s63 AGM

Xe tăng
Biển số
OF-28107
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
1,688
Động cơ
493,202 Mã lực
Khà khà... xk VN tăng mạnh ko phải do xk đất cát đâu. Do sx đấy.
Vn ko yếu đi mà mạnh lên tương đối trong covid.

Đất nc đang có dàn lãnh đạo học thức, kinh nghiệm nhất trong lịch sử.
Thập kỉ này sẽ là thập kỉ tăng trưởng mạnh nhất của VN trong lịch sử hiện đại.

20 năm qua bộ mặt đô thị VN thahyđổi ntn thì 10 năm tới cả lượng và chất sẽ gấp bội lần. Ko chỉ Hn, Sg mà sẽ có rất nhiều tp lớn VN như Hạ Long, HP, ĐN, NT, VT, ĐN, BD, BN sẽ ồ ạt các nhà cao tầng để chiếm top Asean

Thời và vận VN đang hiện rõ.
Dậy đi, bỏ cái tay trong quần ra.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giá thuê đất công nghiệp tăng nhanh

Quý I, giá thuê đất các khu công nghiệp phía Nam tăng 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái và chưa có dấu hiệu dừng lại.

JLL vừa công bố báo cáo về các khu công nghiệp với đà tăng giá nhanh ở các tỉnh phía Nam. Quý I/2021, hầu hết chủ đầu tư khu công nghiệp phía Nam (5 tỉnh TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu) đều đã tăng mức giá chào thuê đất lên 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp Covid-19.

Đỉnh mới của giá thuê công nghiệp bình quân tại 5 tỉnh này đạt 111 USD một m2 cho chu kỳ thuê, được xếp vào chu kỳ tăng nhanh. Còn giá thuê nhà xưởng xây sẵn đạt trung bình ở mức 4,5 USD một m2 một tháng cho toàn khu vực, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ mở rộng sản xuất.

Colliers Việt Nam cũng xác nhận, thị trường bất động sản công nghiệp đang tăng nhiệt bất chấp đợt dịch lần 3 ảnh hưởng nhiều ngành nghề giai đoạn cận Tết. Trong quý I/2021, TP HCM ghi nhận giá thuê đất tại các khu công nghiệp đạt mức kỷ lục là 165 USD một m2 cho chu kỳ thuê, dẫn đầu các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Đơn vị này dự báo giá thuê bất động sản công nghiệp tại TP HCM vẫn còn tiếp tục đi lên trong thời gian tới do nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước lẫn quốc tế vẫn rất lớn.

Theo Collier, việc ngành thương mại điện tử (e-commerce) phát triển năng động, xuất khẩu hàng điện tử tăng trưởng mạnh mẽ bên cạnh tình hình bất ổn vĩ mô ở một số khu vực trên thế giới có thể một phần khiến cho nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tiếp tục cao hơn trong năm 2021.

Theo Collier, việc ngành thương mại điện tử (e-commerce) phát triển năng động, xuất khẩu hàng điện tử tăng trưởng mạnh mẽ bên cạnh tình hình bất ổn vĩ mô ở một số khu vực trên thế giới có thể một phần khiến cho nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tiếp tục cao hơn trong năm 2021.

Dữ liệu của JLL cho hay, đất công nghiệp và nhà xưởng xây sẵn đều ghi nhận tỷ lệ lấp đầy cao, đạt gần 86% và 82%, tăng lần lượt 60 điểm phần trăm và 76 điểm phần trăm so với quý trước. Các giao dịch thuê đất công nghiệp kéo dài từ năm trước Covid-19 đến nay vẫn diễn ra khả quan và thu hút nhiều nhà sản xuất lớn để mắt đến, mặc dù đại dịch còn tiềm ẩn những rủi ro đối với thị trường.

Đất công nghiệp ghi nhận các giao dịch đã được đàm phán từ năm ngoái, ngược lại nhà xưởng xây sẵn chứng kiến sự mở rộng sản xuất của các khách thuê hiện hữu hơn là những khách thuê mới. Giá đất và giá thuê tiếp tục đà tăng trưởng đất công nghiệp vẫn là lĩnh vực nóng nhất đối với những nhà sản xuất mới hoặc để đáp ứng nhu cầu mở rộng của các nhà sản xuất hiện hữu, vốn được hỗ trợ bởi tiềm năng sản xuất to lớn của Việt Nam.

Đồng Nai và Bình Dương dẫn đầu nguồn cung cả nước về đất công nghiệp và nhà xưởng cho thuê và có thể duy trì vị thế này trong thời gian tới. Các địa phương khác ở miền Nam vẫn còn một hành trình dài để bắt kịp nguồn cung khu công nghiệp của Bình Dương và Đồng Nai vì đây là hai thị trường phát triển lâu đời nhất.

Xét về nguồn cung nhà xưởng xây sẵn, Đồng Nai vượt trội hơn các tỉnh khác do có nền công nghiệp phát triển và quỹ đất đủ cho các chủ đầu tư gia nhập. Nguồn cung bất động sản công nghiệp ở miền Nam dự kiến tăng mạnh 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong khu vực và củng cố vị trí dẫn đầu về nguồn cung.

Với triển vọng tích cực về ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam, chính quyền các tỉnh đã đưa ra kế hoạch thành lập thêm các khu công nghiệp mới với tổng diện tích khoảng 23.400 ha, tất cả đều nằm ở các thị trường tiêu biểu lân cận TP HCM. Thị trường nhà xưởng xây sẵn dự kiến sẽ tiếp tục sôi động, với khoảng 897.000 m2 sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm 2021.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,933 Mã lực
Giá thép không ngừng tăng

Trong vòng 4 ngày, mỗi tấn thép sản xuất trong nước tăng hơn 700.000 đồng và hiện đắt thêm gần 2 triệu đồng so với đầu tháng 3.

Theo khảo sát của VnExpress, hiện thép cuộn D6, D8 CB240 của Hoà Phát đang ở mức 15,89 triệu đồng một tấn, thép cây vằn D10 CB300 là 16,08 triệu đồng một tấn. Các mức giá này tăng 300.000-310.000 đồng một tấn so với đầu tuần này.

Tuy nhiên, trong thông báo mới gửi tới đại lý, khách hàng, thép Hoà Phát cho biết do giá phôi thép, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá thép cây và cuộn xây dựng sẽ tăng thêm 400.000 đồng mỗi tấn tại thị trường miền Bắc. Với quyết định điều chỉnh giá bán từ 17/4 tới, mỗi tấn thép cuộn, thép cây của Hoà Phát tại thị trường miền Bắc tăng lên mức 16,19-16,38 triệu đồng một tấn. Tổng cộng mỗi tấn thép của doanh nghiệp này đắt thêm 700.000 đồng một tấn trong vòng 4 ngày (14-17/4).

Hai loại thép cuộn D6, D8 CB240 và D10 CB300 của thép Việt Đức đều đã vượt 16 triệu đồng một tấn, lần lượt là 16,14 triệu và 16,02 triệu đồng một tấn.

Công ty Gang thép Thái Nguyên sau khi điều chỉnh giá ngày 14/4, hiện giá 2 sản phẩm thép cuộn CB240 và thép cây D10 CB300 đứng ở mức 16,8 triệu đồng và 16,24 triệu đồng một tấn. Còn thép cuộn CB240 của thép Việt Ý đang có giá 16,04 triệu đồng một tấn, thép D10 CB300 là 15,99 triệu đồng một tấn.

So với đầu tháng 3, mỗi tấn thép trong nước hiện đã đắt thêm gần 2 triệu đồng một tấn và tăng khoảng 4 triệu so với cùng thời điểm năm ngoái. Giá thép liên tục leo thang thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp sử dụng thép để sản xuất, nhà thầu xây dựng gặp khó khăn. Trong khi các đại lý bán hàng trong cảnh "bán cầm chừng để chờ nghe ngóng giá". Họ không dám xuất kho lượng lớn vì có thể vừa xuất hàng là lại có thông báo tăng từ nhà máy.

