hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,060
Động cơ
574,041 Mã lực
Em nghĩ ngành thép cũng cạnh trạnh khốc liệt! Ông Hoà Phát nói đã chiếm 50% thị phần! Các chú còn lại đánh nhau chết thôi 😂
Mới đọc đoạn đầu bài báo, em lại tưởng HP sắp có biến lớn. Hóa ra bác Dương rút lên vị trí vĩ mô hơn, chuyển giao dần cho lớp kế cận.
Bác Thắng cũng thuộc thế hệ tài năng của HP. Chúc HP ngày càng phát triển.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,576
Động cơ
3,834,676 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mệt với mấy ông Hàng không! Nhà mới có 4-5 đứa đã thế này! Nếu có trên chục đứa thì sẽ ra sao?

Cần tăng giám sát hàng không
TTO - Tình trạng "biển người" chen chúc, láo nháo như chợ vỡ ở khu vực soi chiếu an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã phần nào được giải quyết do dư luận vào cuộc. Nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề của ngành hàng không.

1. Khi hành khách bức xúc vì ùn ứ, báo chí là cơ quan vào cuộc và nêu vấn đề. Tất cả kẹt cứng đã được hóa giải khá đơn giản với việc chấn chỉnh thái độ nhân viên, tăng hỗ trợ khách hàng, lắp thêm 5 máy soi chiếu an ninh...

Cũng là hạ tầng chật hẹp, cũng vẫn phải khai báo y tế, do kiểm tra trực quan 10%... nhưng khi vào cuộc quyết liệt, tình hình đã thay đổi, khách đã đỡ khổ, được đối xử tốt hơn với đồng tiền mình bỏ ra khi mua vé.

2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã chỉ thẳng vào trách nhiệm của cảng hàng không khi nói anh em nhân viên an ninh có "khệnh khạng", đề nghị chỉnh đốn lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất...

Tuy nhiên, vấn đề ùn ứ được xé toạc ra khi ông Phạm Vũ Cường, phó giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ ra một vấn đề khác, đó là quản lý về cấp giờ cất hạ cánh (slot), để các hãng bay thực hiện không đúng chuyến khiến lượng khách tăng cao vào khung giờ cao điểm mà không có chế tài gì. Tất cả thiệt hại, người quản lý hạ tầng sân bay è cổ chịu trách nhiệm.

Khi có trao qua đổi lại giữa các cơ quan, người dân mới vỡ ra nhiều thông tin. Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo sân bay lên tiếng, lãnh đạo Cục Hàng không hay Bộ Giao thông vận tải chưa chính thức có trao đổi lại. Nên sự việc vẫn để đó, và khả năng giải quyết tận gốc vấn đề, người dân vẫn phải chờ thông tin tiếp theo.

3. Cũng ngay sau khi lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất lên tiếng, thông tin về việc Hãng Bamboo Airways có gửi tâm thư đến Thủ tướng tố Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải trong công tác điều phối slot tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng lộ diện.

Qua đó, hãng thông tin về việc mỗi ngày có khoảng 30 slot bị dư thừa tại mỗi sân bay, trong khi hãng bay có nhu cầu khai thác thì "đói" slot... Liệu có hay không hãng bay "con cưng"? Có hay không sự không công bằng trong điều phối... cần phải được giải đáp? "Người trong nhà" đã nói, Bộ Giao thông vận tải cũng cần công khai trả lời rõ ràng với dư luận.

4. Ngay quy định kiểm tra trực quan 10%, việc thực thi là theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhưng khi nảy sinh ách tắc, cục trưởng Cục Hàng không cho hay "do anh em làm hơi quá"... Vậy quy định có đủ rõ, hướng dẫn có sát thực tế không, có tình trạng chủ quan không... khiến người dân phải chịu khổ? Không chỉ người già, trẻ nhỏ phải vạ vật, mà không ít người đã lỡ chuyến, thậm chí thiệt hại.

