nói.

Theo ông Khuôi, hiện các loại gia vị, phụ gia nhập khẩu tăng 5-10%, nguyên vật liệu ngành nhựa phục vụ sản xuất tăng từ 15-70%, găng tay cao su tăng 300%. Trong khi đó, các nguyên liệu nội địa như gạo, thuỷ sản... do tình trạng mất mùa và giảm sản lượng cũng tăng từ 5-20%.

Đồng quan điểm, đại diện Vissan cho hay, nguyên liệu đầu vào tăng cao đang khiến doanh nghiệp "đau đầu", nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, hương liệu sản xuất đề nghị tăng giá nhưng công ty chỉ thương thảo áp dụng từ tháng 4. Bên cạnh đó, nhiều nhà cung cấp khác cũng đề nghị tăng lên 15% từ tháng 5.

Hầu hết doanh nghiệp sản xuất cho biết, giá thành chịu ảnh hưởng đang tăng từ 5-15% tùy từng mặt hàng trong quý I, II và có thể tăng từ 10-25% từ quý III, IV/2021. Tuy nhiên, để kìm giá hỗ trợ người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp đang phải tìm các nguyên liệu đầu vào khác thay thế. Song song đó, cắt giảm chi phí những khâu không quan trọng, tìm nhà cung cấp nguyên liệu có giá cạnh tranh để đem đến sản phẩm giá hấp dẫn cho người tiêu dùng.

Trong khi doanh nghiệp cố gắng ổn định giá, tránh tăng đột biến, phía cơ quan Nhà nước cũng đang tìm giải pháp. Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, họ đã và đang làm việc với các đầu mối cung ứng, yêu cầu đơn vị cung cấp đảm bảo về nguồn cung hàng hoá để tránh tăng đột biến. Đồng thời, cơ quan này đang lên phương án phối hợp với các bộ, ngành liên quan (nông nghiệp, hải quan...) làm tốt khâu lưu thông, không để ngưng trệ, tắc nghẽn vận chuyển hàng, nguyên liệu sản xuất giữa các địa phương, khu vực có dịch.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tháng 4/2021 tăng 0,37% so với tháng trước và tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước. Tăng mạnh nhất là giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77%; sản xuất công nghiệp tăng 4,95% và xây dựng tăng 1,95%.

Tổng cục Thống kê lưu ý, giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhóm sản phẩm sắt thép tăng cao, khiến người chăn nuôi, các doanh nghiệp liên quan đối mặt nhiều thách thức. Đặc biệt, chu kỳ tăng giá sẽ khó dừng lại khi đại dịch ngày càng diễn biến phức tạp, nguồn cung nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top