Báo cáo về tình hình thị trường thép tháng 3 của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nhận định, giá thép có thể tăng đến hết quý 3 năm nay trước những diễn biến khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Giá quặng sắt, than mỡ luyện cốc, thép phế liệu, cuộn cán nóng HRC... đều đã tăng giá mạnh so với hồi cuối năm 2020. Cụ thể, giá HRC ngày 6/4 ở mức 795 USD một tấn, tăng 85 USD mỗi tấn so với đầu tháng 3. Giá quặng sắt quanh mức 171 USD một tấn, thép phế liệu khoảng 442 USD mỗi tấn... "Diễn biến này khiến giá thép trong nước tăng cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt", theo VSA.

Cùng với đà tăng giá, các doanh nghiệp ngành thép cũng ghi nhận sản lượng sản xuất và bán hàng tăng trong quý I năm nay. Theo số liệu của VSA, sản xuất thép các loại trong tháng 3 đạt 2,96 triệu tấn, tăng gần 44% so với tháng 2 và tăng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ 2020. Sản lượng hàng bán trong nước đạt 2,88 triệu tấn, tăng gần 40% so với năm ngoái.

Tính chung quý I, sản xuất thép các loại tăng 33,8%, đạt 7,66 triệu tấn; bán hàng đạt 6,78 triệu tấn tăng gần 35% so với cùng kỳ 2020. Lượng thép xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước cũng ghi nhận tăng tới 59,5% trong 3 tháng đầu năm, mức 1,63 triệu tấn.
Thép làm ăn được mà sao công ty này lại kém cụ nhỉ ?

Người lao động Công ty Thép Úc SSE (Hải Phòng) bức xúc, kiến nghị công ty giải quyết chế độ liên quan đến việc làm, tiền lương, BHXH...

Ngày 22.4, người lao động Công ty Thép Úc SSE (địa chỉ tại Km 9 Vật Cách, Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) đã tập trung để kiến nghị lên lãnh đạo công ty về việc thực hiện chế độ, quyền lợi chính đáng của công nhân lao động.

Theo người lao động, trước Tết nguyên đán, các bộ phận tại công ty vẫn làm việc bình thường. Tuy nhiên sau Tết, người lao động nhận được thông báo nghỉ chờ việc. "Các bộ phận vẫn phân công làm việc, trực tại các vị trí, bộ phận có công việc liên quan. Chúng tôi nhận được khoản tạm ứng lương tháng 1 số tiền 5.000.000 đồng cũng là lần Công ty chi trả tiền công, tiền lương cuối cùng vào 9.2 cho đến nay. Sau hơn 2 tháng nghỉ chờ việc, chúng tôi không nhận được bất cứ thông báo nào về tình hình Công ty cũng như phần lương còn lại của tháng 1, lương tháng 2 - 3.2021" - người lao động cho biết.

Cũng theo phản ánh, Công ty dừng đóng BHXH từ tháng 9.2020 nhưng người lao động không được thông báo, giải thích về việc này.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề trên, ông Vũ Quang Tuân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hồng Bàng - cho biết, qua nắm bắt tình hình được biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Công ty Sản xuất Thép Úc SSE gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từ cuối năm 2020. Mấy tháng nay, công ty chưa bố trí được việc làm cho phần lớn lao động (khoảng gần 300 người). "Mong muốn của người lao động là doanh nghiệp có thông báo về phương thức hoạt động trong thời gian tới, nếu không có việc làm thì giải quyết chế độ chính sách tiền lương, BHXH cũng như những quyền lợi hợp pháp, chính đáng khác" - ông Tuân cho biết.

Liên đoàn Lao động quận Hồng Bàng trực tiếp chỉ đạo công đoàn cơ sở Công ty Thép Úc SSE làm việc với ban lãnh đạo doanh nghiệp để giải quyết kiến nghị của người lao động. Trước mắt, đơn vị thông báo về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch trong thời gian tới để người lao động được biết. Đồng thời, sớm giải quyết chế độ lương, BHXH cho người lao động (có lộ trình cụ thể căn cứ vào điều kiện thực tế tại doanh nghiệp)....

"Theo thông tin từ công đoàn cơ sở, dự kiến trong 1-2 ngày tới, Công ty sẽ đối thoại với người lao động để giải quyết những kiến nghị trên" - lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hồng Bàng cho biết.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thép làm ăn được mà sao công ty này lại kém cụ nhỉ ?

Người lao động Công ty Thép Úc SSE (Hải Phòng) bức xúc, kiến nghị công ty giải quyết chế độ liên quan đến việc làm, tiền lương, BHXH...

Ngày 22.4, người lao động Công ty Thép Úc SSE (địa chỉ tại Km 9 Vật Cách, Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) đã tập trung để kiến nghị lên lãnh đạo công ty về việc thực hiện chế độ, quyền lợi chính đáng của công nhân lao động.

Theo người lao động, trước Tết nguyên đán, các bộ phận tại công ty vẫn làm việc bình thường. Tuy nhiên sau Tết, người lao động nhận được thông báo nghỉ chờ việc. "Các bộ phận vẫn phân công làm việc, trực tại các vị trí, bộ phận có công việc liên quan. Chúng tôi nhận được khoản tạm ứng lương tháng 1 số tiền 5.000.000 đồng cũng là lần Công ty chi trả tiền công, tiền lương cuối cùng vào 9.2 cho đến nay. Sau hơn 2 tháng nghỉ chờ việc, chúng tôi không nhận được bất cứ thông báo nào về tình hình Công ty cũng như phần lương còn lại của tháng 1, lương tháng 2 - 3.2021" - người lao động cho biết.

Cũng theo phản ánh, Công ty dừng đóng BHXH từ tháng 9.2020 nhưng người lao động không được thông báo, giải thích về việc này.

Trao đổi với Lao Động về vấn đề trên, ông Vũ Quang Tuân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hồng Bàng - cho biết, qua nắm bắt tình hình được biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Công ty Sản xuất Thép Úc SSE gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh từ cuối năm 2020. Mấy tháng nay, công ty chưa bố trí được việc làm cho phần lớn lao động (khoảng gần 300 người). "Mong muốn của người lao động là doanh nghiệp có thông báo về phương thức hoạt động trong thời gian tới, nếu không có việc làm thì giải quyết chế độ chính sách tiền lương, BHXH cũng như những quyền lợi hợp pháp, chính đáng khác" - ông Tuân cho biết.

Liên đoàn Lao động quận Hồng Bàng trực tiếp chỉ đạo công đoàn cơ sở Công ty Thép Úc SSE làm việc với ban lãnh đạo doanh nghiệp để giải quyết kiến nghị của người lao động. Trước mắt, đơn vị thông báo về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch trong thời gian tới để người lao động được biết. Đồng thời, sớm giải quyết chế độ lương, BHXH cho người lao động (có lộ trình cụ thể căn cứ vào điều kiện thực tế tại doanh nghiệp)....

"Theo thông tin từ công đoàn cơ sở, dự kiến trong 1-2 ngày tới, Công ty sẽ đối thoại với người lao động để giải quyết những kiến nghị trên" - lãnh đạo Liên đoàn Lao động quận Hồng Bàng cho biết.
Em nghĩ ngành thép cũng cạnh trạnh khốc liệt! Ông Hoà Phát nói đã chiếm 50% thị phần! Các chú còn lại đánh nhau chết thôi 😂
 

Vongai

Xe buýt
Biển số
OF-45835
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
904
Động cơ
368,968 Mã lực
Mua ac quy lưu trữ về nâng cấp đi cụ ơi. Tầm 18h-22h phát lên lưới có ai cắt đâu :)
Tiền đầu tư hệ thống acqui dự trữ lớn hơn khoảng 3 lần đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời, phát lên lưới trực tiếp, nên nhàđâu tư họ bỏ,
Chứ ko thì không có chuyện quá tải, bất ổn định lưới điện.