Ai chịu trách nhiệm? Họ có được đền bù không, hay một lời xin lỗi cũng không có? Và khi không xin lỗi, không xử lý trách nhiệm thì lấy gì đảm bảo lần sau không tái diễn cảnh thiệt thòi cho hành khách? Rất nhiều ý kiến người dân đã cho rằng qua sự việc ùn ứ vừa qua, cần cơ chế giám sát, chịu trách nhiệm cao hơn ở ngành hàng không.

5. Giảm được tắc trong sân bay nhưng tắc ngoài sân bay cũng cần kéo giảm. Dịp cao điểm lễ hay tết, Sở Giao thông vận tải TP.HCM rốt ráo triển khai các biện pháp giải tỏa kẹt xe ở các trạm BOT nhưng có một trạm thu phí gần như chưa bao giờ dừng thu, đó là ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, cao hơn là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, liệu có thể cam kết bằng những lời thực tế: "Nếu kẹt xe, chúng tôi sẽ xả trạm" để khách hàng bớt khổ được không?
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,576
Động cơ
3,834,676 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việt Nam: 'Cứ điểm an toàn và phát triển của dòng vốn FDI

Tính đến tháng 12/2020, trải qua 33 năm phát triển và thu hút FDI, cả nước đã có 33.070 dự án, vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn còn hiệu lực...

“Thu hút vốn FDI thời gian tới phải chọn lọc hơn, hướng tới việc lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, theo chủ chương của Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị. Dù vậy, Việt Nam phải thích ứng, chủ động, sáng tạo và đón kịp dòng chảy của làn sóng FDI thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, trong bối cảnh cạnh tranh FDI khốc liệt và những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.”
Nội dung trên được Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương-Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội,” do Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times phối hợp tổ chức, ngày 26/4.

“Lá phiếu” ủng hộ

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam vừa kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 đồng thời vừa trải qua một năm 2020 đầy sóng gió. Song, năm 2020 vẫn được xem là năm thành công trong giai đoạn 5 năm với mức tăng trưởng dương 2,91%. Theo đó, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn tại châu Á với giá trị thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới, cụ thể tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong top 100 “thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.”

Tính đến tháng 12/2020, trải qua 33 năm phát triển và thu hút FDI, cả nước đã có 33.070 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, số thu nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng đều qua các năm. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể.

“Số vốn đăng ký và vốn thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 tăng mạnh so với trước đó. Đặc biệt là năm 2020, mặc dù tình hình rất khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin tưởng vào thị trường và môi trường đầu tư của Việt Nam, triển khai mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.” Phó thủ tướng nhấn mạnh: "Đây chính là 'lá phiếu' ủng hộ Chính phủ, bộ ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp chung tay vì một Việt Nam thịnh vượng."

Để đạt được những kết quả như trên trong gần hai năm đối mặt với COVID-19, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ mặc dù hoạt động xúc tiến đầu tư cả trong nước và nước ngoài đều gặp khó khăn, tuy nhiên rất nhiều ý tưởng sáng tạo đã được thúc đẩy triển khai thành công trên thực tiễn. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ giữ vững động lực tăng trưởng tại các địa phương mà còn thể hiện tinh thần đồng hành sát cánh với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức.

“Về phần mình, trong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao cũng chủ động, tích cực đẩy mạnh nhiều chuỗi hoạt động thiết thực hỗ trợ kết nối các địa phương với các đối tác quốc tế, triển khai đồng đều cả trong nước và ở nước ngoài. Theo đó, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2021 là sự kiện quan trọng tiếp nối những nỗ lực của Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times trong sứ mệnh thúc đẩy kết nối, cập nhật và trao đổi thông tin, tăng cường mối liên kết giữa các bên liên quan, mở rộng hợp tác, tạo sức mạnh cộng hưởng cùng vượt qua thách thức, hướng tới các mục tiêu thịnh vượng và phát triển bền vững,” ông nói.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang ẩn chứa nhiều cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới. Theo ông, sự hủy diệt hay tái thiết đều sinh mới sẽ có thể mở thêm những cơ hội phi thường, bên cạnh thách thức lớn lao và tin tưởng thành công sẽ đến với các chủ thể bản lĩnh, hiểu biết và chủ động thích ứng với bối cảnh.

