Thu ngân sách tăng 7,3% so với cùng kỳ
Ngày 13/5 Bộ Tài chính đã thông tin về tin tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) và công tác quản lý, điều hành thu, chi NSNN. Theo đó, tổng thu cân đối NSNN thực hiện tháng 4 ước đạt 115,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 543,4 nghìn tỷ đồng, bằng 40,5% dự toán, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, thu nội địa thực hiện tháng 4 ước đạt 95,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 456,3 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020;
Bộ Tài chính cho biết, trong 4 tháng đầu năm, các cơ quan quản lý thu ngân sách đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế và thu NSNN, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 4 năm 2021, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 13.333 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 12,8% kế hoạch năm 2021 và bằng 102,1% so với cùng kỳ năm 2020; kiểm tra được 140.610 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 9.768,7 tỷ đồng bằng 52% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 1.139,8 tỷ đồng, bằng 51,9% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra.
Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 4 ước đạt 3,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 12 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán, nhưng giảm 34,6% so với cùng kỳ năm 2020. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4 ước đạt 17,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, bằng 41,7% dự toán, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, tổng chi cân đối NSNN tháng 4 ước đạt 124,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế chi 4 tháng đạt 463,7 nghìn tỷ đồng, bằng 27,5% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 86 nghìn tỷ đồng, bằng 18% dự toán Quốc hội giao, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi đạt 38,8 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% dự toán; chi thường xuyên đạt 338,1 nghìn tỷ đồng, bằng 32,6% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo các nhiệm vụ chi an sinh xã hội. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng (kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,...), đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Ngân sách trung ương đã trích dự phòng gần 3 nghìn tỷ đồng, trong đó bổ sung 1.740 tỷ đồng kinh phí cho Bộ Y tế để sử dụng mua vắc xin là 1.237 tỷ đồng; mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là 503 tỷ đồng; hỗ trợ 314 tỷ đồng cho các địa phương kinh phí phòng chống dịch COVID-19.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành 58,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,54 năm
Ngày 13/5 Bộ Tài chính đã thông tin về tin tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) và công tác quản lý, điều hành thu, chi NSNN. Theo đó, tổng thu cân đối NSNN thực hiện tháng 4 ước đạt 115,9 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 543,4 nghìn tỷ đồng, bằng 40,5% dự toán, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, thu nội địa thực hiện tháng 4 ước đạt 95,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 456,3 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020;
Bộ Tài chính cho biết, trong 4 tháng đầu năm, các cơ quan quản lý thu ngân sách đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế và thu NSNN, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 4 năm 2021, toàn ngành Thuế đã thực hiện được 13.333 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 12,8% kế hoạch năm 2021 và bằng 102,1% so với cùng kỳ năm 2020; kiểm tra được 140.610 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế bằng 111,4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là 9.768,7 tỷ đồng bằng 52% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 1.139,8 tỷ đồng, bằng 51,9% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra.
Thu từ dầu thô, thực hiện tháng 4 ước đạt 3,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 12 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán, nhưng giảm 34,6% so với cùng kỳ năm 2020. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4 ước đạt 17,2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 4 tháng ước đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, bằng 41,7% dự toán, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, tổng chi cân đối NSNN tháng 4 ước đạt 124,5 nghìn tỷ đồng; lũy kế chi 4 tháng đạt 463,7 nghìn tỷ đồng, bằng 27,5% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 86 nghìn tỷ đồng, bằng 18% dự toán Quốc hội giao, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi trả nợ lãi đạt 38,8 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% dự toán; chi thường xuyên đạt 338,1 nghìn tỷ đồng, bằng 32,6% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, các nhiệm vụ chi ngân sách 4 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo các nhiệm vụ chi an sinh xã hội. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng (kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp,...), đảm bảo quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Ngân sách trung ương đã trích dự phòng gần 3 nghìn tỷ đồng, trong đó bổ sung 1.740 tỷ đồng kinh phí cho Bộ Y tế để sử dụng mua vắc xin là 1.237 tỷ đồng; mua sắm các vật tư, hóa chất, sinh phẩm và trang thiết bị y tế cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 là 503 tỷ đồng; hỗ trợ 314 tỷ đồng cho các địa phương kinh phí phòng chống dịch COVID-19.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong 4 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện phát hành 58,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,54 năm