Giờ theo em có chính sách mua điện giờ mà hệ thống phát điện năng lượng tái tạo thấp xuống - buộc doanh nghiệp phải đầu tư hệ thống lưu trữ điện, hoặc khuyến khích doanh nghiệp khác đầu tư Hệ thống này...
Có cách rất hay mà miền Trung Việt Nam có thể tận dụng là các nhà máy thủy điện tích trữ: Kiểu giờ phát cao điểm của Nm NLTT, thì bơm nước lên hồ chứa lên cao, khi NM NLTT không phát điện nữa thì xả nước từ hồ chứa trên cao xuống hồ chứa dưới thấp, và chạy máy phát. Em thấy địa hình miền Trung phù hợp với loại hình thủy điện này,..
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,933 Mã lực
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%, trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế.


Đây là một trong những nội dung mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng báo cáo lên Thủ tướng *************** trong buổi làm việc của Chính phủ với cơ quan này.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, nếu để tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng thì sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô. Đây là một trong những khó khăn đối với hoạt động cấp tín dụng.

Nhận xét về quy mô dư nợ tín dụng/GDP, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cũng khẳng định là ngày càng lớn và đang ở mức khoảng 140%, do đó dẫn đến việc lựa chọn kiểm soát tín dụng thận trọng.

Năm 2020, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,13%. Trong năm nay, các nhà hoạch định chính sách dự báo trước nhu cầu vốn của nền kinh tế có thể phục hồi mạnh mẽ hơn khi Việt Nam đã thành công kiểm soát Covid-19 và cùng với đó, vaccine đã bắt được sản xuất, dần phân phối trên toàn cầu. Theo đó, kịch bản tăng trưởng tín dụng đầu tiên được đặt ra ở 12-14%.

Tuy nhiên, căn cứ trên room tín dụng mà NHNN giao cho các Ngân hàng ở cuối quý I/2021, sau gần trọn một quý xem xét bối cảnh và chỉ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo quý đầu năm, có thể thấy ở mức 10-12% mục tiêu toàn ngành đặt ra, NHNN đang thể hiện sự thận trọng cao. Mục tiêu này như một lãnh đạo NHNN thông tin, chia theo 3 kịch bản bắt đầu từ mức tăng trưởng tín dụng 8%. Và điều đó dường như cũng phản ánh đúng những khó khăn mà Thống đốc NHNN đã báo cáo lên Thủ tướng khi ngành – giữa động cơ mong muốn đạt được tăng trưởng tín dụng cao, tăng cung tiền để hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng cao mà Quốc hội đã giao trong năm nay (6%) – với lo ngại trước nguy cơ suy giảm chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng.

Với tình cảnh này, một chuyên gia trong ngành ngân hàng nhận xét, mặc dù ngày càng có nhiều ngân hàng đạt chuẩn Basel II và thậm chí công bố đạt đủ 3 trụ cột Basel II, đang chuẩn bị tiến Basel III; song cần lưu ý rằng trên thế giới người ta đã áp dụng chuẩn Basel III từ lâu. Hơn nữa, sự bất ổn của Covid-19 vẫn còn tiếp diễn và có thể để lại những kệ lụy kéo dài bao gồm cả nợ xấu và yếu tố kỳ vọng lạm phát gia tăng.

Thông tư số 03/2021/TT-NHNN mà NHNN ban hành với lộ trình giãn nợ 3 năm đã cho cơ quan quản lý đón lường điều này và thận trọng để các ngân hàng có điều kiện xử lý nợ, giúp các thành phần vay nợ trong nền kinh tế cũng “dễ thở”.

Do đó, NHNN khó có thể phá vỡ thế thận trọng để thúc đẩy tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP lên một quy mô cao hơn nữa. Nói cách khác, dư địa tín dụng của ngành ngân hàng đang khá hẹp và cần những cú “đột kích” để phá vỡ những nút thắt này, giúp điều kiện rộng rãi hơn thúc đẩy tăng dư nợ mạnh mẽ hơn.

 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã trên 140%, trong nhóm nước có tỷ lệ cao nhất theo đánh giá của quốc tế.


Đây là một trong những nội dung mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng báo cáo lên Thủ tướng *************** trong buổi làm việc của Chính phủ với cơ quan này.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, nếu để tỷ lệ này tiếp tục tăng cao và vốn vay trung dài hạn cũng dựa nhiều vào ngân hàng thì sẽ tạo áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng và cân đối vĩ mô. Đây là một trong những khó khăn đối với hoạt động cấp tín dụng.

Nhận xét về quy mô dư nợ tín dụng/GDP, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cũng khẳng định là ngày càng lớn và đang ở mức khoảng 140%, do đó dẫn đến việc lựa chọn kiểm soát tín dụng thận trọng.

Năm 2020, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,13%. Trong năm nay, các nhà hoạch định chính sách dự báo trước nhu cầu vốn của nền kinh tế có thể phục hồi mạnh mẽ hơn khi Việt Nam đã thành công kiểm soát Covid-19 và cùng với đó, vaccine đã bắt được sản xuất, dần phân phối trên toàn cầu. Theo đó, kịch bản tăng trưởng tín dụng đầu tiên được đặt ra ở 12-14%.

Tuy nhiên, căn cứ trên room tín dụng mà NHNN giao cho các Ngân hàng ở cuối quý I/2021, sau gần trọn một quý xem xét bối cảnh và chỉ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo quý đầu năm, có thể thấy ở mức 10-12% mục tiêu toàn ngành đặt ra, NHNN đang thể hiện sự thận trọng cao. Mục tiêu này như một lãnh đạo NHNN thông tin, chia theo 3 kịch bản bắt đầu từ mức tăng trưởng tín dụng 8%. Và điều đó dường như cũng phản ánh đúng những khó khăn mà Thống đốc NHNN đã báo cáo lên Thủ tướng khi ngành – giữa động cơ mong muốn đạt được tăng trưởng tín dụng cao, tăng cung tiền để hỗ trợ nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng cao mà Quốc hội đã giao trong năm nay (6%) – với lo ngại trước nguy cơ suy giảm chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng.

Với tình cảnh này, một chuyên gia trong ngành ngân hàng nhận xét, mặc dù ngày càng có nhiều ngân hàng đạt chuẩn Basel II và thậm chí công bố đạt đủ 3 trụ cột Basel II, đang chuẩn bị tiến Basel III; song cần lưu ý rằng trên thế giới người ta đã áp dụng chuẩn Basel III từ lâu. Hơn nữa, sự bất ổn của Covid-19 vẫn còn tiếp diễn và có thể để lại những kệ lụy kéo dài bao gồm cả nợ xấu và yếu tố kỳ vọng lạm phát gia tăng.

Thông tư số 03/2021/TT-NHNN mà NHNN ban hành với lộ trình giãn nợ 3 năm đã cho cơ quan quản lý đón lường điều này và thận trọng để các ngân hàng có điều kiện xử lý nợ, giúp các thành phần vay nợ trong nền kinh tế cũng “dễ thở”.

Do đó, NHNN khó có thể phá vỡ thế thận trọng để thúc đẩy tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP lên một quy mô cao hơn nữa. Nói cách khác, dư địa tín dụng của ngành ngân hàng đang khá hẹp và cần những cú “đột kích” để phá vỡ những nút thắt này, giúp điều kiện rộng rãi hơn thúc đẩy tăng dư nợ mạnh mẽ hơn.