“Các khu vực kinh tế của Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước định hình rất rõ ràng về vai trò và sứ mệnh đóng góp. Trên cơ sở chủ trương định hướng và nền tảng pháp lý hiện hành, khu vực kinh tế FDI, cộng đồng doanh FDI có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để cùng hoạt động hiệu quả và đóng góp vì sự phát triển các địa phương và nền kinh tế Việt Nam,” ông Lộc đưa ra quan điểm.

Tại phiên thảo của Diễn đàn, nhiều lãnh đạo địa phương cùng đại diện các hiệp hội xúc tiến thương mại và doanh nghiệp bàn thảo và đánh giá về các dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng những thay đổi của bối cảnh kinh tế thế giới mới, cũng như tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA).

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), Hiệp hội doanh nghiệp Anh (Britcham) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) có chung đánh giá các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đang thực thi đã tạo sức hút lớn đối với các dòng đầu tư nước ngoài từ các thị trường hưởng lợi trong các hiệp định này. Thương hiệu và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên đáng kể trong giai đoạn vừa qua, là tiền đề quan trọng để giai đoạn tới các “cơ duyên” hợp tác của các địa phương với các nhà đầu tư cũng như giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) và Trường đại diện Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) đánh giá cao và cho rằng Việt Nam là “cứ điểm an toàn và phát triển.” Sự chuyên nghiệp và minh bạch tạo thuận lợi của các địa phương đang tạo động lực lớn để các nhà đầu tư dịch chuyển, mở rộng đầu tư những dự án ‘đầu não’ với hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.

Về phía Chính phủ, Phó Thủ tướng nhìn nhận bên cạnh những thành tựu quan trọng, khu vực đầu tư nước ngoài cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trong đó phải kể đến mức độ kết nối và lan tỏa của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp. Việc thu hút và chuyển giao công nghệ từ FDI đến khu vực đầu tư trong nước vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Ngoài ra, thu hút FDI vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế cũng như hiện tượng một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về đầu tư hoặc chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường...

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tập trung giải quyết 4 vấn đề: Thứ nhất, quyết tâm giữ vững môi trường vĩ mô, chính trị xã hội ổn định, đây chính là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường và đại dịch COVID-19 vẫn còn là “ẩn số” khó đoán định.

Thứ hai, tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, lành mạnh, an toàn và hiệu quả, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế, nhất là tính minh bạch.

Thứ tư, song song với việc thu hút đầu tư, các địa phương sẽ tổ chức, hỗ trợ hiệu quả, kịp thời cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng các dự án với tốc độ nhanh nhất, thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất thông qua cải cách môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính và đặc biệt là những thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng…

“Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm ăn lâu dài, tôn trọng pháp luật và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Thời gian tới, khu vực FDI sẽ vẫn tiếp tục là một động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng, phồn vinh của Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo, phát triển” Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,576
Động cơ
3,834,676 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ bộ trưởng Bộ NNPTNT nói rất đúng>:D<


Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Vẽ ra thì rất dễ nhưng thực hiện mới khó
24/04/2021 | 05:45

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, ở bất kỳ bài toán kinh tế nào thì cân đối nguồn lực là bài toán tối ưu nhất. Bởi chúng ta vẽ ra được các câu chuyện thì rất dễ nhưng thực hiện mới là khó.