Doanh nghiệp VN chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng. Các hình thức huy động vốn khác như chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp.. tuy có nhưng chưa thể thay thế tín dụng ngân hàng
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Du lịch nhưng phải an toàn, đề phòng dịch bệnh

Theo nhiều hãng lữ hành, sau thời gian bị kìm nén để phòng, chống dịch Covid-19, nhu cầu đi du lịch của người dân đang hồi phục rất nhanh.

Tại hầu hết các tỉnh trong cả nước đã nhanh chóng triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa mới, như Ninh Bình có kế hoạch tổ chức “Năm Du lịch quốc gia 2021” với nhiều hoạt động hấp dẫn; các tỉnh, thành như: Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… cũng tung ra chương trình kích cầu, thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Nhiều DN lữ hành, công ty du lịch đã mở lại tất cả tour nội địa, đặc biệt nắm bắt cơ hội kích cầu du lịch dịp nghỉ lễ giỗ Tổ và 30/4 - 1/5.

Các hãng lữ hành cũng phát triển dịch vụ sản phẩm riêng biệt thu hút du khách đặc thù như du lịch hội họp, tổ chức sự kiện, du lịch theo nhóm khách hàng lớn... để đón đầu nhu cầu du khách trong đợt kích cầu lần này. Các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng "mạnh tay" đầu tư, chuẩn bị khai trương trung tâm giải trí nghỉ dưỡng theo mô hình "một điểm đến nhiều nhu cầu" đón đầu làn sóng du lịch nội địa bùng nổ sau khi nước ta dần khống chế có hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Sau 3 đợt dịch bệnh khiến ngành du lịch kiệt quệ, với tín hiệu ấm dần lên của thị trường, các công ty du lịch phấn khởi chờ đợi sự bùng nổ vào dịp 30/4 và 1/5 sắp tới. Ghi nhận cho thấy, nhu cầu du lịch của du khách trong nước đã tăng. Lượng khách đặt tour bắt đầu tăng trở lại, trong đó có cả nhóm khách đoàn số lượng lên tới vài trăm khách. Theo nhận định của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, tuy lượng khách nội địa chưa thể bù đắp được nguồn thu từ lượng khách quốc tế nhưng cũng giúp làm ấm thị trường du lịch Việt Nam, giải quyết một phần khó khăn cho các DN lữ hành.

Dù vậy, kích cầu du lịch nhưng vẫn phải đặt an toàn của du khách lên hàng đầu, vẫn phải đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch Covid-19. Đa dạng chiến dịch quảng bá điểm đến an toàn nhằm xây dựng lòng tin của du khách; hướng dẫn cụ thể về an toàn cho du khách trong việc tuân thủ phòng, chống dịch bệnh ở những điểm đến. Đặc biệt là trong khi vẫn còn nhiều cá nhân chưa đề cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, coi nhẹ công tác tự phòng dịch... Mọi tư tưởng, thái độ chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch của cá nhân khi tham gia các hoạt động tập trung đông người, nhất là ở những địa điểm du lịch nổi tiếng đều rất có thể là nguyên nhân dẫn đến những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19. Việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, thực hiện Thông điệp 5K của Bộ Y tế tại các địa điểm du lịch càng có ý nghĩa quan trọng khi kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần.

“An toàn” và “Hấp dẫn” là yếu tố then chốt của kích cầu du lịch. Việc cho phép các khu du lịch hoạt động trong “trạng thái bình thường mới” là tạo cơ hội phục hồi lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Chủ trương này chỉ thực sự có ý nghĩa khi mọi người từ khách du lịch đến người dân bản địa thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,933 Mã lực
Du lịch nhưng phải an toàn, đề phòng dịch bệnh

Theo nhiều hãng lữ hành, sau thời gian bị kìm nén để phòng, chống dịch Covid-19, nhu cầu đi du lịch của người dân đang hồi phục rất nhanh.

Tại hầu hết các tỉnh trong cả nước đã nhanh chóng triển khai các chương trình kích cầu du lịch nội địa mới, như Ninh Bình có kế hoạch tổ chức “Năm Du lịch quốc gia 2021” với nhiều hoạt động hấp dẫn; các tỉnh, thành như: Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội… cũng tung ra chương trình kích cầu, thu hút du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Nhiều DN lữ hành, công ty du lịch đã mở lại tất cả tour nội địa, đặc biệt nắm bắt cơ hội kích cầu du lịch dịp nghỉ lễ giỗ Tổ và 30/4 - 1/5.

Các hãng lữ hành cũng phát triển dịch vụ sản phẩm riêng biệt thu hút du khách đặc thù như du lịch hội họp, tổ chức sự kiện, du lịch theo nhóm khách hàng lớn... để đón đầu nhu cầu du khách trong đợt kích cầu lần này. Các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng "mạnh tay" đầu tư, chuẩn bị khai trương trung tâm giải trí nghỉ dưỡng theo mô hình "một điểm đến nhiều nhu cầu" đón đầu làn sóng du lịch nội địa bùng nổ sau khi nước ta dần khống chế có hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Sau 3 đợt dịch bệnh khiến ngành du lịch kiệt quệ, với tín hiệu ấm dần lên của thị trường, các công ty du lịch phấn khởi chờ đợi sự bùng nổ vào dịp 30/4 và 1/5 sắp tới. Ghi nhận cho thấy, nhu cầu du lịch của du khách trong nước đã tăng. Lượng khách đặt tour bắt đầu tăng trở lại, trong đó có cả nhóm khách đoàn số lượng lên tới vài trăm khách. Theo nhận định của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, tuy lượng khách nội địa chưa thể bù đắp được nguồn thu từ lượng khách quốc tế nhưng cũng giúp làm ấm thị trường du lịch Việt Nam, giải quyết một phần khó khăn cho các DN lữ hành.

Dù vậy, kích cầu du lịch nhưng vẫn phải đặt an toàn của du khách lên hàng đầu, vẫn phải đảm bảo an toàn về phòng, chống dịch Covid-19. Đa dạng chiến dịch quảng bá điểm đến an toàn nhằm xây dựng lòng tin của du khách; hướng dẫn cụ thể về an toàn cho du khách trong việc tuân thủ phòng, chống dịch bệnh ở những điểm đến. Đặc biệt là trong khi vẫn còn nhiều cá nhân chưa đề cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, coi nhẹ công tác tự phòng dịch... Mọi tư tưởng, thái độ chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch của cá nhân khi tham gia các hoạt động tập trung đông người, nhất là ở những địa điểm du lịch nổi tiếng đều rất có thể là nguyên nhân dẫn đến những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19. Việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch, thực hiện Thông điệp 5K của Bộ Y tế tại các địa điểm du lịch càng có ý nghĩa quan trọng khi kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đang đến gần.

“An toàn” và “Hấp dẫn” là yếu tố then chốt của kích cầu du lịch. Việc cho phép các khu du lịch hoạt động trong “trạng thái bình thường mới” là tạo cơ hội phục hồi lĩnh vực du lịch, dịch vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng thu nhập cho người dân. Chủ trương này chỉ thực sự có ý nghĩa khi mọi người từ khách du lịch đến người dân bản địa thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Dịch bệnh phức tạp thế này thì ngày lễ cứ ở nhà cho lành thôi cụ, vừa bảo vệ sức khỏe gia đình và chung tay góp một phần nhỏ giúp chính phủ phòng chống dịch
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dịch bệnh phức tạp thế này thì ngày lễ cứ ở nhà cho lành thôi cụ, vừa bảo vệ sức khỏe gia đình và chung tay góp một phần nhỏ giúp chính phủ phòng chống dịch
Em cũng nghĩ như vậy! Vui chơi chốc lát rồi lại mất công truy tìm và phong toả😀
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,186
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Theo em mọi người nên ở nhà cho lành,chúng ta chỉ đứng trên bờ vực của đại dịch Covi-19 thôi,bài học của Ấn Độ,Thái Lan,Campuchia sờ sờ trước mắt.
Việt Nam kinh tế vẫn ổn đến giờ là do chúng ta đã may mắn nhiều lần khống chế được dịch,còn kịch bản không may mắn thì em không dám nghĩ tới luôn.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Theo em mọi người nên ở nhà cho lành,chúng ta chỉ đứng trên bờ vực của đại dịch Covi-19 thôi,bài học của Ấn Độ,Thái Lan,Campuchia sờ sờ trước mắt.
Việt Nam kinh tế vẫn ổn đến giờ là do chúng ta đã may mắn nhiều lần khống chế được dịch,còn kịch bản không may mắn thì em không dám nghĩ tới luôn.
Chuẩn ạ! Không ai chắc chắn là mình có thể kiểm soát được tình hình phức tspj như hiện nay! CP nên khuyến cáo và hạn chế bớt các hoạt động công cộng không thực sự cần thiết trong dịp nghĩ lễ này!
 

Anhemtute

Xe máy
Biển số
OF-771737
Ngày cấp bằng
24/3/21
Số km
69
Động cơ
41,593 Mã lực
Tuổi
47
Dịch bệnh phức tạp thế này thì ngày lễ cứ ở nhà cho lành thôi cụ, vừa bảo vệ sức khỏe gia đình và chung tay góp một phần nhỏ giúp chính phủ phòng chống dịch
Thế là du lịch và lữ hành phát này ...xong luôn
Không ngóc lên được rồi
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bài viết rất hay của TS Nguyễn Trí Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng QH

Thể chế phát triển kinh tế
Thứ Hai, 26-04-2021, 11:16

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định các đột phá chiến lược, trong đó có nội dung "hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…". Vậy thể chế phát triển kinh tế thị trường được cấu thành như thế nào?

Thể chế phát triển kinh tế thị trường được cấu thành từ năm thiết chế: quyền tài sản; thị trường tự do; cạnh tranh; phân công lao động; hợp tác. Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường chính là hoàn thiện năm thiết chế nói trên.

Trước hết là quyền tài sản. Quyền tài sản là động lực của kinh tế. Không ai bỏ tiền bạc, công sức ra để trồng lúa, nếu lúa trồng được lại bị tịch thu. Không ai bỏ tiền bạc, công sức ra để xây nhà, nếu nhà xây xong bị kẻ khác chiếm đoạt. Bảo đảm quyền tài sản chính là bảo đảm động lực để phát triển kinh tế. Quyền tài sản về cơ bản đã được bảo đảm rất tốt ở nước ta. Hai điểm nghẽn không lớn. Đó là sự phức tạp, khó khăn trong việc thực thi quyền tài sản đối với đất đai và năng lực bảo hộ quyền tài sản trí tuệ yếu. Để xử lý điểm nghẽn thứ nhất cần sớm sửa đổi Luật Đất đai theo hướng minh bạch hóa quy trình định giá, thu hồi, chuyển đổi đất và giám sát chặt chẽ quyền năng của các quan chức Nhà nước ở đây. Để xử lý điểm nghẽn thứ hai, cần nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.

Thứ hai là thị trường tự do. Kinh tế thị trường về bản chất chính là việc trao đổi các quyền tài sản thông qua tiền tệ như phương tiện trung gian: quyền tài sản đối với các sản phẩm, quyền tài sản đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp... Ở đây, vấn đề của chúng ta không phải là có hay không quyền tự do, mà chính là có hay không năng lực tổ chức và vận hành thị trường. Về cơ bản các thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang được tổ chức và vận hành tương đối ổn. Rất tiếc, đó chưa phải là điều chúng ta có thể nói về thị trường khoa học - công nghệ.

Thứ ba là cạnh tranh. Cạnh tranh là cơ chế thúc đẩy chất lượng và hiệu quả. Nó gần như một cơ chế chọn lọc tự nhiên để những "cá thể" khỏe mạnh hơn sẽ chiến thắng. Nhờ cơ chế này kinh tế sẽ liên tục phát triển theo hướng đi lên. Vấn đề lớn nhất của chúng ta ở đây là chủ nghĩa thân hữu. Thắng nhờ quan hệ chứ không phải nhờ có sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn chỉ có thể làm cho nền kinh tế phải đi thụt lùi. Tập trung chống chủ nghĩa thân hữu là rất quan trọng để bảo đảm một cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

Thứ tư là phân công lao động. Quy luật của kinh tế là chuyên môn hóa càng cao thì chất lượng và hiệu quả càng cao. "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" là sự anh minh được cha ông chúng ta đúc kết tự ngàn xưa. Hiện nay, sự phân công lao động trong lĩnh vực tư đang được vận hành khá ổn. Rất tiếc, đây chưa phải là điều chúng ta có thể nói về lĩnh vực công. Đang có không ít sự chồng chéo, ôm đồm và lẫn lộn chức năng làm cho các thiết chế công vận hành khó khăn, kém hiệu quả. Thúc đẩy chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực công phải là ưu tiên của chương trình cải cách hành chính.

Thứ năm là hợp tác. Hợp tác giúp kết hợp kiến thức, kết hợp kỹ năng và kết hợp nguồn lực. Với một sự kết hợp như vậy sức mạnh kinh tế sẽ được nhân lên gấp bội. Người Việt chúng ta hợp tác trong chiến đấu rất tốt, nhưng hợp tác trong làm ăn có vẻ khó khăn hơn. Cần đề ra một chiến lược giáo dục và truyền thông hiệu quả để phát triển phẩm chất và năng lực hợp tác của người Việt. Nhà nước cũng có thể có các chính sách khuyến khích sự hợp tác. Thí dụ, càng hợp tác được với nhiều đối tác thì một số các loại thuế, phí có thể giảm.

Cuối cùng, ở nước ta, cả năm thiết chế nói trên đã được hình thành và phát triển vượt bậc trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, những vấn đề đang được đặt ra cũng không phải là ít. Hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường chính là xử lý dứt điểm các vấn đề nói trên.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều chủ trương, nhiều ưu tiên, nhiều giải pháp nhưng ông này vẫn chưa cải thiện nhiều!

Doanh nghiệp nhà nước: Sẽ được tạo điều kiện hoạt động bình đẳng, chủ động

Hiện nay, một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang dần mất đi tính tự chủ, dẫn tới việc không dám đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Do đó, "đối xử công bằng" với DNNN là một yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Còn nhiều hạn chế

Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, hiện cơ quan nhà nước quyết định nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, như: Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư quy mô lớn, quyết định việc tăng vốn, góp vốn, chuyển nhượng vốn… khiến doanh nghiệp mất quyền tự chủ, hoạt động gặp khó khăn, khó áp dụng phương thức quản trị tiên tiến.

Khi so sánh với thông lệ quốc tế phổ biến, ở Việt Nam vẫn có những hạn chế và khoảng cách lớn trong tạo lập các điều kiện để bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN theo nguyên tắc thị trường.

Tiếp tục tạo điều kiện để DNNN sản xuất, kinh doanh thuận lợi

Mặt khác, tính minh bạch, công khai, bình đẳng giữa DNNN với doanh nghiệp các khu vực khác cũng hạn chế. Đáng chú ý, rất khó áp dụng cơ chế thị trường để đào thải DNNN thua lỗ, yếu kém.

Ông Nguyễn Minh Khoa - Trưởng ban Pháp chế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - nhìn nhận, cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả tổ chức, bộ máy, nhân sự, ban lãnh đạo, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị đến kế hoạch, chiến lược, phương án sản xuất, kinh doanh; đầu tư vốn, thoái vốn, đầu tư xây dựng, tiền lương, thu nhập của người lao động. "Đây là một trong những nguyên nhân khiến DNNN không dám mạnh dạn mở rộng đầu tư và sản xuất, kinh doanh" - ông Nguyễn Minh Khoa nói.

Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, về cơ bản, khi được xây dựng, các cơ chế, chính sách đều hướng tới mục tiêu bảo đảm tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường kiểm tra, giám sát của nhà nước. Tuy nhiên, thực tế áp dụng cũng bộc lộ những bất cập, như thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, xây dựng, mua bán tài sản cố định; quyền hạn, trách nhiệm, phương thức quản lý người đại diện và nhóm người đại diện.

Thực hiện theo nguyên tắc thị trường

Để bảo đảm được sự công bằng với DNNN, trước hết, chính sách sở hữu nhà nước phải có tính ổn định, lâu dài. Cùng với đó, tính minh bạch của doanh nghiệp phải được đề cao, thông qua báo cáo công chúng đáp ứng chuẩn mực công bố thông tin quản trị theo thông lệ quốc tế; đồng thời, giảm ưu tiên, ưu đãi với DNNN.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng CIEM, việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức, lợi nhuận được chia hàng năm. Đó mới là cách đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của nhà nước với vai trò là một cổ đông lớn của doanh nghiệp.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, cần phân định, làm rõ khái niệm vốn nhà nước theo quy trình của dòng vốn. Sau khi đầu tư vào doanh nghiệp, vốn nhà nước trở thành vốn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và định đoạt. Nhà nước trở thành chủ sở hữu của phần vốn góp, cổ phần tương ứng tại doanh nghiệp. Quản lý vốn chỉ tính toán hiệu quả như một nhà đầu tư tính toán giá trị gia tăng của đồng vốn, không đánh giá cách quản lý cụ thể của doanh nghiệp hoặc của từng dự án một.

Tại Đề án "Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới", Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất đổi mới phương thức quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh. Nhà nước quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động, đầu tư theo chỉ tiêu tài chính tổng thể, không đi vào từng hoạt động cụ thể; giao quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp…
 

Anhemtute

Xe máy
Biển số
OF-771737
Ngày cấp bằng
24/3/21
Số km
69
Động cơ
41,593 Mã lực
Tuổi
47
Bài viết rất hay của TS Nguyễn Trí Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng QH

Thể chế phát triển kinh tế
Thứ Hai, 26-04-2021, 11:16

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định các đột phá chiến lược, trong đó có nội dung "hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…". Vậy thể chế phát triển kinh tế thị trường được cấu thành như thế nào?

Thể chế phát triển kinh tế thị trường được cấu thành từ năm thiết chế: quyền tài sản; thị trường tự do; cạnh tranh; phân công lao động; hợp tác. Hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế thị trường chính là hoàn thiện năm thiết chế nói trên.

Trước hết là quyền tài sản. Quyền tài sản là động lực của kinh tế. Không ai bỏ tiền bạc, công sức ra để trồng lúa, nếu lúa trồng được lại bị tịch thu. Không ai bỏ tiền bạc, công sức ra để xây nhà, nếu nhà xây xong bị kẻ khác chiếm đoạt. Bảo đảm quyền tài sản chính là bảo đảm động lực để phát triển kinh tế. Quyền tài sản về cơ bản đã được bảo đảm rất tốt ở nước ta. Hai điểm nghẽn không lớn. Đó là sự phức tạp, khó khăn trong việc thực thi quyền tài sản đối với đất đai và năng lực bảo hộ quyền tài sản trí tuệ yếu. Để xử lý điểm nghẽn thứ nhất cần sớm sửa đổi Luật Đất đai theo hướng minh bạch hóa quy trình định giá, thu hồi, chuyển đổi đất và giám sát chặt chẽ quyền năng của các quan chức Nhà nước ở đây. Để xử lý điểm nghẽn thứ hai, cần nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật.

Thứ hai là thị trường tự do. Kinh tế thị trường về bản chất chính là việc trao đổi các quyền tài sản thông qua tiền tệ như phương tiện trung gian: quyền tài sản đối với các sản phẩm, quyền tài sản đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp... Ở đây, vấn đề của chúng ta không phải là có hay không quyền tự do, mà chính là có hay không năng lực tổ chức và vận hành thị trường. Về cơ bản các thị trường hàng hóa, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang được tổ chức và vận hành tương đối ổn. Rất tiếc, đó chưa phải là điều chúng ta có thể nói về thị trường khoa học - công nghệ.

Thứ ba là cạnh tranh. Cạnh tranh là cơ chế thúc đẩy chất lượng và hiệu quả. Nó gần như một cơ chế chọn lọc tự nhiên để những "cá thể" khỏe mạnh hơn sẽ chiến thắng. Nhờ cơ chế này kinh tế sẽ liên tục phát triển theo hướng đi lên. Vấn đề lớn nhất của chúng ta ở đây là chủ nghĩa thân hữu. Thắng nhờ quan hệ chứ không phải nhờ có sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn chỉ có thể làm cho nền kinh tế phải đi thụt lùi. Tập trung chống chủ nghĩa thân hữu là rất quan trọng để bảo đảm một cơ chế cạnh tranh lành mạnh.

Thứ tư là phân công lao động. Quy luật của kinh tế là chuyên môn hóa càng cao thì chất lượng và hiệu quả càng cao. "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" là sự anh minh được cha ông chúng ta đúc kết tự ngàn xưa. Hiện nay, sự phân công lao động trong lĩnh vực tư đang được vận hành khá ổn. Rất tiếc, đây chưa phải là điều chúng ta có thể nói về lĩnh vực công. Đang có không ít sự chồng chéo, ôm đồm và lẫn lộn chức năng làm cho các thiết chế công vận hành khó khăn, kém hiệu quả. Thúc đẩy chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực công phải là ưu tiên của chương trình cải cách hành chính.

Thứ năm là hợp tác. Hợp tác giúp kết hợp kiến thức, kết hợp kỹ năng và kết hợp nguồn lực. Với một sự kết hợp như vậy sức mạnh kinh tế sẽ được nhân lên gấp bội. Người Việt chúng ta hợp tác trong chiến đấu rất tốt, nhưng hợp tác trong làm ăn có vẻ khó khăn hơn. Cần đề ra một chiến lược giáo dục và truyền thông hiệu quả để phát triển phẩm chất và năng lực hợp tác của người Việt. Nhà nước cũng có thể có các chính sách khuyến khích sự hợp tác. Thí dụ, càng hợp tác được với nhiều đối tác thì một số các loại thuế, phí có thể giảm.

Cuối cùng, ở nước ta, cả năm thiết chế nói trên đã được hình thành và phát triển vượt bậc trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, những vấn đề đang được đặt ra cũng không phải là ít. Hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường chính là xử lý dứt điểm các vấn đề nói trên.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG
Toàn nguyên lên tiếng, đội đương quyền thì ngậm miệng ăn tiền
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
9,342
Động cơ
574,213 Mã lực
Em nghĩ ngành thép cũng cạnh trạnh khốc liệt! Ông Hoà Phát nói đã chiếm 50% thị phần! Các chú còn lại đánh nhau chết thôi 😂
Mới đọc đoạn đầu bài báo, em lại tưởng HP sắp có biến lớn. Hóa ra bác Dương rút lên vị trí vĩ mô hơn, chuyển giao dần cho lớp kế cận.
Bác Thắng cũng thuộc thế hệ tài năng của HP. Chúc HP ngày càng phát triển.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mệt với mấy ông Hàng không! Nhà mới có 4-5 đứa đã thế này! Nếu có trên chục đứa thì sẽ ra sao?

Cần tăng giám sát hàng không
TTO - Tình trạng "biển người" chen chúc, láo nháo như chợ vỡ ở khu vực soi chiếu an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã phần nào được giải quyết do dư luận vào cuộc. Nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề của ngành hàng không.