Chiều ngày 23/4, Tại Hội nghị về các vấn đề phát triển lâm nghiệp và việc "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 38% năm 2006 lên 41,89% năm 2019 và dự kiến đạt 42% năm 2020 với tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 13 tỷ USD năm 2020

Đáng chú ý, trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây, nêu rõ, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản sẽ đạt 18-20 tỷ USD vào năm 2025; đạt 23-25 tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước năm 2025 phải đạt 5 tỷ USD, năm 2030 đạt 6 tỷ USD.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn tiếp tục đóng cửa rừng tự nhiên đến năm 2030, không khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, cần thúc đẩy hình thành những DN lớn, khu công nghiệp lớn sản xuất và chế biến hiện đại mang tầm cỡ khu vực và thế giới để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, phát triển các hình thức thương mại hiện đại, cùng với xây dựng thương hiệu gỗ Việt, sử dụng nguồn gỗ hợp pháp và mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ nhằm đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.

Bên cạnh đó, sẽ phát triển thêm các nguồn thu từ dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng... Đặc biệt là dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ hấp thụ các-bon.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, lâm nghiệp hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác khi đề ra chiến lược bao giờ cũng phải giải quyết được câu chuyện: Bảo tồn và phát triển. Phát triển làm sao để không phá vỡ cái mà chúng ta bảo tồn, còn nếu bảo tồn mà đóng kín cửa hết thì lấy gì phát triển?.

Bàn về nguồn lực để phát triển, Bộ trưởng Hoan cho rằng: “từ ý tưởng tốt chúng ta sẽ tạo ra được nguồn lực, chứ không phải là có nguồn lực thì chúng ta mới có ý tưởng. Người lãnh đạo không phải là người nhận ngân sách về rồi đem ra cân, chia đều cho nhau. Một chiếc bánh ngân sách cho một ngành, một lĩnh vực hồi xưa giờ chúng ta quan niệm là làm sao chia bánh đó cho đều. Giờ lãnh đạo không phải là người chia chiếc bánh mà phải tư duy làm sao để chiếc bánh đó lớn lên, nở to ra”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, ở bất kỳ bài toán kinh tế nào thì cân đối nguồn lực là bài toán tối ưu nhất. Bởi, chúng ta vẽ ra được các câu chuyện thì rất dễ nhưng thực hiện mới là khó. Nếu không thực hiện được đó mãi là kế hoạch, là chiến lược. Do đó, chúng ta phải xác định được thứ tự ưu tiên, cần tập chung, phải suy nghĩ làm sao để tạo ra nguồn lực.

Bộ trưởng tin rằng, nếu có một chính sách tốt, có một ý tưởng khởi tạo tốt sẽ thu hút được nguồn lực từ xã hội, từ doanh nghiệp.
Theo ông Hoan, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, cần tính toán phát triển làm sao để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ này nhưng đừng làm tổn thương nhu cầu của thế hệ mai sau. Phải để con cháu chúng ta có hệ sinh thái rừng, có đa dạng sinh học,... từ đó ngẩng cao đầu với thế giới rằng “Việt Nam là đất nước xanh”.

Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định ông sẽ cùng với các bộ ban ngành, cùng với xã hội tạo lập được điều gì đó cao cả hơn là những con số đong đo đếm được, đó là khát vọng Việt Nam xanh, tạo lập hệ sinh thái bền vững, phát triển hệ sinh thái đa dạng sinh học.

“Chúng ta cần chứng minh với thế giới ta có một nên lâm nghiệp có trách nhiệm. Ngành lâm nghiệp Việt Nam không chỉ đeo đuổi lợi ích kinh tế mà còn giúp cân bằng các vấn đề xã hội, môi trường, hòa nhập vào tư duy của thế giới”, ông nhấn mạnh.
 