1. Khi hành khách bức xúc vì ùn ứ, báo chí là cơ quan vào cuộc và nêu vấn đề. Tất cả kẹt cứng đã được hóa giải khá đơn giản với việc chấn chỉnh thái độ nhân viên, tăng hỗ trợ khách hàng, lắp thêm 5 máy soi chiếu an ninh...

Cũng là hạ tầng chật hẹp, cũng vẫn phải khai báo y tế, do kiểm tra trực quan 10%... nhưng khi vào cuộc quyết liệt, tình hình đã thay đổi, khách đã đỡ khổ, được đối xử tốt hơn với đồng tiền mình bỏ ra khi mua vé.

2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã chỉ thẳng vào trách nhiệm của cảng hàng không khi nói anh em nhân viên an ninh có "khệnh khạng", đề nghị chỉnh đốn lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất...

Tuy nhiên, vấn đề ùn ứ được xé toạc ra khi ông Phạm Vũ Cường, phó giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất, chỉ ra một vấn đề khác, đó là quản lý về cấp giờ cất hạ cánh (slot), để các hãng bay thực hiện không đúng chuyến khiến lượng khách tăng cao vào khung giờ cao điểm mà không có chế tài gì. Tất cả thiệt hại, người quản lý hạ tầng sân bay è cổ chịu trách nhiệm.

Khi có trao qua đổi lại giữa các cơ quan, người dân mới vỡ ra nhiều thông tin. Tuy nhiên, sau khi lãnh đạo sân bay lên tiếng, lãnh đạo Cục Hàng không hay Bộ Giao thông vận tải chưa chính thức có trao đổi lại. Nên sự việc vẫn để đó, và khả năng giải quyết tận gốc vấn đề, người dân vẫn phải chờ thông tin tiếp theo.

3. Cũng ngay sau khi lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất lên tiếng, thông tin về việc Hãng Bamboo Airways có gửi tâm thư đến Thủ tướng tố Cục Hàng không, Bộ Giao thông vận tải trong công tác điều phối slot tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất cũng lộ diện.

Qua đó, hãng thông tin về việc mỗi ngày có khoảng 30 slot bị dư thừa tại mỗi sân bay, trong khi hãng bay có nhu cầu khai thác thì "đói" slot... Liệu có hay không hãng bay "con cưng"? Có hay không sự không công bằng trong điều phối... cần phải được giải đáp? "Người trong nhà" đã nói, Bộ Giao thông vận tải cũng cần công khai trả lời rõ ràng với dư luận.

4. Ngay quy định kiểm tra trực quan 10%, việc thực thi là theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Nhưng khi nảy sinh ách tắc, cục trưởng Cục Hàng không cho hay "do anh em làm hơi quá"... Vậy quy định có đủ rõ, hướng dẫn có sát thực tế không, có tình trạng chủ quan không... khiến người dân phải chịu khổ? Không chỉ người già, trẻ nhỏ phải vạ vật, mà không ít người đã lỡ chuyến, thậm chí thiệt hại.

Ai chịu trách nhiệm? Họ có được đền bù không, hay một lời xin lỗi cũng không có? Và khi không xin lỗi, không xử lý trách nhiệm thì lấy gì đảm bảo lần sau không tái diễn cảnh thiệt thòi cho hành khách? Rất nhiều ý kiến người dân đã cho rằng qua sự việc ùn ứ vừa qua, cần cơ chế giám sát, chịu trách nhiệm cao hơn ở ngành hàng không.

5. Giảm được tắc trong sân bay nhưng tắc ngoài sân bay cũng cần kéo giảm. Dịp cao điểm lễ hay tết, Sở Giao thông vận tải TP.HCM rốt ráo triển khai các biện pháp giải tỏa kẹt xe ở các trạm BOT nhưng có một trạm thu phí gần như chưa bao giờ dừng thu, đó là ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất, cao hơn là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, liệu có thể cam kết bằng những lời thực tế: "Nếu kẹt xe, chúng tôi sẽ xả trạm" để khách hàng bớt khổ được không?
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việt Nam: 'Cứ điểm an toàn và phát triển của dòng vốn FDI

Tính đến tháng 12/2020, trải qua 33 năm phát triển và thu hút FDI, cả nước đã có 33.070 dự án, vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn còn hiệu lực...

“Thu hút vốn FDI thời gian tới phải chọn lọc hơn, hướng tới việc lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, theo chủ chương của Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị. Dù vậy, Việt Nam phải thích ứng, chủ động, sáng tạo và đón kịp dòng chảy của làn sóng FDI thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, trong bối cảnh cạnh tranh FDI khốc liệt và những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.”
Nội dung trên được Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển 2021 với chủ đề “Kết nối Địa phương-Doanh nghiệp, Nắm bắt cơ hội,” do Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times phối hợp tổ chức, ngày 26/4.

“Lá phiếu” ủng hộ

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam vừa kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020 đồng thời vừa trải qua một năm 2020 đầy sóng gió. Song, năm 2020 vẫn được xem là năm thành công trong giai đoạn 5 năm với mức tăng trưởng dương 2,91%. Theo đó, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn tại châu Á với giá trị thương hiệu quốc gia tăng nhanh nhất thế giới, cụ thể tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33 trong top 100 “thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.”

Tính đến tháng 12/2020, trải qua 33 năm phát triển và thu hút FDI, cả nước đã có 33.070 dự án FDI, vốn đăng ký hơn 384 tỷ USD với số vốn thực hiện đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tổng giá trị xuất khẩu của cả nước, số thu nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng đều qua các năm. Khu vực đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể.

“Số vốn đăng ký và vốn thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 tăng mạnh so với trước đó. Đặc biệt là năm 2020, mặc dù tình hình rất khó khăn nhưng các nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin tưởng vào thị trường và môi trường đầu tư của Việt Nam, triển khai mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.” Phó thủ tướng nhấn mạnh: "Đây chính là 'lá phiếu' ủng hộ Chính phủ, bộ ngành và địa phương tiếp tục nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp chung tay vì một Việt Nam thịnh vượng."

Để đạt được những kết quả như trên trong gần hai năm đối mặt với COVID-19, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ mặc dù hoạt động xúc tiến đầu tư cả trong nước và nước ngoài đều gặp khó khăn, tuy nhiên rất nhiều ý tưởng sáng tạo đã được thúc đẩy triển khai thành công trên thực tiễn. Kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài không chỉ giữ vững động lực tăng trưởng tại các địa phương mà còn thể hiện tinh thần đồng hành sát cánh với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức.

“Về phần mình, trong nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao cũng chủ động, tích cực đẩy mạnh nhiều chuỗi hoạt động thiết thực hỗ trợ kết nối các địa phương với các đối tác quốc tế, triển khai đồng đều cả trong nước và ở nước ngoài. Theo đó, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam năm 2021 là sự kiện quan trọng tiếp nối những nỗ lực của Bộ Ngoại giao và Vietnam Economic Times trong sứ mệnh thúc đẩy kết nối, cập nhật và trao đổi thông tin, tăng cường mối liên kết giữa các bên liên quan, mở rộng hợp tác, tạo sức mạnh cộng hưởng cùng vượt qua thách thức, hướng tới các mục tiêu thịnh vượng và phát triển bền vững,” ông nói.

Cơ hội song hành cùng thách thức

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang ẩn chứa nhiều cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới. Theo ông, sự hủy diệt hay tái thiết đều sinh mới sẽ có thể mở thêm những cơ hội phi thường, bên cạnh thách thức lớn lao và tin tưởng thành công sẽ đến với các chủ thể bản lĩnh, hiểu biết và chủ động thích ứng với bối cảnh.

“Các khu vực kinh tế của Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước định hình rất rõ ràng về vai trò và sứ mệnh đóng góp. Trên cơ sở chủ trương định hướng và nền tảng pháp lý hiện hành, khu vực kinh tế FDI, cộng đồng doanh FDI có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để cùng hoạt động hiệu quả và đóng góp vì sự phát triển các địa phương và nền kinh tế Việt Nam,” ông Lộc đưa ra quan điểm.

Tại phiên thảo của Diễn đàn, nhiều lãnh đạo địa phương cùng đại diện các hiệp hội xúc tiến thương mại và doanh nghiệp bàn thảo và đánh giá về các dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 cùng những thay đổi của bối cảnh kinh tế thế giới mới, cũng như tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA).

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), Hiệp hội doanh nghiệp Anh (Britcham) và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) có chung đánh giá các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đang thực thi đã tạo sức hút lớn đối với các dòng đầu tư nước ngoài từ các thị trường hưởng lợi trong các hiệp định này. Thương hiệu và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên đáng kể trong giai đoạn vừa qua, là tiền đề quan trọng để giai đoạn tới các “cơ duyên” hợp tác của các địa phương với các nhà đầu tư cũng như giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham) và Trường đại diện Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO Hà Nội) đánh giá cao và cho rằng Việt Nam là “cứ điểm an toàn và phát triển.” Sự chuyên nghiệp và minh bạch tạo thuận lợi của các địa phương đang tạo động lực lớn để các nhà đầu tư dịch chuyển, mở rộng đầu tư những dự án ‘đầu não’ với hàm lượng công nghệ cao tại Việt Nam.

Về phía Chính phủ, Phó Thủ tướng nhìn nhận bên cạnh những thành tựu quan trọng, khu vực đầu tư nước ngoài cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Trong đó phải kể đến mức độ kết nối và lan tỏa của khu vực FDI đến khu vực đầu tư trong nước còn thấp. Việc thu hút và chuyển giao công nghệ từ FDI đến khu vực đầu tư trong nước vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Ngoài ra, thu hút FDI vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên và từ các tập đoàn đa quốc gia còn hạn chế cũng như hiện tượng một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về đầu tư hoặc chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường...

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tập trung giải quyết 4 vấn đề: Thứ nhất, quyết tâm giữ vững môi trường vĩ mô, chính trị xã hội ổn định, đây chính là một lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường và đại dịch COVID-19 vẫn còn là “ẩn số” khó đoán định.

Thứ hai, tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật theo hướng tăng cường tính minh bạch, lành mạnh, an toàn và hiệu quả, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, giúp tạo ra các kết nối thông minh, hiệu quả, giảm chi phí giao dịch, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế, nhất là tính minh bạch.

Thứ tư, song song với việc thu hút đầu tư, các địa phương sẽ tổ chức, hỗ trợ hiệu quả, kịp thời cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng các dự án với tốc độ nhanh nhất, thời gian ngắn nhất, hiệu quả nhất thông qua cải cách môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính và đặc biệt là những thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng…

“Chính phủ Việt Nam hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm ăn lâu dài, tôn trọng pháp luật và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Việt Nam. Thời gian tới, khu vực FDI sẽ vẫn tiếp tục là một động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng, phồn vinh của Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo, phát triển” Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,342
Động cơ
3,846,730 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ bộ trưởng Bộ NNPTNT nói rất đúng>:D<


Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Vẽ ra thì rất dễ nhưng thực hiện mới khó
24/04/2021 | 05:45

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, ở bất kỳ bài toán kinh tế nào thì cân đối nguồn lực là bài toán tối ưu nhất. Bởi chúng ta vẽ ra được các câu chuyện thì rất dễ nhưng thực hiện mới là khó.

Chiều ngày 23/4, Tại Hội nghị về các vấn đề phát triển lâm nghiệp và việc "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025", Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn cho biết, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 38% năm 2006 lên 41,89% năm 2019 và dự kiến đạt 42% năm 2020 với tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ 2,8 tỷ USD/năm giai đoạn 2006-2010 lên 13 tỷ USD năm 2020

Đáng chú ý, trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây, nêu rõ, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản sẽ đạt 18-20 tỷ USD vào năm 2025; đạt 23-25 tỷ USD vào năm 2030. Trong khi đó, giá trị tiêu thụ lâm sản thị trường trong nước năm 2025 phải đạt 5 tỷ USD, năm 2030 đạt 6 tỷ USD.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn tiếp tục đóng cửa rừng tự nhiên đến năm 2030, không khai thác gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Ông Trần Quang Bảo - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, cần thúc đẩy hình thành những DN lớn, khu công nghiệp lớn sản xuất và chế biến hiện đại mang tầm cỡ khu vực và thế giới để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, phát triển các hình thức thương mại hiện đại, cùng với xây dựng thương hiệu gỗ Việt, sử dụng nguồn gỗ hợp pháp và mở rộng thị trường xuất khẩu gỗ nhằm đảm bảo phát triển ổn định, bền vững.

Bên cạnh đó, sẽ phát triển thêm các nguồn thu từ dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng... Đặc biệt là dịch vụ du lịch sinh thái, các dịch vụ hấp thụ các-bon.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, lâm nghiệp hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác khi đề ra chiến lược bao giờ cũng phải giải quyết được câu chuyện: Bảo tồn và phát triển. Phát triển làm sao để không phá vỡ cái mà chúng ta bảo tồn, còn nếu bảo tồn mà đóng kín cửa hết thì lấy gì phát triển?.

Bàn về nguồn lực để phát triển, Bộ trưởng Hoan cho rằng: “từ ý tưởng tốt chúng ta sẽ tạo ra được nguồn lực, chứ không phải là có nguồn lực thì chúng ta mới có ý tưởng. Người lãnh đạo không phải là người nhận ngân sách về rồi đem ra cân, chia đều cho nhau. Một chiếc bánh ngân sách cho một ngành, một lĩnh vực hồi xưa giờ chúng ta quan niệm là làm sao chia bánh đó cho đều. Giờ lãnh đạo không phải là người chia chiếc bánh mà phải tư duy làm sao để chiếc bánh đó lớn lên, nở to ra”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, ở bất kỳ bài toán kinh tế nào thì cân đối nguồn lực là bài toán tối ưu nhất. Bởi, chúng ta vẽ ra được các câu chuyện thì rất dễ nhưng thực hiện mới là khó. Nếu không thực hiện được đó mãi là kế hoạch, là chiến lược. Do đó, chúng ta phải xác định được thứ tự ưu tiên, cần tập chung, phải suy nghĩ làm sao để tạo ra nguồn lực.

Bộ trưởng tin rằng, nếu có một chính sách tốt, có một ý tưởng khởi tạo tốt sẽ thu hút được nguồn lực từ xã hội, từ doanh nghiệp.
Theo ông Hoan, trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp, cần tính toán phát triển làm sao để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ này nhưng đừng làm tổn thương nhu cầu của thế hệ mai sau. Phải để con cháu chúng ta có hệ sinh thái rừng, có đa dạng sinh học,... từ đó ngẩng cao đầu với thế giới rằng “Việt Nam là đất nước xanh”.

Do đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định ông sẽ cùng với các bộ ban ngành, cùng với xã hội tạo lập được điều gì đó cao cả hơn là những con số đong đo đếm được, đó là khát vọng Việt Nam xanh, tạo lập hệ sinh thái bền vững, phát triển hệ sinh thái đa dạng sinh học.

“Chúng ta cần chứng minh với thế giới ta có một nên lâm nghiệp có trách nhiệm. Ngành lâm nghiệp Việt Nam không chỉ đeo đuổi lợi ích kinh tế mà còn giúp cân bằng các vấn đề xã hội, môi trường, hòa nhập vào tư duy của thế giới”, ông nhấn mạnh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top