Nhân văn Dân

Xe tăng
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,916
Động cơ
404,924 Mã lực
https://dantri.com.vn/du-lich/bien-nguoi-chen-chuc-xem-ban-phao-hoa-tai-thanh-pho-sam-son-20210425070933722.htm
Với biển người như thế này thì kiểm soát như thế nào nhỉ, thế giới nói chung, Ấn Độ nói riêng có nên sang học tập kinh nghiệm.
"Để đảm bảo an ninh trật tự, thành phố Sầm Sơn đã tiến hành cấm nhiều tuyến giao thông dẫn vào khu vực sân khấu tại Quảng trường biển. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với du khách và người dân khi tham gia đêm hội. "
f-41619307271506-1619310982227.jpg

dsc-097451619307271191-1619310993559.jpg

dsc-09689-1619307271262.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,180
Động cơ
678,653 Mã lực
SS còn nạn chặt chém ko cccm? Đi chơi mà cứ phải cảnh giác thì mệt lắm.
 

canhsim

Xe tải
Biển số
OF-656530
Ngày cấp bằng
20/5/19
Số km
244
Động cơ
110,721 Mã lực
Giờ chỉ tuyên truyền thôi chứ khó hạn chế lắm. Hên xui.
 

Huthasa

Xe container
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
9,965
Động cơ
542,404 Mã lực
Biển tiền là đây. Sao éo tận thu nhỉ?
 
Biển số
OF-390807
Ngày cấp bằng
6/11/15
Số km
428
Động cơ
240,234 Mã lực
Tuổi
42
SS còn nạn chặt chém ko cccm? Đi chơi mà cứ phải cảnh giác thì mệt lắm.
Năm kia nhà em đi, ở trong flc, có ra ngoài ăn mấy bữa thì thấy bình thường, lâu nay cũng ko thấy ai kêu, có vẻ từ khi flc vào thì đã thay đổi đc nhiều.
 

Cậu_Biii

Xe đạp
Biển số
OF-775615
Ngày cấp bằng
27/4/21
Số km
18
Động cơ
37,590 Mã lực
Tuổi
26
covit thế này nên tránh mấy cái chỗ đông người thì tốt nhất. lại còn sắp nghỉ lễ nữa chứ
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
32,576
Động cơ
3,834,676 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sợ là vài ba địa phương, mấy ông khách sạn, nhà hàng.. kiếm được tí tiền nhưng ngành Y tế lại quằn mình ra thu dọn hậu quả?

Vui chơi an toàn và có chừng mực thôi các CM ạ. Chết vì bệnh dịch chứ ai có chết vì thiếu đi chơi đâu?
 

Nhân văn Dân

Xe tăng
Biển số
OF-113550
Ngày cấp bằng
20/9/11
Số km
1,916
Động cơ
404,924 Mã lực
Sợ là vài ba địa phương, mấy ông khách sạn, nhà hàng.. kiếm được tí tiền nhưng ngành Y tế lại quằn mình ra thu dọn hậu quả?

Vui chơi an toàn và có chừng mực thôi các CM ạ. Chết vì bệnh dịch chứ ai có chết vì thiếu đi chơi đâu?
E băn khoăn là 5K có phải áp dụng ở đấy không.
 

phamhung126

Xe tải
Biển số
OF-82271
Ngày cấp bằng
8/1/11
Số km
385
Động cơ
416,612 Mã lực
Khách tham dự phải rửa tay, xịt ..ồn và đeo khẩu trang khi tắm.
 

cowboy1982

Xe buýt
Biển số
OF-710017
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
530
Động cơ
1,784,493 Mã lực
Tuổi
42
SS còn nạn chặt chém ko cccm? Đi chơi mà cứ phải cảnh giác thì mệt lắm.
Sau 1 tuần vật vạ, đi test tầm 9-10 nhà hàng - quán ăn ở TP Sầm Sơn, Cháu khẳng định với các cụ là không còn nạn chặt chém nữa nhé. Khi cụ order đồ thì người ta báo giá trước hết cho Cụ... ví dụ như cua 500k/kg, ghẹ 600k/kg, tôm 700k/1 kg..tất nhiên là đắt hơn chỗ khác rồi...nhưng mình vì mình biết giá trước nên lúc thanh toán cũng thấy thoái mái.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top